Khi nào nên uống sữa bầu? Những ai không nên uống?

30/07/2024 1828 lượt xem

Sữa bầu là nguồn dinh dưỡng dồi dào được nhiều mẹ lựa chọn bổ sung trong thai kỳ và thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, khi nào nên uống sữa bầu để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé? Hãy cùng Ferrolip giải đáp trong bài viết này!

Lợi ích của việc uống sữa bầu với mẹ và bé

Sữa bầu là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mẹ và bé. Sữa bầu chứa nhiều thành phần có lợi cho sự phát triển của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:

Đối với mẹ:

  • Protein trong sữa cung cấp cho mẹ nhiều năng lượng cần thiết trong thai kỳ
  • Canxi: Giúp mẹ bầu có đủ canxi, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương sau sinh
  • DHA: Giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
  • Sắt: Sắt giúp mẹ đủ máu trong thai kỳ, tránh các nguy cơ thiếu máu thiếu sắt với các triệu chứng nguy hiểm như: sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh,…
  • Kẽm: Tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu, giúp mẹ chống lại các tác nhân gây bệnh
  • I-ốt: Giúp mẹ tránh được các tình trạng như sinh non, bánh nhau bất thường, tiền sản giật,…
  • Vitamin D: Giúp cơ thể mẹ tăng khả năng hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe

Đối với thai nhi:

  • Canxi: Hỗ trợ sự phát triển xương và răng ở thai nhi, giúp thai nhi phát triển hệ xương toàn diện
  • Acid Folic: Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong những tháng đầu hình thành trong bụng mẹ
  • Omega 3: Giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh ở thai nhi
  • Protein: Là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành tế bào, phát triển hệ cơ, xương và máu cho thai nhi [1]Protein and Amino Acids. Truy cập ngày 20/07/2024.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235221/
  • Kẽm: Hỗ trợ sự phát triển đạt chuẩn về các chỉ số như kích thước, cân nặng của bé
  • I-ốt: Hỗ trợ phát triển não bộ và trí tuệ ở thai nhi
  • Sắt: Hỗ trợ thai nhi phát triển đủ cân, giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt
  • DHA: Phát triển hệ thần kinh và thị giác ở thai nhi

Như vậy, việc uống sữa bầu đều đặn trong suốt thai kỳ không chỉ giúp mẹ khoẻ mạnh mà thai nhi cũng được phát triển một cách toàn diện, giúp em bé có được một nền tảng tốt về sức khỏe, trí tuệ, tạo đà phát triển trong tương lai.

>>> Xem thêm: Bà bầu uống sữa Fami được không? Có cần uống thêm gì khác?

khi nào uống sữa bầu

Khi nào nên uống sữa bầu?

Trước khi mang thai

Chế độ ăn uống của đa số phụ nữ Việt Nam thường thiếu các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, acid folic,… Do đó các chị em nên bổ sung sữa bầu từ khi có ý định mang thai để tăng cường sức khỏe cũng như tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Ngoài ra, ống thần kinh ở thai nhi được hình thành từ rất sớm (trong 28 ngày đầu tiên của thai kỳ). Uống sữa bầu trước khi mang thai giúp mẹ có thêm acid folic để phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Trong thai kỳ

Bổ sung sữa trong suốt 9 tháng thai kỳ là đặc biệt cần thiết. Đây là khoảng thời gian bổ sung sữa bầu quan trọng nhất cho mẹ và bé. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm 2 – 3 ly sữa mỗi ngày [2]Milk consumption during pregnancy increases birth weight, a risk factor for the development of diseases of civilization. Truy cập ngày … Continue reading để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

Mẹ nên uống sữa bầu càng sớm càng tốt, ngay khi biết mình có thai. Đặc biệt tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ là thời điểm “vàng” để cơ thể mẹ bổ sung sữa bầu. Đây là thời kỳ thai nhi hình thành và phát triển hệ thống thần kinh, tủy sống, não, và các cơ quan quan trọng khác. Do đó mẹ bầu rất cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có trong sữa bầu để thai nhi được phát triển khoẻ mạnh.

Ngoài ra, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén, khó khăn trong việc ăn uống, chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời điểm này thường không được đảm bảo, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Khi đó, sữa bầu chính là nguồn dưỡng chất mà mẹ có thể bổ sung để cung cấp được lượng dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.

Sau khi sinh

Phụ nữ mang thai phải trải qua quá trình sinh nở mất rất nhiều sức và máu. Do đó, việc bổ sung sữa bầu không chỉ cần thiết trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, mà sau khi sinh nở, mẹ cũng hoàn toàn có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng này.

Nguồn dưỡng chất dồi dào trong sữa bầu sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi cơ thể, giảm mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt giúp mẹ cải thiện nguồn sữa cho con bú. Do vậy, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể uống sữa bầu đến khi cơ thể hồi phục hoàn toàn hoặc đến khi sinh bé được 1 tuổi.

cách uống sữa bầu

Mẹ nên uống sữa bầu vào thời điểm nào trong ngày?

