Thai nhi quay đầu là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy em bé đang chuẩn bị cho giai đoạn chào đời. Tuy nhiên, nhiều mẹ lo lắng nếu thai nhi quay đầu ở tuần 28 có sao không? Liệu có quá sớm để quay đầu và gây sinh non không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cũng như những hướng dẫn hữu ích cho mẹ bầu để có một thai kỳ an toàn nhé!
Thời điểm thai nhi quay đầu
Thai nhi quay đầu là hiện tượng em bé xoay chuyển vị trí trong tử cung, trong đó đầu sẽ di chuyển xuống dưới cổ tử cung còn chân hướng lên trên. Đây là tư thế thuận lợi cho quá trình sinh nở, giúp thai nhi dễ dàng chui qua ống sinh lúc chuyển dạ. Trong suốt thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển và thay đổi tư thế nhiều lần rồi quay đầu để báo hiệu sắp chào đời.
Mỗi thai nhi sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau, thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 28 đến tuần 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp em bé sẽ quay đầu muộn hơn, thậm chí đến gần ngày sinh mới quay đầu. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như không gian trong tử cung, trọng lượng của thai nhi cũng như lượng nước ối [1]Signs That Your Baby Has Turned Into a Head-Down Position. Ngày truy cập: 28/8/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/symptoms-of-baby-turning-head-down.
Việc thai nhi quay đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong suốt quá trình sinh nở. Bởi đây là tư thế giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh, đồng thời là tư thế tốt nhất để sinh thường. Nếu thai nhi không quay đầu (thai ngôi ngược), mẹ bầu chỉ có thể sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Thai nhi quay đầu ở tuần 28 có sao không?
Như đã nói ở trên, thai nhi thường quay đầu từ tuần 28 – 32 của thai kỳ. Vì vậy việc thai nhi quay đầu ở tuần 28 là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thai nhi có ngôi thai đầu sớm có thể là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển tốt và sẵn sàng cho giai đoạn cuối thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu khác đi kèm. Điển hình như cơn co gò tử cung, dịch tiết âm đạo hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác để đảm bảo rằng mẹ không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.
Nếu thai nhi quay đầu quá sớm, mẹ bầu cần duy trì các tư thế và thói quen sinh hoạt phù hợp để tránh áp lực lên cổ tử cung, giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng, vì nhiều trường hợp em bé quay đầu trước tuần 28 nhưng vẫn phát triển bình thường và ra đời khi đủ tháng.
Hướng dẫn mẹ tư thế phù hợp khi thai nhi quay đầu tuần 28
Khi thai nhi quay đầu, việc duy trì các tư thế phù hợp là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình sinh nở và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số tư thế mà mẹ bầu nên thực hiện:
Tư thế ngồi
Cách ngồi đúng cách là ngồi thẳng lưng, tránh dựa lưng quá sâu vào ghế để không tạo áp lực lên vùng bụng dưới. Ngồi thẳng lưng còn giúp tạo không gian thoáng cho thai nhi di chuyển trong tử cung.
Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng gối hỗ trợ bằng cách lót sau lưng. Cách này sẽ hỗ trợ cột sống, giúp giảm thiểu áp lực lên vùng lưng và hông. Mẹ cũng không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, thay vào đó thỉnh thoảng đứng dậy đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút để lưu thông máu tốt hơn.
Tư thế nằm
Nằm nghiêng trái là tư thế được khuyến khích nhất cho mẹ bầu vì nó giúp tăng lưu lượng máu và dưỡng chất đến thai nhi. Nằm nghiêng trái cũng giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch lớn, giảm phù nề chân và ngăn ngừa táo bón [2]What Are the Best Sleeping Positions When You’re Pregnant? Ngày truy cập: … Continue reading.
Trường hợp thai nhi đã quay đầu, mẹ bầu nên tránh nằm ngửa vì tư thế này có thể gây chèn ép các mạch máu lớn, làm giảm lưu thông máu đến thai nhi. Mẹ cũng dễ bị chóng mặt buồn nôn hơn.
Tư thế luyện tập
Khi thai nhi quay đầu ở tuần 28, mẹ ưu tiên lựa chọn các tư thế luyện tập nhẹ nhàng. Đi bộ là hoạt động an toàn và tốt cho mẹ bầu, giúp duy trì sức khỏe tim mạch, giảm căng thẳng và hỗ trợ thai nhi quay đầu đúng vị trí.
Một số bài tập yoga hoặc bài nghiêng xương chậu cũng giúp nới lỏng các cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức cơ xương và hỗ trợ em bé quay đầu tự nhiên. Ví dụ mẹ quỳ gối trên sản, cúi đầu và uốn cong lưng nhẹ nhàng.
