Bà bầu bị ngứa khi mang thai không phải là trường hợp hiếm gặp. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mang lại cảm giác khó chịu cho mẹ. Dưới đây là những mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu hiệu quả.
Vì sao bà bầu bị ngứa khi mang thai
Thời gian mang thai là giai đoạn người phụ nữ gặp nhiều thay đổi về thể chất lẫn tâm lý, một trong số biểu hiện bằng triệu chứng ngứa. Ngứa tức là cảm giác khó chịu ngoài da, thôi thúc bà bầu đáp ứng bằng hành động gãi để giảm bớt cơn ngứa.
Ngứa có thể xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân, bụng, trường hợp nặng nhiều bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Nguyên nhân gây ngứa rất đa dạng [1]Itching During Pregnancy: Causes, Home Treatments, and When to See a Doctor. Ngày truy cập: 28/4/2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/itching-during-pregnancy:
- Thay đổi hormone: Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao khiến mạch máu của bà bầu bị giãn và gây cảm giác ngứa. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh vì nồng độ estrogen sẽ dần trở về chỉ số bình thường.
- Tăng cân nhanh: Mỗi ngày trôi qua, em bé lại lớn lên từng chút một. Để thích nghi với sự phát triển của em bé, da bụng cũng phải dãn dần ra. Khi da bị kéo dãn quá mức sẽ gây ra các vết rạn, kèm theo đó là cơn ngứa phần bụng. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ngứa phổ biến nhất.
- Viêm nang lông, viêm da: Đây là bệnh lý nang lông bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Biểu hiện là chân lông nổi lên các nốt sần, mụn, mẩn đỏ và cảm giác ngứa. Trường hợp này dễ gặp nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Ứ mật: Ứ mật thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách, khiến dịch mật không lưu thông được bình thường. Vì thế lượng dịch tích tụ dưới da và gây ngứa. Kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, vàng da hoặc buồn nôn. Ứ mật ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
- Ngứa vùng kín: Khi cơ quan sinh dục bị ảnh hưởng bởi nấm hoặc vi khuẩn gây viêm nhiễm, chị em sẽ cảm thấy những cơn nóng rát, ngứa râm ran ở hai bên mép âm hộ hoặc trong âm đạo.
- Mồ hôi: Thời tiết nắng nóng, kèm theo tình trạng làm việc nặng nhọc khiến mẹ tiết quá nhiều mồ hôi. Nếu không được vệ sinh kịp thời có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi hoặc dầu thừa tồn đọng nhiều dưới da khiến da bị viêm và hiện các nốt mẩn ngứa.
- Dư thừa canxi hoặc sắt: Bà bầu sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, canxi với khả năng hấp thu thấp hoặc hàm lượng quá cao khiến cơ thể không hấp thu hết. Lượng khoáng chất dư thừa bị tích tụ trên hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng gây nóng trong. Do đó cơ thể sẽ biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng nổi mụn, ngứa ngáy khắp người, phát ban,…
>>> Xem thêm: 30 điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai mẹ cần lưu ý
11 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu
Từ lâu, khi bà bầu bị ngứa, ông cha ta đã nghĩ đến giải pháp điều trị hoặc giảm ngứa bằng các loại lá hoặc thảo dược đơn giản, dễ dàng tìm kiếm xung quanh. Mẹ có thể tham khảo 11 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu dưới đây:
Tắm bằng lá khế trị ngứa cho bà bầu
Lá khế được biết đến với công dụng giải độc và giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn rất tốt nên mẹ bầu có thể sử dụng để điều trị ngứa do nóng trong hoặc viêm. Mỗi lần sử dụng mẹ bầu chỉ cần dùng 100g lá khế, ngâm với nước muối trong 20 phút rồi vớt ra để ráo.
Tiếp đến mẹ vò nát lá khế và cho vào nước đun sôi khoảng 15 phút. Mẹ dùng chính nước lá khế này để pha nước tắm, lá khế vụn thì dùng chà nhẹ lên da. Mỗi ngày tắm khoảng 15 phút, mỗi tuần 3 – 4 lần là sẽ có hiệu quả.
