uong-sat-vao-luc-nao-trong-ngay

Bầu uống sắt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất? Bí quyết cho mẹ tại đây

19/02/2023 33 lượt xem

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, có đến 36,5% mẹ bầu tại Việt Nam bị thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Cùng Ferrolip Việt Nam tìm hiểu cách bổ sung sắt chuẩn khoa học, uống sắt lúc nào trong ngày là hấp thu tốt nhất trong bài viết dưới đây.  

Tầm quan trọng của sắt trong thai kỳ

Sắt là khoáng chất quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo máu và vận chuyển các chất trong cơ thể. Khi mang thai, vai trò của sắt lại càng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.

Vai trò của sắt đối với mẹ bầu

Bình thường, phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn nhiều so với nam giới. Bởi thường xuyên bị mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Đến khi mang thai, thể tích máu của mẹ phải tăng gấp đôi để đáp ứng sự hình thành, phát triển của bào thai. Do đó, bổ sung sắt khi mang thai có vai trò rất quan trọng:

  • Tăng cường tạo máu, giảm nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt. Sắt khi mang thai sẽ giúp tăng tổng hợp hemoglobin. Từ đó giảm nguy cơ mệt mỏi do thiếu máu, sảy thai hoặc sinh non.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tăng cường quá trình chuyển hóa và tăng sản xuất tế bào bạch cầu của cơ thể.
bo-sung-sat-giup-me-khoe-va-be-phat-trien
Bổ sung đủ sắt khi mang thai giúp mẹ khỏe và bé phát triển tốt nhất

Vai trò của sắt đối với thai nhi

Mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sắt mang lại rất nhiều tác dụng tích cực cho thai nhi:

  • Tăng cường cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi thông qua nhau thai. Giúp con có đủ chất để hình thành, phát triển tốt nhất.
  • Là dưỡng chất quan trọng tham gia quá trình hình thành, phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Vì vậy, bổ sung đủ sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển toàn diện.
  • Là nguồn sắt dự trữ cho bé trong 4 – 6 tháng đầu đời. [1]The Benefits and Risks of Iron Supplementation in Pregnancy and Childhood. Truy cập ngày 28/02/2023.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173188/

Bà bầu uống sắt vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?

Bổ sung đủ sắt có vai trò quan trọng với mẹ và bé trong thai kỳ. Nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết bổ sung sắt đúng cách, uống sắt vào lúc nào thì hấp thu tốt nhất.

Theo khuyến cáo từ WHO, trong giai đoạn mang thai mẹ cần bổ sung tối thiểu 30mg sắt mỗi ngày. Khi bổ sung sắt, nên uống vào lúc bụng đói, tốt nhất là trước hoặc sau ăn 30 phút đến 1 tiếng. Như vậy sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của các thực phẩm khác tới quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.

Mẹ cũng cần lưu ý nên bổ sung sắt vào buổi sáng hoặc chậm nhất là buổi trưa. Hạn chế uống sắt vào buổi tối. Nguyên nhân là do vào buổi tối, hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động rất chậm, dẫn đến giảm đáng kể khả năng hấp thu sắt. Lượng sắt dư thừa không được hấp thu hết sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nóng trong, táo bón và nhiều tác dụng không mong muốn. [2]Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 28/02/2023.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation

uong-sat-vao-buoi-sang
Mẹ bầu nên uống sắt vào buổi sáng để hấp thu tốt nhất

Lưu ý khi uống sắt cho bà bầu

Ngoài vấn đề uống sắt vào lúc nào hấp thu tốt nhất thì mẹ bầu bổ sung sắt cũng cần lưu ý:

Uống sắt bao lâu thì ngưng?

Lo lắng bổ sung liên tục sẽ gây ra tình trạng thừa sắt nên nhiều mẹ bầu thắc mắc “Uống sắt bao lâu thì ngưng?”. Đa số các mẹ đều lựa chọn bổ sung sắt trong thai kỳ và 3 – 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên theo khuyến cáo từ chuyên gia, mẹ nên bổ sung sắt trước khi mang thai 3 tháng với liều 15 – 18mg/ngày. Điều này sẽ giúp tăng chất lượng trứng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ.

Khi mang thai, nhu cầu sắt của mẹ tăng lên 30 – 60mg sắt mỗi ngày để đáp ứng sự phát triển của em bé. Sau sinh, nhu cầu sắt của mẹ giảm xuống còn 10 – 15mg/ngày. Bổ sung sắt trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ hồi phục sau sinh và duy trì chất lượng sữa tốt nhất.

