Vì sao bà bầu không được rướn người

Vì sao bà bầu không được rướn người? 7 tư thế kiêng kỵ cần lưu ý

21/06/2024 2077 lượt xem

Các mẹ thường truyền tai nhau rằng khi mang thai thì không được rướn người. Vậy vì sao bà bầu không được rướn người? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc kể trên và đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu khi mang thai.

Vì sao bà bầu không được rướn người?

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu cần kiêng kỵ việc nhón chân, rướn người để với tay lên cao hay ra xa… Nguyên nhân được cho là nếu rướn người như vậy thì em bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn vào cổ, hiện tượng này còn được gọi là “hoa quấn cổ”.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng việc mẹ bầu rướn người không liên quan đến hoa quấn cổ. Nguyên nhân dẫn đến việc dây rốn quấn cổ thai nhi là do cấu trúc sinh lý của bụng mẹ và hoạt động thay đổi tư thế của em bé trong bụng mẹ. Đặc biệt với những thai nhi khỏe mạnh và hiếu động, thường xuyên xoay lộn trong bụng mẹ thì có thể gặp nguy cơ cao bị dây rốn quấn cổ do vận động.

Vì sao bà bầu không được rướn người?
Vì sao bà bầu không được rướn người?

Mặt khác, rướn người sẽ làm tăng áp lực lên thành bụng mẹ, khiến cả mẹ và em bé đều cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu có thể bị mất thăng bằng và gia tăng nguy cơ bị té ngã, gây nguy hiểm tới an toàn của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên thực hiện các động tác rướn người để tránh gặp phải những tình huống rủi ro không nên có.

Bà bầu rướn người có nguy hiểm không?

Như ở trên đã chỉ rõ, rướn người không gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nó có thể là nguyên nhân gián tiếp làm mẹ té ngã, chấn thương. Một số trường hợp mẹ bầu có thói quen rướn người khi ngủ hoặc vô tình rướn người mà không hề biết. Nguyên nhân mẹ bầu rướn người khi ngủ có thể là do mất ngủ hoặc xoay người để giảm mỏi lưng, đau nhức cơ thể do áp lực bởi sức nặng của thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài làm thai nhi trong bụng mẹ cảm thấy khó chịu vì chịu tác động của áp lực sức rướn. Một số trường hợp rướn người quá đột ngột có thể làm các cơ co thắt gây ra tình tình trạng chuột rút.

Mẹ bầu không nên rướn người để với vật trên cao
Mẹ bầu không nên rướn người để với vật trên cao

Sau đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng rướn người khi ngủ:

  • Trước khi ngủ mẹ hãy nằm nghiêng bên trái để tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ dễ dàng hơn. Từ đó mẹ cũng giảm được tình trạng tê mỏi và không phải rướn người để thay đổi tư thế.
  • Dùng gối ôm khi ngủ: Một số loại gối có thể dùng để mẹ bầu gác chân hoặc dựa lưng khi nằm ngủ, tránh được tình trạng tê mỏi. Mẹ bầu khi dùng gối có thể ngủ ngon giấc hơn và từ đó giảm được tình trạng thay đổi tư thế, rướn người khi ngủ.
  • Tập thể dục nhịp nhàng mỗi ngày theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế để rèn luyện sức khỏe, có một cơ thể dẻo dai thì mẹ bầu sẽ hạn chế được tình trạng tê mỏi khi ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện rõ rệt khi tập thể dục đều đặn.

Có bầu đêm ngủ hay rướn người có sao không?

Rướn người khi ngủ vào ban đêm là nhu cầu bình thường của phụ nữ khi mang thai để thay đổi tư thế giúp giảm đau nhức, tê mỏi. Đối với câu hỏi có bầu ngủ đêm có rướn người được không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Thực tế, rướn người khi ngủ không gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Ngược lại, mẹ bầu được khuyến khích nên làm như vậy để tăng cường sức mạnh cho cơ bụng. Khi cơ bụng khỏe thì mẹ sẽ hạn chế được các cơn đau lưng do thai phát triển.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu rướn người khi ngủ đêm có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày, chuột rút, căng cơ khi mẹ thay đổi tư thế. Do đó khi rướn người thay đổi tư thế, mẹ cần thay đổi một cách từ từ để cơ thể thích nghi, tránh thay đổi đột ngột dễ khiến mẹ bị chuột rút.

7 tư thế kiêng kỵ khi mang thai dành cho mẹ

Bên cạnh thói quen rướn người, một số tư thế khác cũng được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng mẹ. Sau đây là 7 tư thế kiêng kỵ khi mang thai mà các mẹ nên lưu ý:

  • Nhón chân: Vì sao mẹ bầu không được với tay cao và nhón chân? Việc mẹ bầu nhón chân có thể làm cơ thể mất thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã. Bên cạnh đó, một số trường hợp mẹ bầu bụng to nhón chân để với đồ vật trên cao cũng có thể dễ bị đồ vật rơi vào người gây nguy hiểm.
  • Leo trèo: Mẹ bầu tuyệt đối không được leo trèo vì hành động này cũng có thể gây té ngã, rất nguy hiểm khi đang mang thai.
  • Ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu: Đây là những thói quen không tốt vì ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu mà không vận động cơ thể có thể gây chèn ép các mạch máu và cản trở hoạt động của hệ tuần hoàn. Một tình trạng hay gặp khi mẹ bầu ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế đó là giãn tĩnh mạch gây phù chân.
  • Ngồi xổm: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Cũng tương tự như việc rướn người, ngồi xổm có thể làm tăng áp lực lên thành bụng và tử cung, ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng mẹ. Do đó mẹ bầu không nên ngồi xổm, thay vào đó các mẹ nên dùng ghế tựa sau lưng sao cho thoải mái nhất khi mang thai.
  • Nằm ngửa khi ngủ ở những tháng cuối của thai kỳ: Ở giai đoạn này, bụng mẹ thường rất to và việc nằm ngửa khi ngủ có thể làm tăng áp lực lên thành mạch máu, cột sống, giảm tuần hoàn… ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, thay vì nằm ngửa thì các mẹ hãy đổi sang tư thế nằm nghiêng bên trái để hệ tuần hoàn máu được lưu thông, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Gập người: Mẹ bầu không nên thực hiện các động tác gập người, khom lưng vì có thể chèn ép lên dây thần kinh cột sống gây tê mỏi, đau lưng.
  • Hoạt động mạnh, mang vác nặng: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu lưu ý không được hoạt động mạnh hoặc mang vác nặng, lao động quá sức vì có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai, ví dụ như tình trạng sinh non. Một số trường hợp mang vác nặng, làm việc quá sức còn đe dọa tới sự an toàn của thai nhi trong bụng mẹ.
Mẹ bầu không nên mang vác vật nặng
Mẹ bầu không nên mang vác vật nặng

>>Xem thêm: 30 điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai mẹ cần lưu ý

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Vì sao bà bầu không được rướn người” và những tư thế mẹ bầu cần kiêng kỵ khi mang thai. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 636 985 hoặc website Ferrolip.vn để được giải đáp chính xác và chi tiết nhất.

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