Sắt và vitamin D3K2 đều là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Việc mẹ bổ sung các loại bổ bầu cùng lúc có thể mang lại sự tiện lợi. Tuy nhiên không phải tất cả các loại bổ bầu mẹ đều có thể uống cùng nhau. Vậy sắt và D3K2 có uống chung được không? Làm thế nào để tối ưu hoá hiệu quả hấp thu của các dưỡng chất này? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của sắt và vitamin D3K2 với cơ thể
Sắt tạo máu, nuôi dưỡng cơ thể
Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể, là nguyên liệu để sản sinh ra hemoglobin – thành phần chính của hồng cầu và giúp hồng cầu có màu đỏ [1]THE ROLE OF IRON IN HEMOGLOBIN SYNTHESIS. Truy cập ngày 20/07/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK224286/. Sắt gắn với protein tạo thành hemoprotein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Sắt đặc biệt cần thiết cho cơ thể bà bầu. Khi mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng lên 30 – 50%, vì thế mẹ bầu cần rất nhiều sắt để có thể sản sinh ra hồng cầu giúp nuôi dưỡng thai nhi. Sắt còn là thành phần của enzym trong hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của cả mẹ và thai nhi:
- Đối với mẹ bầu: Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt sẽ gặp các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao,… Thậm chí thiếu máu thiếu sắt lâu dài còn có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh,… rất nguy hiểm
- Đối với thai nhi: Thai nhi có mẹ bị thiếu máu thiếu sắt cũng rất dễ gặp những nguy cơ như thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, dễ mắc các bệnh về tim mạch,…
Vitamin D3K2 hỗ trợ hấp thu canxi
Vitamin D3 là một trong 5 dạng của vitamin D. Đối với bà bầu, vitamin D3 giúp hỗ trợ hấp thu canxi để phát triển xương và răng cho thai nhi, giúp ngăn ngừa loãng xương ở bà bầu [2]Vitamin D3: Health Benefits and Supplementation. Truy cập ngày 20/07/2024.
https://www.verywellhealth.com/vitamin-d3-5082500. Vitamin D3 còn giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm nguy cơ sinh non.
Vitamin K2 đóng vai trò chính trong việc chuyển hoá canxi vào xương và răng cho thai nhi, giúp hệ thống xương và răng được chắc khỏe [3] Proper Calcium Use: Vitamin K2 as a Promoter of Bone and Cardiovascular Health. Truy cập ngày 20/07/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4566462/. Mẹ bầu bổ sung đủ vitamin K2 giúp cho thai nhi cải thiện đáng kể các chỉ số cơ thể như cân nặng, chiều cao, mật độ xương và khối lượng xương.
Bộ đôi vitamin D3 và K2 này giúp hấp thu canxi vào cơ thể một cách hiệu quả nhất. Vitamin D3 có tác dụng hấp thu canxi từ đường ruột vào máu và nhờ vitamin K2 chuyển hoá, đưa canxi từ mạch máu vào các mô mềm rồi đến xương và răng.
Sắt và D3K2 có uống chung được không?
Trên thực tế chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh được vitamin D3K2 và sắt cản trở hay làm giảm khả năng hấp thu của nhau. Tuy nhiên, đặc tính của sắt và D3K2, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bổ sung đồng thời hai dưỡng chất này.
Vitamin D3 và K2 khi đi vào cơ thể sẽ giúp lượng canxi và photpho hấp thu tốt hơn. Mặt khác, vitamin D3 và K2 thường được kết hợp bổ sung cùng canxi. Lượng canxi và photpho trong máu cao sẽ cạnh tranh hấp thu trực tiếp với sắt tại ruột. Lúc này sắt sẽ khó được hấp thu vào máu. Lượng sắt không được hấp thu này sẽ tồn dư trong cơ thể.
Do vậy, mẹ không nên uống sắt và vitamin D3K2 chung với nhau mà nên uống chúng cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.
>>> Xem thêm: Sắt và D3 uống cách nhau bao lâu là tốt nhất? Bí kíp bổ sung hiệu quả
Cách bổ sung sắt và vitamin D3K2 đúng chuẩn
Vậy mẹ bầu làm thế nào để bổ sung hai dưỡng chất này một cách hiệu quả nhất? Dưới đây là các hướng dẫn bổ sung sắt và vitamin D3K2 được các chuyên gia khuyến nghị.
