Nịt bụng là một trong những cách giúp mẹ cải thiện vóc dáng sau sinh, đặc biệt là vòng 2. Thế nhưng có một số ý kiến cho rằng sau sinh mẹ nịt bụng sẽ bị ảnh hưởng đến tử cung, đặc biệt là sa tử cung. Vậy nịt bụng sau sinh có bị sa tử cung không? Làm thế nào để nịt bụng đúng cách? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Nịt bụng sau sinh có tốt không?
Nịt bụng sau sinh được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi phương pháp này tuy đơn giản nhưng mang lại những hiệu quả bất ngờ trong việc cải thiện vóc dáng sau sinh. Một số lợi ích mà việc nịt bụng sau sinh mang lại [1]Postpartum Belly Wraps: Risks, Benefits, Types, and Safety. Truy cập ngày 20/11/2024.
https://www.webmd.com/baby/what-is-postpartum-belly-wrap có thể kể đến như:
- Giúp phụ nữ tự tin hơn: Sau khi sinh, cơ thể thường bị chảy xệ và tích mỡ nhiều hơn do đó cần thời gian để cơ và da hồi phục. Việc sử dụng đai nịt bụng sau sinh giúp các mẹ cảm thấy tự tin hơn với vóc dáng của mình, giảm thiểu cảm giác tự ti, buồn phiền không cần thiết.
- Hỗ trợ phục hồi cơ bụng: Bụng phụ nữ sau sinh thường xẹp đi nhưng cơ và da mất độ săn chắc, cần thời gian để tái tạo. Đai nịt bụng giúp cố định da và cơ bụng đúng vị trí, từ đó tăng tốc độ hồi phục.
- Giữ ổn định vùng giữa ngực và lưng: Đai nịt bụng còn giúp hạn chế chuyển động của da ở khu vực giữa ngực và lưng, giúp ngăn ngừa rạn da, cải thiện độ đàn hồi và thúc đẩy phục hồi da hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ phục hồi cho mẹ sinh mổ: Đối với phụ nữ sinh mổ, đeo đai nịt bụng giúp giảm đau khi ho, cười hoặc vận động, đồng thời bảo vệ vết mổ không bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Tự tin khi diện trang phục: Sử dụng đai nịt bụng giúp các mẹ dễ dàng mặc lại quần áo trước khi mang thai, tiết kiệm chi phí mua đồ mới và thêm phần tự tin khi chọn trang phục.
- Giảm áp lực cho lưng: Sau khi sinh, lưng dễ gặp vấn đề do chịu áp lực lớn khi mang thai. Đeo đai nịt bụng giúp hỗ trợ lưng, giảm đau và duy trì tư thế thẳng.
Bên cạnh những lợi ích, sử dụng đai nịt bụng sau sinh sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn:
- Gây ảnh hưởng tiêu hóa: Đai nịt bụng bó chặt có thể gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược axit, ợ nóng, đầy hơi và tổn thương hệ tiêu hóa. Đặc biệt, những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề tiêu hóa khác có thể gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tuần hoàn máu: Việc đeo đai quá sớm hoặc không đúng cách có thể khiến máu lưu thông kém, gây khó thở, chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu do thiếu oxy cung cấp đến các cơ quan.
- Ảnh hưởng vết mổ sau sinh: Đối với mẹ sinh mổ, việc sử dụng đai nịt bụng quá sớm có nguy cơ làm vết mổ lâu lành hơn, thậm chí gây rách, nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Ứ đọng sản dịch: Đeo đai khi sản dịch chưa ra hết có thể dẫn đến ứ đọng, ảnh hưởng sự co hồi của dạ con, gây nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ.
- Dị ứng da và mẩn đỏ: Đai nịt bụng có thể gây kích ứng, nổi mẩn ngứa [2]Postpartum Belly Wraps: Risks, Benefits, Types, and Safety. Truy cập ngày 20/11/2024.
https://www.webmd.com/baby/what-is-postpartum-belly-wrap, nhất là với phụ nữ có làn da nhạy cảm hoặc dễ ra mồ hôi, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và bít tắc lỗ chân lông. - Gây biến đổi cấu trúc xương: Sử dụng đai trong thời gian dài có thể khiến cấu trúc xương sườn bị biến dạng, gây khó thở và làm giảm sức khỏe tổng thể.
Nịt bụng sau sinh có bị sa tử cung không?
Nhiều ý kiến cho rằng nịt bụng sau sinh mặc dù mang lại vóc dáng đẹp nhưng sẽ gây sa tử cung. Thực tế, đeo nịt bụng sau sinh không trực tiếp gây ra sa tử cung, nhưng nếu sử dụng sai cách, nó có thể làm tăng nguy cơ gặp vấn đề này.
