tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Lưu ý cho mẹ bầu

18/10/2024 822 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại cho mẹ bầu, ảnh hưởng không chỉ đến mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Trong một số trường hợp, việc tiêm insulin là cần thiết để kiểm soát đường huyết. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Có những phương pháp nào giúp mẹ bầu duy trì đường huyết ổn định? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai, thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Mặc dù nhiều trường hợp có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nhưng một số mẹ bầu vẫn cần đến thuốc hoặc insulin để duy trì mức đường huyết ổn định.

Không phải tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đều an toàn cho thai phụ. Một số thuốc uống như Metformin và Glyburide có thể được sử dụng nhưng cần phải có chỉ định chặt chẽ từ bác sĩ. Ngoài ra, nhiều loại thuốc khác, đặc biệt thuốc điều trị tiểu đường type 2, không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai do có thể gây hại cho thai nhi.

Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Thông thường, tiêm insulin thường được chỉ định khi mẹ bầu không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và lối sống hoặc gặp các tình trạng y tế phức tạp như: [1]s It OK to Take Insulin for Gestational Diabetes? Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-insulin-safe

  • Tăng đường huyết nghiêm trọng: Khi mức đường huyết vượt quá giới hạn an toàn, dù đã thực hiện kiểm soát ăn uống và tập luyện.
  • Nhiễm trùng hoặc vết thương khó lành: Bệnh tiểu đường làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hoặc khó lành vết thương.
  • Stress và căng thẳng kéo dài: Stress có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của đường huyết.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Một số thai phụ có thể sụt cân mà không rõ lý do, điều này có thể là dấu hiệu của việc cơ thể không hấp thụ đủ năng lượng từ đường trong máu.
  • Dấu hiệu nhiễm toan ceton: Đây là tình trạng cấp cứu do thiếu insulin dẫn đến sự tích tụ ceton trong máu, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Quan trọng là mọi quyết định liên quan đến việc tiêm insulin cần phải dựa trên sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ. Vì thế mẹ tuyệt đối không được tự ý uống thuốc hoặc điều trị mà không có sự can thiệp của chuyên gia nhé!

Tiểu đường thai kỳ có cần tiêm insulin không
Tiểu đường thai kỳ có cần tiêm insulin không?

Tiểu đường thai kỳ không tiêm insulin có sao không?

Nhiều mẹ lo lắng về việc phải sử dụng insulin trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp, nếu có thể kiểm soát đường huyết bằng thuốc, chế độ ăn uống, việc không tiêm insulin sẽ không gây hại.

Nếu mẹ bầu có thể thông qua ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp, việc sử dụng insulin là không bắt buộc và có thể không cần thiết. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ khác nhau, vì vậy mẹ cần phải thường xuyên theo dõi mức đường huyết.

Nếu việc tiêm insulin được chỉ định nhưng mẹ bầu không thực hiện, nhiều biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra, bao gồm:

  • Thai nhi phát triển quá mức: Đường huyết cao không được kiểm soát sẽ khiến thai nhi nhận quá nhiều glucose, dẫn đến tăng trưởng quá mức. Điều này có thể gây khó khăn trong việc sinh nở, tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Sinh non: Mẹ bầu có tiểu đường không được kiểm soát dễ sinh non trước 37 tuần, ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi.
  • Tiền sản giật: Là một biến chứng nguy hiểm gây tăng huyết áp và có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Hạ đường huyết sau sinh ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường không kiểm soát có thể bị hạ đường huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Vì vậy, nếu bác sĩ khuyến cáo mẹ nên tiêm insulin, việc tuân thủ điều trị là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Những nguy hiểm nếu không tiêm insulin theo chỉ định bác sĩ
Những nguy hiểm nếu không tiêm insulin theo chỉ định bác sĩ

Thai phụ tiêm insulin có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng tiêm insulin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu cho thấy rằng insulin an toàn cho phụ nữ mang thai và thai nhi, khi được sử dụng đúng liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng bởi bác sĩ [2]How your diabetes can affect your baby. Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.guysandstthomas.nhs.uk/health-information/diabetes-and-pregnancy/how-your-diabetes-can-affect-your-baby
.

Vậy insulin có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Thực tế, insulin không đi qua nhau thai, nghĩa là nó không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Việc kiểm soát đường huyết bằng insulin giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng liên quan đến tiểu đường và bảo vệ thai nhi khỏi những tác động tiêu cực của đường huyết cao.

Trong một số trường hợp, do kiểm soát đường huyết không chặt chẽ hoặc mẹ bầu có nhu cầu insulin cao, thai nhi có thể phát triển lớn hơn bình thường. Trường hợp này mẹ cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo an toàn trong quá trình sinh nở.

Khi sử dụng insulin, việc theo dõi đường huyết đều đặn là cực kỳ quan trọng để tránh hạ đường huyết đột ngột ở mẹ và đảm bảo thai nhi phát triển bình thường. Mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ, bao gồm xét nghiệm đường huyết và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý ổn định đường huyết cho mẹ bầu

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc duy trì đường huyết ổn định trong suốt quá trình mang thai là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết: [3]Gestational diabetes: Treatment. Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/treatment/

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát đường huyết thai kỳ. Trong đó mẹ nên hạn chế tinh bột, lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết huyết thấp như gạo lứt, khoai lang, bánh mì nguyên cám. Mẹ cũng nên tăng cường protein và chất béo lành mạnh từ đậu, cá, thịt nạc, trứng, dầu ô-liu. Ngoài ra, mẹ cần tránh đồ ngọt và thức ăn nhanh để tránh tăng đột ngột đường huyết.
  • Vận động thể thao: Vận động nhẹ nhàng, đều đặn giúp mẹ bầu duy trì mức đường huyết ổn định và cải thiện sức khỏe tổng thể. Những bài tập như đi bộ, yoga cho mẹ bầu hoặc bơi lội là lựa chọn rất lý tưởng.
  • Thường xuyên theo dõi đường huyết: Mẹ bầu cần theo dõi đường huyết hàng ngày, đặc biệt sau các bữa ăn, để kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường. Điều này giúp điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc một cách hợp lý.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Mỗi thai phụ sẽ có tình trạng tiểu đường thai kỳ khác nhau. Vì vậy việc tuân thủ hướng dẫn điều trị là không thể thiếu. Tự ý thay đổi thuốc hoặc bỏ qua chỉ định của chuyên gia có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Bà bầu làm gì để ổn định đường huyết
Bà bầu làm gì để ổn định đường huyết?

Tiểu đường thai kỳ là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng với sự theo dõi chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát phù hợp, mẹ bầu hoàn toàn có thể duy trì đường huyết ổn định và có một thai kỳ an toàn. Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin sẽ phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ mà mẹ cần tuân theo để kiểm soát đường huyết hợp lý. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm các vấn đề sức khỏe khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!

References

References
1 s It OK to Take Insulin for Gestational Diabetes? Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-insulin-safe
2 How your diabetes can affect your baby. Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.guysandstthomas.nhs.uk/health-information/diabetes-and-pregnancy/how-your-diabetes-can-affect-your-baby
3 Gestational diabetes: Treatment. Ngày truy cập: 17/10/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/treatment/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