Tắm bằng bột yến mạch
Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra, các sản phẩm kem có thành phần bột yến mạch có khả năng làm giảm tình trạng khô ngứa, bong tróc do dị ứng. Tiếp đến thành phần saponin trong yến mạch cũng có tác dụng như một chất tẩy rửa dịu nhẹ, an toàn giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, dịu da ngứa và làm giảm tắc nghẽn lỗ chân lông da, giảm mụn [2]What are the potential benefits of oatmeal for the skin? Ngày truy cập: 23/4/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/oatmeal-benefits-for-the-skin.
Mẹ nên sử dụng yến mạch dạng bột mịn, trộn cùng một trong những thành phần sau: nước, lòng trắng trứng, mật ong hoặc dầu hạnh nhân. Phối hợp vừa đủ đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt và bôi lên vùng da bị ngứa. Sau đó mẹ massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước là được.
Tắm bằng nước chè xanh
Lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, ngứa ngáy hiệu quả. Tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn những lá chè tươi, rửa sạch bằng muối rồi vò nát.
Sau đó mẹ cho chè vào nước đun sôi, ngâm khoảng 15 – 30 phút đến khi nước chè chuyển màu vàng. Mẹ sử dụng nước chè này pha loãng với nước lạnh đến nhiệt độ phù hợp để tắm. Mỗi tuần tắm 3 – 4 lần sẽ khiến các vết mẩn ngứa, vết đỏ, thậm chí mụn cũng sẽ lặn dần. Nước chè xanh cũng có thể sử dụng để rửa vùng kín trong trường hợp viêm nhiễm.
>>> Xem thêm: 15 bài thuốc dân gian chữa thiếu máu não hiệu quả nhất
Tắm bằng muối biển
Muối biển được sử dụng để sát khuẩn, khiến vi khuẩn, virus bị mất nước, bất hoạt và chết dần. Vì vậy chúng thường được sử dụng để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm với chi phí thấp.
Cách tắm bằng muối biển rất đơn giản. Mẹ chỉ cần pha muối với nước tắm theo tỷ lệ 1 phần muối: 10 phần nước. Sau đó dùng tay sạch khuấy đều đến khi muối tan hết. Sau đó mẹ chỉ cần dùng nước muối xoa nhẹ nhàng vùng da bị ngứa, thậm chí cả vùng kín trong khoảng 4 – 5 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tắm bằng nước sài đất
Sài đất là cây thảo dược được sử dụng nhiều để giảm bớt triệu chứng của ngứa da, mẩn đỏ hoặc viêm da cơ địa. Sài đất giàu saponin, dimethyl wedelolacton, norwedelic acid, muối vô cơ nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Để pha chế nước tắm sài đất, mẹ chuẩn bị 70g sài đất, 15g kim ngân hoa, 10g bồ công anh. Sau đó mẹ nấu chúng với 2 lít nước. Sau khi để nguội và lọc cặn thì dùng làm nước tắm hàng ngày.
Tắm bằng lá trầu không
Một loại lá chữa ngứa cho bà bầu cực kỳ đơn giản mà hiệu quả không nên bỏ qua là lá trầu không. Thành phần tanin, estragole, methyl eugenol, allylcatechol, cineol,… trong lá làm tăng khả năng giảm viêm và kháng khuẩn, thậm chí giúp vùng da tổn thương hồi phục nhanh chóng.
Để chế nước tắm bằng lá trầu không, mẹ dùng một nắm lá đã rửa sạch, ngâm với nước muối rồi vớt ra cho ráo nước. Vò nhẹ lá rồi thả vào nồi 3 lít nước đang sôi, đun thêm khoảng 10 phút nước. Mẹ bầu sẽ sử dụng nước này, có thể pha thêm nước để có nhiệt độ thích hợp, dùng tắm hàng ngày.
Sử dụng nha đam
Công dụng chính của chất gel trong nha đam là kháng khuẩn, kháng viêm, giảm kích ứng da, giảm ngứa và nóng rát do nhiễm trùng. Mẹ bầu có thể trị ngứa bằng nha đam chỉ với vài bước.
Đầu tiên, mẹ lọc phần vỏ và chỉ lấy phần thịt nha đam. Mẹ cắt thành những lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa khoảng 15 phút, 2 – 3 lần mỗi ngày rồi rửa sạch bằng nước hoặc khăn ẩm. Vùng da ngứa sẽ nhanh chóng dịu lại, thậm chí ẩm hơn và dễ hồi phục hơn.
