Thiếu máu ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lưu thông tuần hoàn và trực tiếp tác động đến sức khỏe. Suy dinh dưỡng do thiếu máu là một hệ lụy thường gặp và khiến sức khỏe yếu đi nhiều nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Biểu hiện suy dinh dưỡng do thiếu máu là gì? Giải pháp khắc phục ra sao? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Ferrolip.
Tại sao thiếu máu gây suy dinh dưỡng?
Thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng
Máu đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển dưỡng chất đến khắp các cơ quan trong cơ thể. Sau khi thức ăn được chuyển hóa và hấp thu vào mao mạch ruột non, dưỡng chất sẽ được chuyển đến các tế bào. Đồng thời, các thải, cặn bã từ các tế bào cũng vào máu để được thải ra ngoài [1]Functions of blood: transport around the body. Truy cập ngày … Continue reading. Nhờ quá trình trên, cơ thể được cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho các hoạt động phát triển.
Khi thiếu máu, quá trình vận chuyển và trao đổi dinh dưỡng bị gián đoạn. Mặc dù các dưỡng chất đều được cung cấp đầy đủ nhưng lại không được vận chuyển đúng đến nơi cần thiết. Điều này góp phần gây tình trạng thiếu chất và suy dinh dưỡng cho cơ thể.
Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Máu còn là phương tiện vận chuyển oxy đến các tổ chức cơ thể. Tất cả các hoạt động của các cơ quan đều cần có oxy để diễn ra bình thường. Thiếu máu đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy trong cơ thể bị kém đi. Cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này cũng khiến bạn ăn uống kém đi, sức đề kháng giảm sút và không được cung cấp đủ dinh dưỡng.
Biểu hiện suy dinh dưỡng do thiếu máu
Thiếu máu ở mức độ nhẹ, tình trạng suy dinh dưỡng chưa biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi mức độ thiếu máu kéo dài và nghiêm trọng, các biểu hiện trở nên rõ hơn [2]Malnutrition. Truy cập ngày 30/01/2022.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22987-malnutrition:
- Cân nặng giảm, da xanh xao.
- Chân tay gầy guộc, có thể kèm phù nề ở bụng, mặt.
- Trẻ em chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển.
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Da khô, kém đàn hồi, dễ bị tổn thương.
- Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh.
- Nhiệt độ cơ thể thấp.
Không giống các nguyên nhân khác, suy dinh dưỡng do các biểu hiện thiếu máu khác như:
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Da và niêm mạc nhợt nhạt.
- Tính khí thay đổi, khó chịu, dễ bực tức.
- Nhịp tim bất thường.
- Móng giòn, tóc dễ gãy rụng.
Khắc phục suy dinh dưỡng do thiếu máu
Cơ thể có các biểu hiện suy dinh dưỡng cho thấy tình trạng thiếu máu vừa đến nặng. Để xác định chính xác mức độ suy dinh dưỡng, thiếu máu, bạn cần đi khám bác sĩ. Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán và xây dựng một kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.
Cải thiện tình trạng thiếu máu
Trường hợp cơ thể suy dinh dưỡng do thiếu máu, bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ chỉ định bổ sung sắt và các nguyên liệu tạo máu. Các dưỡng chất quan trọng nhất cho quá trình tạo máu để khắc phục tình trạng này là:
Sắt đóng vai trò quan trọng tổng hợp huyết sắc tố
Thiếu máu do thiếu sắt là một dạng thiếu máu phổ biến. Khi thiếu sắt, cơ thể không đủ sắt để sản xuất huyết sắc tố là hemoglobin. Đây là thành phần quan trọng của hồng cầu giúp cho máu có màu đỏ tươi và phân phối oxy đến khắp các mô của cơ thể.
Việc bổ sung sắt được chứng minh là cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng huyết sắc tố và dự trữ sắt hiệu quả [3]Daily iron supplementation for improving anaemia, iron status and health in menstruating women. Truy cập ngày … Continue reading. Do đó, bổ sung sắt rất cần thiết và quan trọng.
