Nịt bụng là phương pháp phổ biến được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để lấy lại vòng eo thon gọn. Tuy nhiên, đối với sinh mổ, việc này cần được thực hiện đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp giải đáp chi tiết liệu sinh mổ bao lâu thì nịt bụng được cũng như cách nịt bụng an toàn cho mẹ.
Có nên nịt bụng sau sinh mổ không?
Đa số mẹ sau sinh thường có vòng 2 kém thon gọn. Do đó nịt bụng thường là phương pháp mang đến nhiều lợi ích như:
- Giúp ép và cố định phần thân quanh bụng và ngực, từ đó ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa.
- Định hình vòng eo, giúp cơ thể cảm giác thon gọn, thanh mảnh hơn.
- Nâng đỡ cột sống, vừa giúp ngăn ngừa lệch vẹo cột sống, vừa giúp giảm đau vùng lưng dưới [1]The 5 Reasons You Need a Pregnancy Belly Band. Ngày truy cập: 17/11/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/belly-band-benefits.
- Giúp hỗ trợ sàn chậu hiệu quả. Nguyên nhân do các cơ quan đã bị di chuyển và thay đổi trong quá trình mang thai để tạo không gian cho em bé đang lớn lên. Nịt bụng hay đai quấn bụng sau sinh có thể tạo lực nén nhẹ nhàng giúp giữ cố định các cơ, đưa chúng trở lại vị trí cũ trong quá trình hồi phục của mẹ sau sinh [2]What Is a Postpartum Belly Wrap? Ngày truy cập: 17/11/2024.
https://www.webmd.com/baby/what-is-postpartum-belly-wrap.
Đây cũng là phương pháp rất đơn giản, giúp mẹ điều chỉnh vóc dáng ngay cả những lúc bận rộn. Chính vì những lợi ích trên nên nhiều mẹ băn khoăn có nên nịt bụng sau sinh mổ không? Bởi nếu nịt bụng không đúng cách hoặc quá sớm hoàn toàn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe, đặc biệt gây áp lực lên vết mổ. Lực nén từ đai bụng có thể làm tổn thương hoặc gây đau đớn tại vùng mổ, thậm chí làm chậm quá trình liền sẹo. Do đó sau khi sinh em bé mẹ không thể tự do đeo nịt bụng mà phải có sự cân nhắc về thời gian thích hợp
Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?
Thông thường, chị em sau sinh mổ nên đợi khi vết mổ lành lặn hẳn thì mới nên dùng đai để không bị đau hoặc tổn thương vết mổ. Cơ bản vết mổ lành được khoảng 80% thì mẹ có thể sử dụng được đai nịt bụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa mỗi mẹ bỉm mà thời gian sử dụng đai nịt bụng sẽ khác nhau:
- Từ 6 – 8 tuần sau sinh: Đây là thời điểm tối thiểu để vết mổ bên ngoài lành hẳn. Tuy nhiên, bên trong vẫn cần thêm thời gian để hồi phục. Lúc này mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn bắt đầu thời gian nịt bụng.
- Từ 2 – 3 tháng trở đi: Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo thời điểm an toàn để nịt bụng là 2 – 3 tháng. Lúc này, vết mổ đã ổn định hơn trước và việc nịt bụng có thể bắt đầu với tần suất nhẹ nhàng.
Mẹ bỉm lưu ý, không nên nịt bụng quá sớm. Nịt bụng trước 6 tuần có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm rách vết mổ. Hãy kiên nhẫn để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Cách nịt bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu quả
Để nịt bụng sau sinh một cách an toàn, mẹ cần đánh giá tình trạng hồi phục của cơ thể, đặc biệt là vết mổ. Sau đó mẹ tiến hành nịt bụng theo tần suất tăng dần:
- Tháng đầu tiên: Mẹ chỉ nên nịt bụng từ 1 – 2 giờ mỗi ngày để cơ thể bắt đầu thích nghi với sự o ép từ chiếc đai nịt. Đồng thời mẹ bỉm không nên thắt đai quá chặt, ưu tiên các loại đai mềm, co giãn tốt, size phù hợp.