Sử dụng gạc lạnh
Đây là phương pháp làm giảm cơn ngứa tạm thời. Mẹ bầu chuẩn bị một tấm gạc mỏng thấm nước mát. Sau khi để khoảng 10 – 15 phút, cảm giác ngứa sẽ thuyên giảm. Mẹ có thể thay thế gạc bằng túi chườm lạnh hoặc nước đá.
Sử dụng mướp đắng
Mướp đắng cũng là loại thực phẩm lành tính điển hình để hỗ trợ điều trị ngứa ngáy cho bà bầu. Trong mướp đắng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm chống nấm như phenolic, polyphenol, α-momorcharin nên có tác dụng giảm ngứa do nhiều nguyên nhân gây nên.
Mẹ bầu sử dụng 1 quả mướp đắng còn xanh. Sau khi rửa sạch, bỏ phần ruột thì cắt hạt lựu rồi đem xay nhuyễn đến khi có được dung dịch sền sệt. Trước khi bôi phần mướp đắng lên da, mẹ hãy vệ sinh sạch vùng da ngứa. Đắp mướp đắng khoảng 15 phút mỗi ngày rồi rửa sạch bằng nước là được.
Sử dụng lá kinh giới
Người Việt thường sử dụng lá kinh giới như loại rau thơm trong nhiều món ăn. Đồng thời loại lá này cũng được ông bà rỉ tai nhau về công dụng trị ngứa, mề đay, viêm da dị ứng. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, thành phần d-menthol, d-limonene, menthol racemic có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm.
Để chữa trị ngứa, bà bầu sử dụng hỗn hợp rượu trắng và lá kinh giới. Nguyên liệu bao gồm 100g rượu và 150ml rượu trắng. Lá kinh giới sau khi rửa sạch sẽ cho vào xay nhuyễn hoặc giã nát bằng cối. Tiếp đến, phần lá này sẽ được trộn với rượu và đắp trực tiếp lên da trong vòng 15 phút/ngày. Sau đó mẹ có thể rửa lại bằng nước sạch.
Sử dụng ngải cứu
Ngải cứu chứa lượng lớn tinh dầu với khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên thường được dùng trong các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,…. Vì thế mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần dùng ngải cứu đã rửa sạch, làm ráo nước rồi xay nhuyễn. Sau đó mẹ đắp lên vùng da ngứa khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ thấy giảm đáng kể những cơn ngứa khó chịu.
Mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu có an toàn không?
Các mẹo dân gian trị ngứa nổi mề đay cho bà bầu chỉ nên áp dụng khi các triệu chứng ngứa ở mức nhẹ. Các phương pháp này cũng tồn tại những ưu nhược điểm nhất định:
Ưu điểm:
- An toàn, lành tính cho mẹ bầu và thai nhi
- Dược liệu có sẵn, dễ tìm
- Không tốn kém
- Cách thức thực hiện đơn giản
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng được khi tình trạng ngứa, nổi mề đay ở mức nhẹ
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh
- Hiệu quả chậm
Bị ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo thống kê, tình trạng ngứa khi mang thai xảy ra với hơn 40% thai phụ. Thông thường tình trạng này sẽ không gây nguy hiểm đến bà bầu cũng như không ảnh gì đến em bé. Tuy nhiên, ngứa ngáy kéo dài dễ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ hoặc khi thời tiết nắng nóng thì cơn ngứa có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Một số trường hợp mẹ bầu gãi quá nhiều khiến da bị trầy xước, chảy máu khá mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Vì vậy nếu cơn ngứa kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách xử lý sớm.
Một số tình huống mẹ cần hết sức chú ý khi xuất hiện kèm với cơn ngứa:
- Ngứa toàn thân kèm triệu chứng vàng da: Đây là dấu hiệu điển hình khi ứ mật thai kỳ tại gan. Các vết ngứa sẽ lan ra toàn thân kèm đau rát, ửng đỏ do gãi.
- Ngứa và đóng vảy ngoài da: Không còn là ngứa do thay đổi sinh lý nữa mà mẹ đang mắc các bệnh da liễu khác như vảy nến, chàm,…
- Ngứa kèm sốt: Nếu cơn ngứa xuất hiện cùng cơn phát ban hoặc nóng sốt thì hãy cẩn thận, mẹ có thể đã mắc thủy đậu hoặc bệnh do virus herpes gây ra.
