Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Lưu ý cho mẹ

22/10/2024 5 lượt xem

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng giúp mẹ bầu phát hiện sớm và điều trị kịp thời tiểu đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm này đúng thời điểm. Vậy nếu không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Quá ngày có làm xét nghiệm được không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nguy cơ với mẹ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ đối mặt với các biến chứng xảy ra trong thai kỳ nhiều hơn [1]Gestational diabetes – Symptoms & causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
. Cụ thể như:

  • Tăng huyết áp: Thai phụ tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp và gặp nhiều biến chứng hơn như: tiền sản giật, sản giật, tai biến, suy gan, thai phát triển không đều,…
  • Sinh non: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non chiếm tới 26%
  • Đa ối: Thai phụ tiểu đường thai kỳ dễ gặp tình trạng đa ối, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
  • Sảy thai và thai chết lưu: Tỷ lệ sảy thai và thai lưu ở mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cao hơn so với những mẹ bầu khác.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Mẹ bầu nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt có khả năng bị nhiễm khuẩn niệu
  • Nguy cơ mắc tiểu đường type 2: Mẹ bầu có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ có khả năng cao mắc tiểu đường type 2 trong khoảng 5 – 16 năm sau sinh

Nguy cơ với thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn khiến thai nhi gặp các biến chứng [2]Gestational diabetes – Symptoms & causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
:

  • Thai nhi dễ bị dị tật, sảy thai
  • Thai to, tăng trưởng quá mức
  • Hạ glucose huyết tương và dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
  • Thai nhi dễ mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Tăng hồng cầu quá mức ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sinh ra bị vàng da

tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

  • Phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng, nên xét nghiệm là cách duy nhất để phát hiện bệnh sớm. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ như tiền sản giật, sản giật, sẩy thai,…
  • Giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi như sinh non, vàng da, thai tăng trưởng quá mức,…
  • Theo dõi và kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc thai kỳ: Khi phát hiện tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc đặc biệt bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện và thậm chí sử dụng insulin nếu cần thiết, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định cho mẹ và thai nhi.
  • Giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài của mẹ: Sau khi sinh, mẹ có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2. Việc phát hiện và quản lý tốt tiểu đường thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ này trong tương lai.

Tuy nhiên, một số mẹ bầu do áp lực tâm lý, căng thẳng, do chủ quan hoặc quên lịch khám nên đã băn khoăn không biết liệu không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những loại xét nghiệm được các bác sĩ đánh giá là rất cần thiết trong thai kỳ.

Việc phát hiện tiểu đường thai kỳ sớm giúp mẹ bầu có những biện pháp để can thiệp phù hợp về lối sống, chế độ ăn, sinh hoạt, thuốc điều trị,… Nhờ đó giúp phòng tránh các ảnh hưởng xấu của đường huyết đối với mẹ và thai nhi, đồng thời vẫn đảm bảo được sự phát triển của em bé.

mẹ bầu nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Quá ngày làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có làm được không?

Có thể thấy việc làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết. Vậy đâu là thời điểm vàng để mẹ bầu làm xét nghiệm?

  • Với mẹ bầu ít nguy cơ: Mẹ cần làm xét nghiệm dung nạp glucose vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ [3]Gestational diabetes – NHS. Truy cập ngày 22/10/2024.
    https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
    .
  • Với mẹ bầu có nguy cơ cao: Mẹ bầu cần tiến hành làm xét nghiệm dung nạp glucose ngay thời điểm khám thai lần đầu và lặp lại xét nghiệm vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Nếu mẹ quên không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tuần 24 – 28, thì mẹ không cần quá lo lắng bởi vì xét nghiệm này vẫn có thể thực hiện sau tuần thứ 28. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kết quả xét nghiệm vẫn có ý nghĩa: Ngay cả khi làm xét nghiệm muộn hơn, phát hiện tiểu đường thai kỳ vẫn giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị nếu cần, nhằm giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé trong phần còn lại của thai kỳ và trong quá trình sinh nở.
  • Giảm rủi ro sinh non và ngừa biến chứng: Nếu phát hiện đái tháo đường thai kỳ sau 28 tuần, việc quản lý và theo dõi sớm vẫn có thể giúp giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật, thai quá lớn và các vấn đề sức khỏe cho bé như hạ đường huyết sau sinh.
  • Cần giám sát chặt chẽ hơn: Nếu phát hiện muộn, bác sĩ có thể yêu cầu giám sát kỹ hơn mức đường huyết của mẹ và sức khỏe của thai nhi trong thời gian còn lại của thai kỳ. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên hơn hoặc đánh giá tình trạng phát triển của bé.

Do đó, nếu qua mốc thời điểm vàng làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là 24 – 28 tuần, mẹ vẫn nên thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

lưu ý khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Chi phí và địa chỉ xét nghiệm tiểu đường thai kỳ uy tín

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ sở y tế và phương pháp thực hiện. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện từ tuyến tỉnh, huyện đến các phòng khám tư nhân đều cung cấp dịch vụ này. Thông thường, chi phí tại các cơ sở y tế tư nhân sẽ cao hơn so với bệnh viện công. Do đó, các mẹ bầu cần xem xét cẩn thận về giá cả, chất lượng dịch vụ và trang thiết bị của từng cơ sở trước khi đưa ra quyết định.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói thường có giá dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đối với các xét nghiệm như dung nạp glucose hay HbA1c, chi phí sẽ cao hơn, thường từ 200.000 đến 500.000 đồng. Ngoài ra, các cơ sở y tế có thể thu thêm phí cho các dịch vụ khác như khám thai, tư vấn dinh dưỡng hoặc các xét nghiệm liên quan.

Khi có ý định làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ nên lựa chọn các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tận tình. Một số địa chỉ mẹ có thể tham khảo như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện đa khoa Tâm Anh, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec,…

Lưu ý cho mẹ bầu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một số lưu ý và kinh nghiệm cho mẹ bầu trước khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để có kết quả chính xác nhất:

  • Xét nghiệm khi bụng đói: Thường thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được tiến hành vào buổi sáng, sau khi mẹ bầu đã nhịn ăn từ 8-12 giờ. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn uống bất kỳ thứ gì ngoài nước lọc để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.
  • Tránh vận động mạnh trước khi xét nghiệm: Vận động mạnh hay tham gia các hoạt động thể thao có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm. Tốt nhất mẹ nên nghỉ ngơi và tránh mọi hình thức hoạt động nặng trước khi xét nghiệm.
  • Tránh sử dụng cà phê và thuốc lá: Caffeine trong cà phê hay các chất kích thích từ thuốc lá có thể làm kết quả xét nghiệm không chính xác. Vì vậy, mẹ bầu nên ngưng sử dụng những thứ này ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ cung cấp các hướng dẫn cụ thể về quy trình xét nghiệm, và mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ định. Nếu cảm thấy lo lắng, mẹ có thể nhờ người thân hoặc bạn bè đi cùng để hỗ trợ tinh thần trong quá trình xét nghiệm.

Vậy không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bầu nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về mang thai và sinh con, hãy truy cập website https://ferrolip.vn/ hoặc gọi đến tổng đài 1900 636 985 để được tư vấn.

References

References
1, 2 Gestational diabetes – Symptoms & causes – Mayo Clinic. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
3 Gestational diabetes – NHS. Truy cập ngày 22/10/2024.
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