Liều lượng sắt và D3K2 cần thiết cho từng giai đoạn
Liều lượng sắt và vitamin D3K2 phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ của mẹ và tình hình phát triển thai nhi. Hàm lượng sắt trong thai kỳ được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung như sau:
- 3 tháng đầu: 30mg/ngày
- 3 tháng giữa: 30 – 60mg/ngày
- 3 tháng cuối: 60mg/ngày
Hàm lượng vitamin D3K2 cũng được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung như sau:
- Vitamin D3: 600 – 800IU/ ngày
- Vitamin K2: 90mg/ ngày
Hàm lượng vitamin D3K2 mà mẹ bầu cần bổ sung trong các giai đoạn của thai kỳ hầu như không có sự chênh lệch đáng kể. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để bổ sung hiệu quả.
Thời điểm “vàng” bổ sung sắt và vitamin D3K2
D3K2 là loại vitamin tan trong dầu. Do đó, thời điểm tốt nhất để mẹ bổ sung vitamin D3K2 chính là sau bữa ăn. Đây là thời điểm bổ sung D3K2 thích hợp bởi nhóm vitamin này sẽ tan trong chất béo từ thức ăn.
Trái ngược với đó, sắt lại được hấp thu tốt nhất khi đói nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thức ăn. Do đó mẹ bầu có thể uống sắt trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Với những mẹ có hệ tiêu hoá mẫn cảm hoặc bị các bệnh dạ dày, mẹ nên uống sắt sau ăn để tránh bị kích ứng dạ dày.
Bổ sung sắt và vitamin D3K2 từ thực phẩm
Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt và vitamin D3K2. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên bổ sung các dưỡng chất này từ nguồn thực phẩm hàng ngày.
- Các thực phẩm giàu sắt: Gồm các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…), gan lợn, cá nục, cá ngừ, cua biển, bí ngô, các loại hạt và các loại rau có màu xanh đậm (bông cải, cải bó xôi,…),…
- Nguồn thực phẩm giàu vitamin D3: Các loại cá (cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…), tôm, dầu gan cá, sữa bò, trứng, sữa chua, phô mai,…
- Các thực phẩm giàu vitamin K2: Kiwi, rau chân vịt, cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, ức gà,…
Lưu ý khi uống sắt và vitamin D3K2
Để sắt và vitamin D3K2 được hấp thu vào cơ thể một cách toàn diện nhất, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
- Mẹ cần bổ sung đúng hàm lượng sắt và D3K2 cần thiết trong từng giai đoạn, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa dưỡng chất gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp mẹ cần bổ sung thêm phải có chỉ định của bác sĩ.
- Khoa học đã chứng minh canxi làm cản trở quá trình hấp thu sắt. Do đó mẹ bầu không nên uống sắt với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai,…
- Vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Do đó mẹ nên uống sắt cùng với vitamin C. Mẹ có thể uống một cốc nước ép giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi, dâu tây,… để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Mẹ bầu không nên uống sắt vào buổi tối. Do đây là thời điểm cơ thể đi dần vào trạng thái nghỉ ngơi, việc mẹ uống sắt vào thời điểm này khiến sắt không được cơ thể hấp thu và lắng đọng trong cơ thể gây nên tình trạng thừa sắt.
- Mẹ bầu không nên uống sắt chung với trà, cà phê hay những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng làm cản trở sự hấp thu của sắt.
- Mẹ bầu nên kết hợp bổ sung vitamin D3K2 với các hoạt động thể chất và tắm nắng để tăng hiệu quả hấp thu
Sắt và D3K2 có uống chung được không? Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ bầu đã có được câu trả lời cho mình để từ đó bổ sung đúng cách. Hãy theo dõi trang web Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về hành trình làm mẹ nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
References
↑1 | THE ROLE OF IRON IN HEMOGLOBIN SYNTHESIS. Truy cập ngày 20/07/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK224286/ |
---|---|
↑2 | Vitamin D3: Health Benefits and Supplementation. Truy cập ngày 20/07/2024. https://www.verywellhealth.com/vitamin-d3-5082500 |
↑3 | Proper Calcium Use: Vitamin K2 as a Promoter of Bone and Cardiovascular Health. Truy cập ngày 20/07/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4566462/ |