Tùy theo mức độ thiếu máu, nhu cầu bổ sung sắt của mỗi người, mỗi giai đoạn khác nhau. Với trường hợp thiếu máu nặng, nhu cầu bổ sung sắt mỗi ngày có thể lên đến 150 – 200mg [4]Iron Deficiency Anemia. Truy cập ngày … Continue reading. Tuy nhiên, trường hợp này cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ.
Sắt sinh học Ferrolip được đánh giá là sản phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho người thiếu máu:
- Sắt được bao bọc bởi lớp màng liposome, hấp thu toàn diện vào cơ thể.
- Thân thiện với cơ thể, không gây tình trạng kích ứng tiêu hóa, nóng trong, táo bón.
- Dạng sắt buccal tiện lợi tan trực tiếp trong miệng và không cần uống cùng nước.
- Hương chanh thơm ngon, thanh mát, không có dư vị kim loại khi uống.
Các nguyên liệu tạo máu quan trọng khác
Bên cạnh sắt, các thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu khác là:
- Acid folic: Đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo hồng cầu và chuyển hóa dưỡng chất. Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, rau có lá màu xanh, đậu, quả hạch,…
- Vitamin A, vitamin C, đồng: Vitamin A, vitamin C hay đồng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Thay vào đó, chúng hỗ trợ hấp thu sắt để tạo máu của cơ thể.
Khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể
Điều trị suy nhược cơ thể do thiếu máu cần cải thiện cả nguyên nhân và triệu chứng. Bên cạnh việc bổ sung sắt, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng cải thiện sức khỏe.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Khi cơ thể bị suy nhược, giải pháp quan trọng nhất là cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ và đa dạng. Bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với đầy đủ dinh dưỡng: tinh bột, đạm, chất béo, đường,…
Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bổ sung lượng calo cần lớn hơn lượng calo tiêu thụ.
- Các bữa chính cần phối hợp đầy đủ các dưỡng chất cơ bản trên, không thừa hoặc thiếu chất nào.
- Bên cạnh 3 bữa ăn chính, hãy bổ sung thêm các bữa phụ để tăng lượng calo. Ngoài ra, bạn không ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa mà nên chia thành các bữa nhỏ để tăng khả năng hấp thu.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho cơ thể, chế độ luyện tập và sinh hoạt rất quan trọng. Luyện tập giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bạn nên chọn các bài tập phù hợp với bản thân mình và có thể tăng dần về cường độ.
Chất lượng giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sức khỏe con người. Giấc ngủ sâu, trọn vẹn giúp cơ thể nhanh hồi phục và khỏe khoắn hơn. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình một nhịp sinh học khoa học và phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, nhịp sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hãy cân đối thời gian ngủ nghỉ và làm việc hợp lý, hạn chế tối đa căng thẳng, mệt mỏi.
Hạn chế tối đa những thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như thức khuya, bỏ bữa, lười vận động,…
Suy dinh dưỡng do thiếu máu tuy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu cơ thể được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ rất nhanh hồi phục. Để được các chuyên gia tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe, hãy liên hệ đến tổng đài của Ferrolip qua hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại https://ferrolip.vn/.
References
↑1 | Functions of blood: transport around the body. Truy cập ngày 30/01/2023. https://www.blood.co.uk/news-and-campaigns/the-donor/latest-stories/functions-of-blood-transport-around-the-body/#:~:text=The%20blood%20carries%20nutrients%20such,body%20where%20they%20are%20needed |
---|---|
↑2 | Malnutrition. Truy cập ngày 30/01/2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22987-malnutrition |
↑3 | Daily iron supplementation for improving anaemia, iron status and health in menstruating women. Truy cập ngày 30/01/2023. https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD009747.pub2/full |
↑4 | Iron Deficiency Anemia. Truy cập ngày 30/01/2023. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/iron-deficiency-anemia#:~:text=in%20your%20intestines.-,Treatment%20of%20Iron%20Deficiency%20Anemia,your%20body%20absorb%20the%20iron |