Rụng tóc là hiện tượng phổ biến và gặp phải ở rất nhiều người. Tuy nhiên, tóc rụng quá nhiều và không phục hồi thì có thể cảnh báo bệnh lý của cơ thể, trong đó có thiếu máu. Vậy mối quan hệ giữa thiếu máu và rụng tóc như thế nào? Rụng tóc do thiếu máu có khắc phục được không? Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Ferrolip.
Thiếu máu có phải nguyên nhân gây rụng tóc không?
Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Sắt là dưỡng chất chính cho quá trình hình thành huyết sắc tố. Khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt, quá hình tái tạo hồng cầu không được thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy và huyết sắc tố đến các tổ chức khác nhau trong cơ thể. Cơ thể cần oxy để tái tạo tế bài và sửa chữa các mô cũ. Nang tóc cũng vậy, chúng cũng cần huyết sắc tố để nuôi dưỡng và tạo sợi tóc mới.
Tóc là những tế bào có tốc độ sản sinh rất nhanh nhưng chúng lại rất dễ thiếu hụt năng lượng. Khi cơ thể gặp tình trạng thiếu máu, lượng máu sẽ tập trung tại các cơ quan thiết yếu khác. Hoạt động của các mô ngoại suy giảm đi đáng kể và không đủ để duy trì sự phát triển của nang tóc. Do đó, tóc trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.
Theo viện Da liễu Hoa Kỳ, mỗi người sẽ rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc mỗi ngày. Khi các nang tóc được cung cấp đủ dưỡng chất, tóc sẽ mọc lại phù hợp với lượng tóc đã rụng. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt, tóc không được mọc lại được [1]Can Iron Deficiency Cause Hair Loss? Truy cập ngày 16/01/2023.
https://www.olivaclinic.com/blog/iron-deficiency-hair-loss-causes-treatments/. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn.
Rụng tóc do thiếu máu ảnh hưởng nhiều hơn ở nữ giới
Tình trạng rụng tóc do thiếu máu xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chứng rụng tóc do thiếu máu ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ hơn. Nghiên cứu của Shersten Killip vào năm 2007 cho thấy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt là 2% ở nam trưởng thành và ảnh hưởng đến 12% ở phụ nữ da trắng, 20% phụ nữ da đen và người Mỹ gốc Mexico [2]Iron Deficiency Anemia. Truy cập ngày 16/01/2023.
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2007/0301/p671.html.
Trên thực tế, nữ giới là đối tượng có nguy cơ thiếu máu nhiều hơn nam giới. Các nguyên nhân đặc trưng gây thiếu máu là kinh nguyệt, mang thai, sinh nở,… Hơn nữa, lượng sắt dự trữ trong cơ thể phụ nữ cũng ít hơn nhiều so với nam giới. Claire Deloche và các cộng sự đã nghiên cứu rõ hơn về mối liên quan giữa lượng sắt dự trữ và nguy cơ gây rụng tóc. Trong số những người phụ nữ bị rụng tóc quá nhiều có đến 59% người có lượng sắt dự trữ thấp [3]Low iron stores: a risk factor for excessive hair loss in non-menopausal women. Truy cập ngày 16/01/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17951130/.
Rụng tóc do thiếu máu có nguy hiểm không?
Rụng tóc do thiếu máu không chỉ gây phiền toái và ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nó còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài gây ra nhiều hệ lụy khác với cơ thể như:
- Cơ thể xanh xao, nhợt nhạt.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Nhịp tim rối loạn, đau tức ngực, khó thở.
- Tay chân lạnh.
- Suy giảm trí nhớ.
- Suy dinh dưỡng.
[tds_info]Xem thêm: Suy giảm trí nhớ do thiếu máu thiếu sắt – Giải pháp khắc phục là gì?[/tds_info]
Rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt có khắc phục được không?
Hầu hết các trường hợp rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt đều có thể khắc phục được. Trước khi điều trị, bạn cần khám để xác định rõ tình trạng tóc rụng có phải do thiếu máu không. Nguyên tắc điều trị cần kết hợp 2 phương pháp sau:
Bù đắp lại lượng sắt bị thiếu
Phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng rụng tóc do thiếu sắt là khắc phục nguyên nhân. Việc bổ sung sắt cần có hướng dẫn từ người có chuyên môn. Sắt nên được bổ sung vào cơ thể thông qua thực phẩm chức năng và viên uống.
Các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt đỏ, các loại đậu, trứng, rau có màu xanh,… Đây là nguồn bổ sung sắt phong phú và đa dạng nhất để bù đắp lượng sắt thiếu. Tuy nhiên, hàm lượng sắt trong đó không đáp ứng đủ với người bị thiếu máu thiếu sắt. Do đó, cơ thể cần được bổ sung sắt từ thực phẩm chức năng với hàm lượng cao hơn.
Sắt sinh học Ferrolip là giải pháp bổ sung sắt toàn diện cho người thiếu máu. Ferrolip ứng dụng công nghệ liposome với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Hấp thu cao gấp 4,7 lần muối sắt truyền thống.
- Thân thiện với hệ tiêu hóa, không gây kích ứng dạ dày, táo bón hay nóng trong.
- Dạng sắt buccal lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường với hương chanh thanh mát.
- Hàm lượng 30mg, phù hợp với nhu cầu hằng ngày với người rụng tóc do thiếu máu.
- Sắt được nhập khẩu chính hãng từ Italy.
Kích thích tóc mọc lại
Bổ sung sắt có thể không có tác dụng kích thích mọc tóc mới. Nhưng điều này hạn chế tối đa tình trạng rụng tóc và ngăn ngừa thiếu máu nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp một số biện pháp để kích thích mọc tóc. Tùy vào tình trạng rụng tóc, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như Minoxidil, thuốc ức chế 5-alpha-reductase,…
Ngoài ra, bạn có thể bỏ túi các “bí kíp” tự nhiên thúc đẩy quá trình mọc tóc hiệu quả như:
- Massage cho da đầu: Thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích các tế bào nang tóc phát triển. Ngoài ra, mái tóc được chăm sóc sẽ trở nên chắc khỏe và giảm gãy rụng hơn rất nhiều.
- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều acid béo và các vitamin rất tốt cho tóc. Chúng giúp giảm thiểu tình trạng khô xơ, dễ rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả.
- Dùng tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi được đánh giá khá hữu hiệu với những người có tình trạng gãy rụng tóc. Tinh dầu bưởi chứa nhiều dưỡng chất như pectin, naringin, vitamin A, vitamin C,… nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Nhờ đó, chúng kích thích quá trình mọc tóc, cải thiện tình trạng “hói đầu”.
Như vậy, tình trạng rụng tóc do thiếu máu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của bạn. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá mà hãy áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng trên. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về tình trạng rụng tóc, thiếu máu, hãy liên hệ đến hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại https://ferrolip.vn/ để được các chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
References
↑1 | Can Iron Deficiency Cause Hair Loss? Truy cập ngày 16/01/2023. https://www.olivaclinic.com/blog/iron-deficiency-hair-loss-causes-treatments/ |
---|---|
↑2 | Iron Deficiency Anemia. Truy cập ngày 16/01/2023. https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2007/0301/p671.html |
↑3 | Low iron stores: a risk factor for excessive hair loss in non-menopausal women. Truy cập ngày 16/01/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17951130/ |