>>> Xem thêm: Mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng ngứa cho mẹ bầu
Đa phần mẹ bầu đều khó tránh khỏi ngứa nội tiết trong quá trình mang thai. Do đó thay vì sử dụng thuốc, mẹ có thể sử dụng các biện pháp giảm ngứa như tắm thảo dược, massage,…
Các trường hợp ngứa khác sẽ có biện pháp giảm thiểu tương ứng:
- Ngứa do rạn da: Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm hoặc tinh dầu cho da rạn. Mẹ có thể đến hiệu thuốc hoặc nhờ chuyên gia tư vấn sản phẩm thích hợp.
- Ngứa do sản phẩm bổ sung: Với trường hợp ngứa do sử dụng thực phẩm bổ sung hấp thu kém dẫn đến dư thừa dưỡng chất, nóng trong và ngứa ngáy khó chịu thì mẹ bầu cần tìm kiếm sản phẩm khác hấp thu tốt hơn. Nhờ đó mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa xảy ra. Ví dụ bổ sung sắt mẹ có thể chọn sắt sinh học Ferrolip. Sản phẩm bổ sung canxi thì canxi Menacal cũng được chuyên gia đánh giá cao về khả năng hấp thu trên đường tiêu hóa, không gây lắng đọng trong cơ thể.
Ngoài ra, chị em cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng sữa tắm có pH vừa phải, không kích ứng, đặc biệt với người có da nhạy cảm. Đồng thời bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh giúp cải thiện đáng kể tình trạng lên mụn, nóng trong.
Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế ra ngoài khi trời nắng và tránh tiếp xúc với dụng cụ cũ bẩn, động vật cũng là thói quen tốt giúp giảm tỷ lệ các cơn ngứa xuất hiện ở bà bầu.
Những lưu ý khi bị ngứa nổi mề đay
Để tránh tổn thương da trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần chú ý [3]Itching during pregnancy: What’s normal, what’s not. Ngày truy cập: 28/4/2024.
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/itching-during-pregnancy_9450:
- Hạn chế gãi: Gãi nhiều chỉ khiến mẹ ngứa thêm hơn. Vì vậy, mẹ có thể xoa nhẹ vùng ngứa hoặc dùng khăn, túi chườm mát để giảm bớt cơn ngứa khó chịu
- Giữ ẩm và phòng ngừa rạn da: Bôi nhẹ nhàng tinh dầu (dầu dừa, olive, dầu hạnh nhân, dầu hướng dương) hoặc kem dưỡng ẩm có thể giảm bớt tình trạng rạn da. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế tắm nước nóng quá lâu vì dễ gây mất nước và làm khô da.
- Giữ vệ sinh: Mỗi ngày, mẹ hãy dùng loại sữa tắm dịu nhẹ và độ pH thích hợp để vệ sinh toàn thân. Thói quen này cũng giảm tỷ lệ viêm da do mồ hôi hoặc bụi bẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bặm: Thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn hoặc chất dị ứng mà không vệ sinh sạch ngay sau đó sẽ làm tăng tổn thương cho làn da và khiến vết ngứa ngày càng nặng hơn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu có đề kháng khỏe mạnh để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Các đồ ăn cay nóng cũng nên được hạn chế để không gây nóng trong, mụn nhọt,…
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát: Bà bầu nên ưu tiên lựa chọn trang phục từ cotton mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi và không kích ứng cho da. Các trang phục sáng màu cũng ít hấp thu nhiệt hơn khi mẹ đi ngoài trời nắng.
Mẹ hãy lưu lại những mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu trên đây nhé! Nếu muốn được các dược sĩ tư vấn chi tiết hơn về phương pháp trị ngứa, mẹ có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2).
References
↑1 | Itching During Pregnancy: Causes, Home Treatments, and When to See a Doctor. Ngày truy cập: 28/4/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/itching-during-pregnancy |
---|---|
↑2 | What are the potential benefits of oatmeal for the skin? Ngày truy cập: 23/4/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/oatmeal-benefits-for-the-skin |
↑3 | Itching during pregnancy: What’s normal, what’s not. Ngày truy cập: 28/4/2024. https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/itching-during-pregnancy_9450 |