Mẹ bầu có thể uống sữa bầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên có 2 thời điểm uống sữa bầu tốt nhất:

  • Mẹ có thể uống sau bữa ăn sáng khoáng 1 – 2 giờ để không gây áp lực cho hệ tiêu hoá, tránh được các tình trạng như ợ nóng, khó tiêu, đau dạ dày.
  • Mẹ có thể uống sữa bầu vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Đây cũng là thời điểm cơ thể mẹ và thai nhi hấp thu dưỡng chất từ sữa tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu không nên uống sữa rồi đi ngủ ngay vì dễ khiến cho mẹ bị đầy bụng, trằn trọc, khó ngủ.

Những ai không nên uống sữa bầu?

Sữa bầu rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, với một số trường hợp, mẹ không nên uống sữa bầu vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ và bé:

  • Người bị rối loạn chuyển hoá đường lactose: Sữa bầu thường chứa lactose, một loại đường có trong sữa. Mẹ bầu bị rối loạn chuyển hóa lactose khi uống sữa bầu có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, và buồn nôn. Để tránh tình trạng này, mẹ nên chọn các loại sữa không chứa lactose hoặc thay thế bằng các sản phẩm bổ sung khác.
  • Người bị trào ngược dạ dày, thực quản: Chất béo có trong sữa bầu có thể gây áp lực co thắt thực quản và dạ dày, khiến cho bệnh trào ngược dạ dày, thực quản của mẹ nặng hơn.
  • Người bị viêm túi mật và tuyến tụy: Mẹ bầu bị viêm túi mật và tuyến tụy khi uống sữa bầu thường xuyên sẽ gây áp lực lên túi mật và tuỵ bằng cách phải tiết ra ra enzym lipase để hấp thu chất béo có trong sữa và khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Người béo phì: Sữa bầu thường có hàm lượng calo cao để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên trong thai kỳ. Mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì cần thận trọng trong việc bổ sung sữa bầu để tránh tăng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Người bị dị ứng các thành phần có trong sữa bầu: Mẹ bầu nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sữa bầu cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó khi lựa chọn sữa bầu, mẹ cần xem xét kỹ bảng thành phần để chọn cho mình dòng sữa phù hợp nhất.

Những lưu ý khi bổ sung sữa bầu

sữa cho bà bầu

Việc uống sữa bầu tưởng chừng đơn giản nhưng mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để không biến “lợi” thành “hại”:

  • Mẹ không nên uống sữa chung với các sản phẩm bổ sung sắt. Canxi có trong sữa khi kết hợp với sắt sẽ tạo thành kết tủa muối không tan và lắng đọng trong cơ thể, mẹ sẽ không thể hấp thu được sắt. Để an toàn thì mẹ nên uống sắt và sữa bầu cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ vẫn có thể uống được sữa bầu tuy nhiên cần lựa chọn sữa kỹ càng bởi đa số loại sữa chứa các thành phần làm tăng lượng đường huyết ở mẹ. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên đọc kỹ bảng thành phần. Mẹ cần lựa chọn các loại sữa có lượng đường phù hợp hoặc sữa không đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, Bên cạnh đó, mẹ cần tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn.
  • Chọn sữa bầu chất lượng: Mẹ cần mua sữa bầu từ các thương hiệu và đại lý uy tín, kiểm tra kỹ càng thành phần, nguồn gốc xuất xứ, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Uống lượng vừa đủ: Mẹ bầu nên bổ sung lượng sữa từ 250 – 500ml trong thai kỳ [3]Milk consumption during pregnancy increases birth weight, a risk factor for the development of diseases of civilization. Truy cập ngày … Continue reading và có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, tránh uống quá nhiều có thể đẫn dến tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cũng cần có sự tư vấn từ bác sĩ. Nếu mẹ cảm thấy khó uống trong 1 lần thì có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống.
  • Điều chỉnh nếu có dấu hiệu dị ứng: Nếu mẹ bầu phát hiện cơ thể có các dấu hiệu dị ứng hoặc các phản ứng không mong muốn sau khi uống sữa bầu, mẹ cần ngưng sử dụng sữa ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý: Sữa bầu nhiều dưỡng chất nhưng chỉ là một phần trong chế độ ăn uống của bà bầu. Các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, kết hợp với sữa bầu để mang lại hiệu quả cao.

Với những thông tin trên đây, hy vọng mẹ bầu đã có được câu trả lời cho câu hỏi khi nào nên uống sữa bầu. Mong rằng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách bổ sung sữa bầu một cách khoa học và hiệu quả nhất. Hãy theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về cẩm nang làm mẹ nhé!

References

References
1 Protein and Amino Acids. Truy cập ngày 20/07/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235221/
2, 3 Milk consumption during pregnancy increases birth weight, a risk factor for the development of diseases of civilization. Truy cập ngày 20/07/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4302093/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