- Sau 3 tháng: Lúc này thời gian nịt bụng có thể tăng lên 2 – 3 giờ/ngày. Mẹ cũng nên kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để hỗ trợ giảm mỡ bụng.
- Sau 6 tháng: Thời gian đeo nịt bụng lý tưởng nhất là 4 – 6 giờ/ngày. Mẹ vẫn nên kết hợp ăn uống khoa học và tập luyện thể dục đều đặn để mang lại hiệu quả tối ưu.
Nhìn chung, đai nịt bụng mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, bất kể điều gì cũng có ưu nhược điểm riêng. Để tránh tác dụng phụ không mong muốn, mẹ nên tham khảo và tuân thủ thời gian đeo và cách dùng nịt bụng sao cho đúng cách và hiệu quả.
Lưu ý khi nịt bụng sau sinh mổ
Để đảm bảo việc sử dụng nịt bụng an toàn và hiệu quả nhất, mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Không nịt khi cơ thể chưa phục hồi hẳn: Nịt bụng quá sớm khi vết mổ chưa lành hẳn có thể gây nguy hiểm. Hãy kiểm tra với bác sĩ để biết thời điểm phù hợp.
- Không nịt bụng sau khi ăn no: Việc nịt bụng ngay sau ăn có thể gây áp lực lên dạ dày, làm gián đoạn quá trình tiêu hóa. Tốt nhất hãy đợi 1 – 2 giờ sau bữa ăn mẹ mới nên tiếp tục quá trình nịt bụng.
- Chọn size phù hợp, không nên nịt chặt quá: Ưu tiên hàng đầu là sử dụng đai bụng có kích thước vừa vặn, tránh gây khó chịu, sau tử cung, thoát vị hoặc cản trở tuần hoàn máu ((How Belly Binding Can Help With Recovery After Delivery. Ngày truy cập: 17/11/2024.
https://www.healthline.com/health/postpartum-belly-binding)). - Không nịt bụng lúc ngủ: Ban đêm là thời gian để cơ thể thư giãn hoàn toàn. Nịt bụng trong lúc ngủ có thể khiến giấc ngủ không còn được ngon giấc đồng thời sự lưu thông máu trở nên khó khăn.
- Vệ sinh đai bụng thường xuyên: Đai bụng cũng như quần áo hàng ngày, cần được làm sạch định kỳ để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm da, nhiễm khuẩn, đặc biệt với mẹ bỉm tiết nhiều mồ hôi.
- Kiên trì sử dụng đều đặn: Giảm cân bằng nịt bụng cần sự kiên trì và kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện phù hợp. Việc này là cả quá trình phấn đấu nỗ lực của mẹ bỉm.
- Dừng lại nếu có bất kỳ sự cố bất thường nào: Nếu có dấu hiệu đau nhức, khó chịu hoặc vết mổ đỏ tấy, mẹ cần dừng ngay lập tức việc nịt bụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Như vậy, nịt bụng sau sinh mổ sẽ thực sự mang lại hiệu quả giảm cân và vòng eo nếu mẹ bỉm thực hiện đúng cách và đúng thời điểm. Sinh mổ bao lâu thì nịt bụng cũng như nịt bụng như thế nào phụ thuộc vào những điều mẹ lắng nghe cơ thể mình. Mẹ cần nhớ sức khỏe vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Nếu mẹ muốn tìm hiểu kỹ hơn các bước chăm sóc sức khỏe sau sinh, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
References
↑1 | The 5 Reasons You Need a Pregnancy Belly Band. Ngày truy cập: 17/11/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/belly-band-benefits |
---|---|
↑2 | What Is a Postpartum Belly Wrap? Ngày truy cập: 17/11/2024. https://www.webmd.com/baby/what-is-postpartum-belly-wrap |