sắt iii hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ

Sắt III Hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ? Nên bổ sung sắt nào?

11/06/2024 2284 lượt xem

Các sản phẩm bổ sung sắt hiện nay rất đa dạng, nhưng đa phần đều thuộc một trong hai nhóm: sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Mỗi loại sẽ có đặc tính hấp thu, hiệu quả, giá thành khác nhau. Trong đó sắt III Hydroxide polymaltose được chuyên gia khuyên dùng bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội. Vậy thực tế sắt III Hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sắt hữu cơ và sắt vô cơ là gì?

Tên gọi sắt hữu cơ và sắt vô cơ được phân biệt dựa trên nguồn gốc cấu tạo. Cụ thể như sau:

Sắt vô cơ

Sắt vô cơ được cấu tạo từ sự kết hợp của phân tử sắt và muối gốc vô cơ (ví dụ sắt sulfat, sắt clorua, sắt 3 pyrophosphate).  Đây là nguyên liệu dùng cho các sản phẩm bổ sung chất sắt hoặc thuốc trước đây.

Sắt vô cơ có giá thành khá thấp. Tuy nhiên, khả năng hấp thu của sắt này rất chậm nên dễ để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy. Nguyên nhân là do hàm lượng sắt nguyên tố quá cao nên cơ thể không hấp thu hết, gây lắng đọng trên đường tiêu hóa.

Ngoài ra, sắt vô cơ thường có vị tanh, khá khó uống nên không thường được sử dụng trong các sản phẩm bổ sắt cho trẻ nhỏ.

Sắt hữu cơ

Sắt hữu cơ là dạng muối kết hợp giữa gốc sắt và gốc muối hữu cơ, thường có nguồn gốc từ thực phẩm như cá, thịt, rau xanh, quả, ngũ cốc, hải sản,… Một số loại sắt hữu cơ điển hình như sắt amin, gluconat, fumarate,… Sắt hữu cơ lại được phân tiếp thành 2 loại: sắt hóa trị II và sắt hóa trị III.

Về khả năng hấp thu, sắt hữu cơ hấp thu tốt, sinh khả dụng cao. Vì thế người dùng ít khi gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, không kích ứng niêm mạc dạ dày ruột. Loại sắt này cũng ít tanh, hạn chế để lại mùi kim loại quá khó chịu.

phân biệt sắt hữu cơ và vô cơ
Phân biệt sắt hữu cơ và vô cơ

Sắt III Hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ?

Sắt III Hydroxide polymaltose là gì? Sắt III Hydroxide polymaltose là sự kết hợp của hydroxit sắt và muối polymaltose (dấn xuất polysaccharide). Công thức sắt (III) hydroxide polymaltose được biết đến là một phức hợp cao phân tử, có chứa sắt (III) hidroxit (Sắt có hóa trị III, Fe 3+, Fe(OH)3.H2) và cả chất mang polymaltose. Đây là sắt hữu cơ, có hóa trị III. Giống như nhiều loại sắt 3 cho bà bầu khác, sắt Hydroxide polymaltose khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành sắt II rồi mới có thể hấp thu tại ruột.

Đây là thành phần được sử dụng trong nhiều sản phẩm bổ sung sắt hiện nay, đặc biệt cho trẻ em và mẹ bầu, mẹ cho con bú. Sắt III Hydroxide polymaltose mang đầy đủ đặc điểm của một dạng sắt hữu cơ như hấp thu ổn định, hạn chế để lại tác dụng phụ, mùi vị dễ chịu hơn sắt vô cơ [1]Effectiveness of iron polymaltose complex in treatment and prevention of iron deficiency anemia in children: a systematic review and meta-analysis. Ngày truy cập: … Continue reading.

Khi sử dụng, ion polymaltose không giải phóng sắt ở dạng ion trong dạ dày. Thay vào đó nó được giải phóng từ từ và hấp thu chủ yếu ở ruột non. Nhờ độc tính thấp, khả năng dung nạp tốt nên tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày và tác dụng phụ được giảm thiểu đáng kể so với các dòng sắt khác.

Sắt sinh học – hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần

Sắt sinh học là khái niệm còn khá mới với nhiều người. Đây thực chất là loại sắt bao màng liposome. Tên gọi này được bắt nguồn từ cấu trúc liposome đặc trưng bao gồm nhân sắt kích thước nano phía bên trong. Bao màng bên ngoài là một hay nhiều lớp màng phospholipid kép tương tự màng tế bào.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sắt sinh học có khả năng hấp thu cao hơn sắt hữu cơ truyền thống đến 4,7 lần nhờ:

  • Do nhân sắt được bao bọc, bảo vệ vào ruột non, nhờ đó tránh bị hao hụt do các tác nhân khác, đặc biệt axit dịch vị dạ dày. Do đó gần như 100% hoạt chất sắt được mang đến vị trí cần hấp thu nên sinh khả dụng cao hơn nhiều lần so với sắt hữu cơ khác [2]Iron absorption and bioavailability in rats of micronized dispersible ferric pyrophosphate. Ngày truy cập: 28/5/2024.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15060895/
    .
  • Cơ thể hấp thu đa dạng: Các dòng sắt thông thường trên thị trường chỉ có 1 cơ thể hấp thu duy nhất là xuyên màng bằng cách khuếch tán hoặc qua trung gian vận chuyển. Trong khi đó, sắt sinh học được hấp thu với 4 cơ chế: cơ chế khuếch tán, cơ chế nhập bào, cơ chế hòa màng, cơ chế trao đổi lipid. Chính sự đa dạng này tiếp tục giúp Ferrolip tăng khả năng hấp thu lên nhiều lần.
  • Hấp thu tốt hơn sắt hữu cơ truyền thống 4,7 lần, so với khi chưa bao màng 3,5 lần: Đây là kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Quốc tế và Thiếu máu năm 2017. Theo đó, sắt sinh học hấp thu tốt hơn sắt fumarate phổ biến hiện nay 4,7 lần. So với sắt gluconat, sắt sinh học cao hơn 4,1 lần [3]Oral Liposomal Iron: A Treatment Proposal for Anemia. Ngày truy cập: 28/5/2024.
    https://www.researchgate.net/publication/332934167_Oral_Liposomal_Iron_A_Treatment_Proposal_for
    .

