Trong những tháng cuối thai kỳ, việc thai nhi quay đầu là dấu hiệu quan trọng báo hiệu em bé đã sẵn sàng cho hành trình sinh nở. Vì thế nhiều mẹ băn khoăn liều rằng sau khi thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Cùng với đó, phát hiện những dấu hiệu chuyển dạ sớm cũng giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sinh nở sắp tới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Thai nhi quay đầu có ý nghĩa gì?
Thai nhi quay đầu, hay còn gọi là ‘ngôi thai đầu’, thường xảy ra vào những tuần cuối của thai kỳ. Đây là chuyển động tự nhiên của em bé, xoay đầu xuống phía dưới tử cung để chuẩn bị ra bên ngoài. Ngôi đầu là tư thế lý tưởng nhất cho quá trình sinh thường, giúp đầu bé dễ dàng ra ngoài trước, giảm nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và em bé [1]Signs That Your Baby Has Turned Into a Head-Down Position. Ngày truy cập: 30/9/2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/symptoms-of-baby-turning-head-down.
Việc quay đầu của thai nhi mang ý nghĩa rất lớn đối với việc sinh thường. Vì đầu em bé có kích thước lớn và là bộ phận quan trọng nhất trong quá trình sinh nở. Khi đầu bé nằm đúng vị trí, cổ tử cung của mẹ sẽ mở rộng một cách tối ưu để bé có thể dễ dàng ra ngoài.
Ngoài ngôi đầu, còn một số dạng ngôi thai khác mà các bà mẹ bầu có thể gặp phải:
- Ngôi mông (ngôi ngược): Em bé quay mông hoặc chân xuống dưới thay vì đầu. Đây là trường hợp ít gặp và đòi hỏi can thiệp sinh mổ vì nguy cơ biến chứng cao nếu sinh thường.
- Ngôi ngang: Bé nằm ngang trong bụng mẹ, vai hoặc lưng hướng về phía đường sinh nở. Ngôi thai này gần như chắc chắn sẽ yêu cầu sinh mổ để đảm bảo em bé ra đời an toàn.
- Ngôi mặt hoặc ngôi trán: Em bé quay mặt hoặc trán xuống dưới thay vì đầu. Đây cũng là một dạng ngôi hiếm gặp và không lý tưởng cho sinh thường.
Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?
Thời gian thai kỳ trung bình của một người bình thường khoảng 40 tuần. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mẹ bầu sinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Đây có thể do các yếu tố như cơ địa của mẹ, tình trạng sức khỏe hay tiền sử sinh nở đều có thể ảnh hưởng đến thời điểm em bé chào đời.
Thông thường, thai nhi sẽ quay đầu khoảng từ tuần 28 đến tuần 32 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm này không cố định và có sự khác biệt giữa các thai phụ. Có những bé quay đầu sớm từ tuần 26 nhưng có những bé phải đợi đến tận tuần 36 hoặc thậm chí gần ngày dự sinh mới quay đầu [2]Fetal Positions. Ngày truy cập: 30/92/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9677-fetal-positions-for-birth.
Vậy câu hỏi đặt ra là “Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?”. Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số mẹ bầu có thể sinh ngay sau khi bé quay đầu vài tuần, trong khi những người khác phải đợi đến đủ 40 tuần mới sinh. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sớm và thường xuyên thăm khác bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng.
8 dấu hiệu chuyển dạ sớm
Chuyển dạ là quá trình cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh con. Chuyển dạ thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là 10 dấu hiệu chuyển dạ sớm mà mẹ bầu cần chú ý để sẵn sàng cho hành trình vượt cạn của mình:
- Đi tiểu nhiều hơn: Thai nhi quay đầu sẽ tạo một áp lực lên bàng quang, khiến tần suất đi tiểu tăng lên. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
- Chuột rút và đau nhức xương vùng chậu: Nếu mẹ đột nhiên bị chuột rút nhiều hơn và xương vùng chậu đau nhức nhiều hơn thì rất có thể thai nhi đã vào đúng vị trí. Những dấu hiệu trên là kết quả của việc cổ tử cung đã bắt đầu mở và quá trình chuyển dạ đang diễn ra.
- Đau lưng và đau bụng dưới: Nội tiết tố thai kỳ khiến cho các phần khớp vùng chậu giãn nở. Kết hợp với dây chằng mềm hơn để giúp khung chậu của mẹ được mở rộng, tạo sự linh hoạt cho sự ra đời của em bé qua ngã âm đạo. Cơn đau lưng và đau bụng dưới này sẽ tăng lên khi mẹ di chuyển nhiều hoặc ngồi lâu.
- Vùng kín sưng nề: Với kích thước ngôi thai lớn cùng với sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết tố và các mạch máu nuôi dưỡng tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo giãn rộng. Điều này khiến đường kính đường sinh của mẹ giãn nở tốt hơn để thuận tiện cho quá trình sinh nở. Chính vì thế mẹ bầu sẽ thấy chỗ ấy bị sưng lên.
Chưa dừng lại ở đó, đến gần sát ngày sinh, mẹ bầu còn có thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Sa bụng dưới: Khi bụng bầu có xu hướng hạ xuống, điều này có nghĩa là em bé đã bắt đầu di chuyển vào sâu vùng chậu. Lúc này thay vì cảm thấy khó chịu phần ngực như trước, cơn khó chịu có thể di chuyển xuống vùng bụng dưới và hông.
- Xuất hiện cơn gò tử cung: Những cơn gò tử cung là dấu hiệu chuyển dạ mà đa phần mẹ bầu đều gặp phải. Các cơn co gò mạnh, mức độ tăng dần thậm chí kèm theo hiện tượng chuột rút. Những cơn đau thường xuất hiện ở phần lưng dưới, lan sang phần trước bụng, đau trong bụng và phía sau lưng.
- Mất nút nhầy tử cung, dịch âm đạo tăng tiết: Nút nhầy tử cung vốn được hình thành để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cổ tử cung, giúp thai nhi vô trùng trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên đến khoảng tuần 37 – 40, dưới tác dụng của các cơn co gò tử cung, nút nhầy sẽ dần bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nhầy.
- Vỡ nước ối: Vỡ ối là báo hiệu thai nhi đã sẵn sàng chào đời. Khi vỡ ối, một lượng dịch lỏng thoát ra ngoài thông qua âm đạo, có màu trắng đục, trắng nâu hoặc màu hồng, có thể kèm theo mùi tanh. Sau khi vỡ nước ối, mẹ bầu bắt đầu quá trình chuyển dạ, có thể kéo dài 12 – 24 giờ [3]Signs that labour has begun. Ngày truy cập: 30/9/2024.
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/.
Khi mẹ cảm thấy mình đã có dấu hiệu sắp sinh hoặc gần đến ngày dự sinh thì nên nhanh chóng chuẩn bị đồ và nhập viện càng sớm càng tốt.
Như vậy, bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh cùng những dấu hiệu nhận biết dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu mẹ cần các chuyên gia tư vấn thêm nhiều vấn đề sức khỏe thai kỳ khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
References
↑1 | Signs That Your Baby Has Turned Into a Head-Down Position. Ngày truy cập: 30/9/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/symptoms-of-baby-turning-head-down |
---|---|
↑2 | Fetal Positions. Ngày truy cập: 30/92/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9677-fetal-positions-for-birth |
↑3 | Signs that labour has begun. Ngày truy cập: 30/9/2024. https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/signs-of-labour/signs-that-labour-has-begun/ |