Những lưu ý cho mẹ ở tuần 28 của thai kỳ
Ngoài việc chú ý đến tư thế hàng ngày, mẹ bầu còn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng luyện tập cũng như thói quen khám thai định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng
Ở tuần 28, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao để cung cấp cho quá trình phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Vì vậy mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bằng thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung, đặc biệt canxi, sắt, DHA,…
Đây đều là chất dinh dưỡng quan trọng trong suốt hành trình trưởng thành của trẻ. Ví dụ canxi cần cho sự phát triển xương và răng của thai nhi, cũng như hỗ trợ chức năng thần kinh và tim mạch của mẹ bầu. Sắt có vai trò trong việc tạo máu, ngừa thiếu máu thai kỳ. Còn DHA là chất không thể thiếu cho sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi [3]Vitamins, supplements and nutrition in pregnancy. Ngày truy cập: 28/8/2024. https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vitamins-supplements-and-nutrition/.
Sắt sinh học Ferrolip là sản phẩm bổ sung sắt hấp thu cao được nhiều mẹ bầu lựa chọn dùng trong suốt thai kỳ và sau sinh. Mỗi gói sắt bổ sung 30mg bột sắt, với khả năng hấp thu cao hơn 4,7 lần so với sắt hữu cơ truyền thống. Ngoài ra sản phẩm còn đặc trưng bởi:
- Ít tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Mẹ bầu hầu như không bị nóng trong, táo bón, khó chịu khi sử dụng.
- Hương chanh thơm mát: Không có vị tanh kim loại như các dòng sắt phổ thông, Ferrolip sở hữu hương vị lipton thơm ngon, thanh mát. Sản phẩm thậm chí còn được Viện thẩm định hương vị Quốc tế chứng nhận Hương vị cao cấp.
- Bột buccal độc đáo, tiện lợi: Một dạng dùng độc đáo của Ferrolip là không cần uống nước mà chỉ cần uống trực tiếp bột sắt. Nhờ đó mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung sắt tại bất kỳ đâu, bất kỳ nơi nào chỉ với một gói sắt nhỏ gọn.
Chế độ luyện tập
Luyện tập thể dục nhẹ nhàng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu ở tuần 28 nên tập trung vào các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn và giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của thai kỳ.
- Đi bộ hàng ngày: Mẹ hãy dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ thư giãn.
- Tập các bài tập cơ bản: Các bài tập như nghiêng xương chậu, yoga hoặc các bài tập thở giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe cơ thể.
Khám thai
Khám thai định kỳ là cực kỳ quan trọng ở tuần 28. Vì đây là thời điểm mà các xét nghiệm và sàng lọc quan trọng cần được thực hiện như:
- Tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng đường huyết tăng cao, có thể gây các biến chứng như thai to, sinh non, khó sinh,…
- Sàng lọc tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và tổn thương các cơ quan nội tạng. Sàng lọc tiền sản giật giúp phát hiện nguy cơ và theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Mẹ cần xét nghiệm lượng sắt, hemoglobin, các yếu tố đông máu,…
- Xác định tình trạng rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu là tình trạng nguy hiểm dễ khiến mẹ bầu mất máu quá nhiều trong quá trình sinh nở. Thực hiện xét nghiệm này trước khi sinh giúp giảm rủi ro sinh nở đồng thời có biện pháp đảm bảo an toàn cho mẹ trong thời gian trên bàn sinh.
- Siêu âm thai: Siêu âm thai ở tuần 28 giúp kiểm tra sự phát triển của thai nhi, vị trí nhau thai, lượng nước ối. Đây là một trong những phương pháp chính để theo dõi sự phát triển của thai nhi và các bất thường nếu có.
Như vậy thai nhi quay đầu ở tuần 28 có sao không? Thực tế đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần chú ý đến các tư thế ngồi, nằm và luyện tập phù hợp để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Nếu mẹ còn cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
References
↑1 | Signs That Your Baby Has Turned Into a Head-Down Position. Ngày truy cập: 28/8/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/symptoms-of-baby-turning-head-down |
---|---|
↑2 | What Are the Best Sleeping Positions When You’re Pregnant? Ngày truy cập: 28/8/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/sleeping-positions-in-pregnancy#:~:text=Positioning%20yourself%20on%20the%20left,in%20turn%2C%20to%20your%20baby. |
↑3 | Vitamins, supplements and nutrition in pregnancy. Ngày truy cập: 28/8/2024. https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vitamins-supplements-and-nutrition/ |