Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu, liên quan đến việc điều tiết lượng đường trong máu dẫn đến sự gia tăng đường huyết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Và một trong những lo lắng điển hình nhất của các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ là “tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân”. Để hiểu hơn về vấn đề này, mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sai lầm trong chế độ ăn uống của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại mắc phải một số sai lầm trong việc kiêng khem khiến đường huyết khó kiểm soát, từ đó khiến cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng. Những sai lầm đó là:
- Kiêng khem quá mức: Mẹ bầu giảm lượng carbohydrate trong bữa ăn khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Mặc dù có thể khiến đường huyết tạm thời không tăng cao, nhưng mẹ bầu lại thường xuyên mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, thai nhi nhẹ cân, chậm phát triển.
- Không ăn đủ protein và chất béo lành mạnh: Những mẹ bầu bị tiểu đường thường có xu hướng kiêng đường và carbohydrate mà quên mất phải bổ sung thêm protein và chất béo lành mạnh. Điều này khiến sự phát triển não bộ, hệ thần kinh cũng như cơ bắp của thai nhi bị ảnh hưởng đáng kể.
- Ăn quá nhiều đồ ngọt thay thế: Khi kiêng đường, nhiều mẹ lựa chọn sử dụng các loại đường thay thế hoặc thực phẩm ít đường nhưng lại không hề hiểu rõ thành phần. Các loại thực phẩm này chứa chất tạo ngọt nhân tạo hoặc carbohydrate tinh chế. Chính vì thế chúng ngược lại không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí khiến đường huyết tăng cao đột ngột gây biến chứng.
- Ăn nhiều bữa phụ không cần thiết: Lý thuyết là mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, một số mẹ lại áp dụng với quá nhiều bữa phụ. Điều này vô tình có thể khiến lượng calo tiêu thụ vượt quá mức cần thiết và khiến mẹ bầu tăng cân. Vì thế điều quan trọng vẫn là duy trì các bữa ăn chính – phụ đúng cách, vừa đủ.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Để giúp bé con trong bụng tăng cân một cách an toàn và khỏe mạnh đồng thời mẹ vẫn kiểm soát được lượng đường huyết, mẹ bầu cần hết sức chú ý lựa chọn thực phẩm. Dưới đây là những nhóm thức ăn mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên: [1]Gestational diabetes diet. Ngày truy cập: 15/9/2024.
https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm
- Thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ bầu, đặc biệt là mẹ mắc tiểu đường. Bởi dưỡng chất này là thành phần quan trọng để kiểm soát đường huyết và giúp phát triển mô, cơ bắp của thai nhi. Các nguồn protein mẹ nên ăn gồm thịt gà không da, thịt bò nạc, cá hồi, cá thu, trứng, các loại đậu, sữa chua không đường hoặc sản phẩm từ sữa khác,…
- Chất béo lành mạnh: Chất béo lành mạnh đặc biệt omega – 3 từ hải sản luôn đem lại lợi ích tuyệt vời cho trí não của trẻ. Vì thế mẹ có thể bổ sung chúng từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, dầu oliu, cá hồi, cá ngừ hoặc quả bơ,…
- Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt: Thay vì cắt giảm hoàn toàn carbohydrate, mẹ bầu nên lựa chọn các loại carbohydrate lành mạnh từ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và các loại đậu. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp duy trì đường huyết ổn định. Gạo lứt, bột yến mạch, khoai lang, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen,… là thực phẩm mẹ không nên bỏ qua.
- Trái cây ít đường: Trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nhưng mẹ bầu nên chọn những loại chứa ít đường. Một số ví dụ cho mẹ như táo, lê, dâu tây, việt quất, bưởi, cam,…
- Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng giúp cải thiện tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Mẹ nên bổ sung với đa dạng loại rau hàng ngày như cải xoăn, bông cải xanh, măng tây, cải bắp, rau chân vịt,…
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn phía trên, mẹ bầu cũng cần tránh hoặc hạn chế những loại thực phẩm dưới đây để không làm tăng đường huyết đột ngột như: [2]What is the best diet for gestational diabetes? Ngày truy cập: 15/9/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/319716
- Thực phẩm chứa đường tinh chế: Bánh kẹo, nước ngọt, nước ép đóng hộp, siro hoặc các loại mứt ngọt có thể khiến đường huyết tăng cao và khó kiểm soát. Do đó mẹ bầu nên tránh xa hết sức.
- Carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bún, miến và các sản phẩm làm từ bột mì tinh luyện có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng của đường huyết sau khi ăn. Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn các loại carbohydrate phức hợp từ ngũ cốc nguyên hạt.
- Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán: Những thực phẩm này không chỉ chứa nhiều chất béo bão hòa mà còn dễ gây tăng cân quá mức. Những loại thức ăn loại này còn không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe người mẹ và thai nhi.
- Thức ăn có cồn và cafein: Cả rượu, bia, cafein đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cafein có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, gây thiếu máu, trong khi rượu có thể gây hại trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ, ngoài việc lựa chọn thực phẩm đúng, một số nguyên tắc mẹ luôn cần nhớ như sau:
- Ăn đủ bữa và không bỏ bữa: Mẹ bầu nên duy trì ăn đủ 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ trong ngày. Điều này giúp duy trì lượng đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng liên tục cho sự phát triển của bé.
- Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên: Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo chế độ ăn đang kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường. Mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ ăn uống dựa trên kết quả đo đường huyết để đạt hiệu quả tốt nhất [3]Gestational diabetes. Ngày truy cập: 15/9/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/treatment/. - Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn quá nhiều trong bữa ăn, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn thường xuyên hơn trong ngày để tránh tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn.
- Uống đủ nước: Nước giúp cơ thể loại bỏ độc tốt và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước để hỗ trợ trao đổi chất và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
- Tư vấn từ chuyên gia: Mỗi mẹ bầu có thể có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy việc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình và giúp em bé tăng cân hiệu quả.
Như vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ mà còn giúp thai nhi tăng cân khỏe mạnh. Đây cũng chính là chìa khóa cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân”. Nếu mẹ bầu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
References
↑1 | Gestational diabetes diet. Ngày truy cập: 15/9/2024. https://medlineplus.gov/ency/article/007430.htm |
---|---|
↑2 | What is the best diet for gestational diabetes? Ngày truy cập: 15/9/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/319716 |
↑3 | Gestational diabetes. Ngày truy cập: 15/9/2024. https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/treatment/ |