Ngoài ra, do nhân sắt được bao bọc bởi lớp màng kép nên khử hoàn toàn mùi tanh của nhân sắt. Do đó khi uống sắt sinh học, bạn hoàn toàn không cảm thấy vị kim loại khó chịu, ngay cả sau khi uống, bạn không bị tình trạng ợ hơi có mùi tanh.

Sắt bao màng liposome cũng có đặc tính giải phóng chậm và hấp thu từ từ theo nhu cầu của cơ thể. Do không giải phóng ồ ạt nên người dùng không gặp tình trạng kích ứng tiêu hóa, dư thừa hoặc tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, khó tiêu,…

Sắt liposome hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần
Sắt liposome hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần

>>> Xem thêm: Sắt Ferrolip với sắt hữu cơ loại nào tốt? 6 điểm nổi bật của Ferrolip

Nên uống sắt hữu cơ, sắt vô cơ hay sắt sinh học?

Vậy với những đặc tính trên, nên lựa chọn sắt hữu cơ, sắt vô cơ hay sắt sinh học? Đây là băn khoăn mà cho đến tận ngày nay nhiều người vẫn chưa giải đáp được. Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm của 3 loại sắt này để bạn có đánh giá tổng quan và chính xác hơn:

Ưu điểm Nhược điểm
Sắt vô cơ Hàm lượng sắt nguyên tố cao, lên đến hơn 20%. Khả năng hấp thu kém, dễ gây dư thừa sắt và để lại các tác dụng phụ như nóng trong, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân đen,…

Mùi tanh kim loại đặc trưng nên khó uống và dễ gây nôn trớ.

Sắt hữu cơ Khả năng hấp thu tốt, sinh khả dụng cao hơn sắt vô cơ.

Ít để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

Vẫn còn tình trạng nóng trong, táo bón khi sử dụng
Sắt sinh học Khả năng hấp thu tốt, sinh khả dụng cao hơn sắt hữu cơ.

Không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Không có dư vị kim loại khó chịu.

Giá thành cao

Với những đặc tính trên, sắt hữu cơ và sắt sinh học được nhiều người ưu tiên lựa chọn hơn cả. Đặc biệt với nhóm đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có cơ địa dạ dày nhạy cảm nên ưu tiên dùng sắt sinh học hơn.

Ferrolip – Sắt sinh học hấp thu cao, dễ uống cho mẹ bầu

Một trong những sản phẩm sắt sinh học nổi bật trên thị trường hiện nay phải kể đến Ferrolip – sản phẩm bổ sung sắt hấp thu cao, dễ uống cho mẹ bầu. Sản phẩm mang đầy đủ những đặc tính nổi trội của sắt sinh học như khả năng hấp thu tốt, ít để lại tác dụng phụ, hương vị dễ uống. Ngoài ra, Ferrolip còn có một số điểm khác biệt đó là:

  • Đạt chứng nhận hương vị cao cấp: Đây là đánh giá do Viện thẩm định hương vị quốc tế chứng nhận. Ngoài việc che dấu hoàn toàn vị tanh kim loại, Ferrolip còn bổ sung thêm hương chanh thanh dịu, thơm ngon nên dễ uống hơn rất nhiều.
  • Dạng bột buccal tan ngay trong miệng: Với dạng bào chế này, người dùng chỉ cần đổ từ từ gói bột sắt vào miệng. Bột sắt sẽ được nước bọt hòa tan mà không cần uống thêm nước.
  • Hàm lượng lý tưởng: Mỗi gói bột buccal bổ sung 30mg nguyên tố sắt. Đây là hàm lượng lý tưởng dễ dàng ghép liều hoặc đáp ứng đủ nhu cầu của nhiều đối tượng như mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, trẻ dậy thì, người cao tuổi, vận động viên,…
Sắt sinh học Ferrolip đạt Hương vị cao cấp
Sắt sinh học Ferrolip đạt Hương vị cao cấp

Nhờ những điểm trên, Ferrolip giúp bổ sung sắt chuyên biệt cho nhiều thành viên trong gia đình một cách an toàn, hiệu quả. Nhờ đó sản phẩm phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, đồng thời bảo vệ sức khỏe bà bầu trong suốt thai kỳ.

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đọc chắc hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Sắt III hydroxide polymaltose là sắt hữu cơ hay vô cơ”. Nếu bạn còn các thắc mắc liên quan đến sắt hoặc thực phẩm bổ sung, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 Effectiveness of iron polymaltose complex in treatment and prevention of iron deficiency anemia in children: a systematic review and meta-analysis. Ngày truy cập: 28/5/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7811280/
2 Iron absorption and bioavailability in rats of micronized dispersible ferric pyrophosphate. Ngày truy cập: 28/5/2024.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15060895/
3 Oral Liposomal Iron: A Treatment Proposal for Anemia. Ngày truy cập: 28/5/2024.
https://www.researchgate.net/publication/332934167_Oral_Liposomal_Iron_A_Treatment_Proposal_for

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