Như vậy, sắt là một trong số ít những dưỡng chất mẹ cần bổ sung từ 3 tháng trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và tối thiểu 3 tháng sau sinh. Tùy vào mỗi giai đoạn mà nhu cầu sắt của mẹ là khác nhau. Tuy nhiên mẹ nên bổ sung sắt đủ hàm lượng và đủ thời gian theo khuyến cáo để có tác dụng tốt nhất.

Sau khi uống sắt nên ăn gì?

Để tăng khả năng hấp thu, sau khi uống sắt mẹ nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin C:

  • Cam, quýt, bưởi,… Một cốc nước cam sẽ hỗ trợ tăng cường hấp thu sắt rất tốt.
  • Các loại quả mọng: Kiwi, dâu tây, cà chua,…
  • Một số loại rau xanh: Bông cải xanh, cải kale, ớt chuông,…

Vitamin C trong các thực phẩm này giúp tạo điều kiện tốt nhất để cơ thể hấp thu sắt. Từ đó tăng hiệu quả và giảm bớt các tác dụng phụ khó chịu từ việc bổ sung sắt cho mẹ bầu.

uong-nuoc-cam-giup-hap-thu-sat-hieu-qua
Uống nước cam giúp hấp thu sắt hiệu quả hơn

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Khả năng hấp thu sắt của cơ thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thành phần khác. Do đó khi uống sắt mẹ nên hạn chế bổ sung các thực phẩm:

  • Các thực phẩm có chứa nhiều canxi: Sữa, phô mai, tôm, cá,… hoặc các sản phẩm vitamin bầu có chứa canxi. Bởi Canxi sẽ cản trở khả năng hấp thu của sắt trong cơ thể.
  • Các thực phẩm có chứa tanin: Trà, cà phê,… Do tanin làm ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
  • Các đồ ăn cay nóng sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng, khó chịu khi bổ sung sắt.
  • Thực phẩm nhiều chất xơ: Khoai lang, chuối, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp giảm độ acid dịch vị dạ dày. Từ đó giảm khả năng hấp thu sắt và tăng cảm giác đầy hơi, khó tiêu.

Uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, sắt và canxi là hai loại khoáng chất không nên uống cùng nhau. Nguyên nhân là do canxi làm cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể. Bổ sung đồng thời hai chất này vừa giảm hiệu quả, vừa dễ dẫn đến các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa cho mẹ bầu.

Vậy uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Mẹ bầu nên uống sắt và canxi cách nhau tối thiểu 2 giờ để đảm bảo an toàn nhất. Mẹ có thể lựa chọn uống canxi vào buổi sáng, sau ăn 30 phút. Sau đó bổ sung sắt vào buổi trưa, trước hoặc sau ăn 30 phút. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng hấp thu cho cả hai chất và duy trì dinh dưỡng tốt nhất. [3]Calcium and iron absorption–mechanisms and public health relevance. Truy cập ngày 01/03/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21462112/

me-bau-nen-uong-sat-va-canxi-cach-nhau-2-gio
Mẹ bầu nên uống sắt và canxi cách nhau 2 giờ

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung loại sắt và canxi có khả năng hấp thu toàn diện vào cơ thể. Trong đó, Sắt sinh học Ferrolip và Canxi Aplicaps Menacal đang được bác sĩ sản khoa đánh giá cao và nhiều mẹ bầu lựa chọn.

  • Ferrolip – Sắt sinh học từ Châu Âu: Dạng buccal tan ngay trong miệng, uống trực tiếp hương chanh thơm ngon, không vị sắt khó chịu, hấp thu cao và không táo bón, không tác dụng phụ. Bổ sung đủ sắt cho mẹ trong suốt thai kỳ
  • Aplicaps Menacal – Canxi tự nhiên từ Tảo đỏ và San hô kết hợp với vitamin D3&K2. Hấp thu tối ưu canxi mà không lo nóng – táo, không lắng đọng. Giúp mẹ xua tan đau mỏi sau 2 tuần sử dụng và cho con phát triển toàn diện hệ khung xương
sat-ferrolip-va-canxi-aplicaps-menacal
Sắt sinh học Ferrolip và Canxi tự nhiên Aplicaps Menacal

Sắt là khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu cần lưu ý bổ sung sắt đúng liều lượng, thời điểm uống sắt lúc nào hấp thu tốt. Vừa để đảm bảo hiệu quả, hấp thu vừa hạn chế các tác dụng phụ khó chịu.

Nếu mẹ có các thắc mắc về chế độ dinh dưỡng, các chất cần bổ sung khi mang thai và sau sinh, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985 để được tư vấn chi tiết.

References

References
1 The Benefits and Risks of Iron Supplementation in Pregnancy and Childhood. Truy cập ngày 28/02/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7173188/
2 Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 28/02/2023.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation
3 Calcium and iron absorption–mechanisms and public health relevance. Truy cập ngày 01/03/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21462112/