Sa tử cung xảy ra khi các cơ và mô nâng đỡ tử cung bị yếu, thường do áp lực lớn lên vùng chậu sau sinh hoặc cơ sàn chậu chưa kịp phục hồi [3]Uterine prolapse – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 20/11/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458. Việc sử dụng đai nịt bụng quá sớm, đặc biệt là siết chặt, có thể tạo áp lực lớn lên vùng bụng và vùng chậu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và quá trình phục hồi tự nhiên. Sa tử cung là tình trạng rất nghiêm trọng khi tử cung, bọng tiểu, hậu môn bị xệ xuống qua âm đạo.Tình trạng này khiến cho tử cung và âm đạo trở nên yếu hơn và dễ bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Kinh nghiệm nịt bụng sau sinh để không bị sa tử cung
Mẹ cần dùng đai nịt bụng đúng cách để mang lại hiệu quả cải thiện vóc dáng và phòng tránh tình trạng sa tử cung sau sinh:
- Ko đeo nịt bụng quá sớm sau sinh: Đối với mẹ sinh thường, mẹ cần đợi khoảng 20 ngày cho đến khi hết sản dịch thì mới nên đeo đai. Đối với mẹ sinh mổ muốn nịt bụng, mẹ chỉ nên nịt sau 2 – 3 tháng hoặc khi vết thương lành hẳn để tránh cọ xát gây đau đớn và nhiễm trùng vết mổ.
- Ko nịt bụng quá lâu trong ngày: Mẹ không nên đeo đai nịt trong nhiều giờ liên tục, đặc biệt không nên đeo nịt bụng ban đêm khi ngủ.
- Chọn đai phù hợp cơ thể: Mẹ cần chọn size đai phù hợp với cơ thể, không nên đeo nịt quá chật gây hại cho cơ thể.
- Tăng dần thời gian nịt bụng để cơ thể kịp thích nghi
- Kết hợp chế độ ăn uống điều độ, luyện tập thể thao để cơ thể sớm lấy lại vóc dáng
- Ngưng đeo đai nếu cơ thể cảm thấy khó chịu, vết mổ bị nhiễm trùng, đau,…
- Vệ sinh đai nịt bụng thường xuyên
Câu hỏi thường gặp về nịt bụng sau sinh
Nịt bụng sau sinh có ảnh hưởng đến buồng trứng không?
Theo các chuyên gia, nịt bụng không gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Lớp mỡ bụng dưới được sinh ra để bảo vệ tử cung và các cơ quan sinh sản bên trong. Đai nịt bụng chỉ có tác dụng lên vùng mỡ bên ngoài chứ không làm mất hoàn toàn lượng mỡ bên trong. Do đó việc đeo đai nịt bụng không ảnh hưởng đến buồng trứng. Tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh không nên vì muốn nhanh lấy lại vóc dáng mà lạm dụng đai nịt bụng, đeo quá lâu và quá sớm. Điều này sẽ dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Sa tử cung do nịt bụng sai cách có điều trị được không?
Sa tử cung do nịt bụng sai cách có thể điều trị được tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, độ tuổi, sức khỏe và mong muốn sinh con trong tương lai của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sa tử cung hiệu quả:
- Tập cơ sàn chậu: Các bài tập Kegel là phương pháp đơn giản giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, giúp nâng đỡ tử cung tốt hơn. Phương pháp này rất dễ thực hiện và phù hợp với những người bị sa tử cung ở mức độ nhẹ.
- Đặt vòng nâng tử cung trong âm đạo: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị vừa vặn bên trong âm đạo nhằm giữ tử cung đúng vị trí. Phương pháp này thường được sử dụng ở các mức độ từ trung bình đến nặng.
- Liệu pháp thay thế estrogen: Phương pháp này có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đông máu, bệnh túi mật, ung thư vú. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều trị sa tử cung bằng phương pháp này.
- Phẫu thuật bằng cách cắt tử cung và sửa chữa sa tử cung: Cắt tử cung được áp dụng với những trường hợp sa tử cung nặng. Bác sĩ sẽ cắt toàn bộ tử cung hoặc một phần của tử cung tùy thuộc vào tình trạng cơ thể người bệnh. Phụ nữ thực hiện phương pháp phẫu thuật này sẽ không thể mang thai được nữa.
- Phẫu thuật treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo: Phương pháp này được thực hiện để treo tử cung, phục hồi sự nâng đỡ tử cung và cấu trúc của sàn chậu. Phương pháp phẫu thuật tiên tiến này hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên nhiều nước vì đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và đạt được hiệu quả cao trong điều trị sa tử cung.
Bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp nịt bụng sau sinh có bị sa tử cung không. Hy vọng qua bài viết, mẹ sẽ biết cách nịt bụng lấy lại vóc dáng mà vẫn đảm bảo được sức khỏe. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe mang thai và sinh con nhé!
References
↑1, ↑2 | Postpartum Belly Wraps: Risks, Benefits, Types, and Safety. Truy cập ngày 20/11/2024. https://www.webmd.com/baby/what-is-postpartum-belly-wrap |
---|---|
↑3 | Uterine prolapse – Symptoms and causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 20/11/2024. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458 |