Sinh mổ hiện nay ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tùy cơ địa mỗi người cũng như sự khéo léo của bác sĩ mà sẹo vết mổ sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ chân thực nhất các hình ảnh vết mổ sau sinh theo thời gian và các biến chứng để mẹ có thể tham khảo, so sánh và đối chiếu.
Những loại vết rạch khi sinh mổ
Có 2 loại vết mổ sinh đó là vết rạch dọc và vết rạch ngang. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi mẹ bầu mà bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định hình thức mổ phù hợp, tránh biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.
Vết rạch dọc
Vết rạch dọc thường được áp dụng trước đây với một đường rạch ở chính giữa bụng, nối dài từ vùng rốn đến phía phần mu.
Ưu điểm:
- Phù hợp với những mẹ bầu phải cấp cứu do vỡ tử cung, chửa ngoài dạ con, thai phụ mất nhiều máu,…
- Thích hợp với những biến chứng của phẫu thuật, phải mở rộng vết mổ
Nhược điểm:
- Thai phụ phải chịu nhiều đau đớn do vết mổ sâu và dài
- Thời gian hồi phục lâu hơn
- Mất thẩm mỹ do sẹo xấu
Vết rạch ngang
Hiện nay, vết rạch ngang được áp dụng phổ biến hơn, chiếm 90% các ca đẻ mổ. Vết rạch sẽ nằm ngang ở vùng bụng dưới, phía trên vùng mu.
Ưu điểm:
- Giảm rủi ro biến chứng, tránh được tình trạng thai phụ mất quá nhiều máu.
- Giảm rủi ro rách vết mổ nếu mẹ mang thai lần lần tiếp theo gần với lần trước đó
- Thời gian hồi phục nhanh, không gây mất thẩm mỹ bằng vết rạch dọc
Nhược điểm:
- Thời gian phẫu thuật lâu hơn so với mổ rạch dọc
- Bác sĩ thực hiện mổ phải là người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm
10+ hình ảnh vết mổ sau sinh
Nếu mẹ thắc mắc vết mổ sau sinh có hình dạng như thế nào hoặc liệu vết mổ của mình có bình thường hay không, hãy tham khảo các hình ảnh vết mổ sau sinh dưới đây:
Hình ảnh vết mổ sau sinh theo thời gian
Hình ảnh vết mổ sau sinh 1 tháng
Sau 1 tháng, vết mổ sau sinh thường đã lành nhưng có thể vẫn còn hơi đau hoặc cảm giác căng tức. Da ở khu vực vết mổ có thể bị sưng nhẹ và có màu đỏ hoặc hồng, nhưng không còn nguy cơ nhiễm trùng cao nếu được chăm sóc đúng cách.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 2 tháng
Sau 2 tháng, vết mổ sau sinh thường đã liền da nhưng vẫn có thể còn hơi căng tức và nhạy cảm. Màu sắc vết sẹo có thể hồng nhạt hoặc đỏ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Xung quanh vết mổ có thể tê mất cảm giác tạm thời, nhưng sẽ dần hồi phục.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 3 tháng
Sau 3 tháng sinh mổ, vết mổ thường đã liền hoàn toàn và chuyển từ màu đỏ sang màu hồng hoặc trắng nhạt. Da xung quanh vết mổ có thể còn hơi cứng hoặc có cảm giác tê nhẹ, nhưng dần mềm hơn theo thời gian.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 4 tháng
Sau 4 tháng, vết mổ thường đã lành hoàn toàn, trở nên mềm hơn và ít đau. Màu da tại vị trí mổ có thể chuyển từ đỏ sang màu trắng hoặc hồng nhạt. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng sẹo lồi. Mẹ có thể sẽ cảm thấy căng tức nhẹ hoặc ngứa. Đây là dấu hiệu bình thường khi vết sẹo tiếp tục hồi phục.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 6 tháng
Sau 6 tháng, vết mổ sau sinh sẽ lành hẳn và mềm hơn trước. Vết sẹo có thể mờ đi, nhưng vẫn còn hiện rõ trên da, có màu trắng hoặc hồng nhạt. Thông thường sẹo sẽ thể phẳng và ít gây đau. Một số mẹ có cơ địa nhạy cảm có thể cảm thấy căng, ngứa. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu thường giảm dần theo thời gian, và mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng trở lại.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 2 năm
Sau 2 năm, vết mổ sau sinh thường đã lành hoàn toàn, trở nên mờ và phẳng hơn so với giai đoạn ban đầu. Màu sắc vết mổ có thể thay đổi từ đỏ hoặc hồng sang trắng hoặc nâu tùy theo cơ địa.
Hình ảnh vết mổ sau sinh 3 năm, 4 năm, 5 năm
Vết mổ sau sinh 3 – 5 năm thường đã lành hoàn toàn và mờ dần, trở thành một đường sẹo nhỏ trên bụng. Đa số phụ nữ không còn cảm giác đau đớn hay khó chịu tại vị trí vết mổ, sẹo có thể phẳng hoặc hơi lồi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Đối với nhiều người, vết sẹo có thể nhỏ và khó nhận thấy, màu sắc và độ rõ của sẹo phụ thuộc vào cơ địa từng người.
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị đỏ
Vết mổ sau sinh bị đỏ có thể là do bị viêm hoặc kích ứng ở vết thương. Vết mổ có thể bị đỏ và sưng nhẹ, nhưng nếu mẹ thấy các dấu hiệu như rỉ nước ở vết mổ, nóng, đau nhức vết thương, sốt cao hơn 38 độ thì cần đến bệnh viện ngay vì vết mổ có thể đã bị nhiễm trùng.
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị lồi
Vết mổ sau sinh bị lồi thường có biểu hiện là vết sẹo trên da nổi cao hơn mức da xung quanh. Đó là một dạng sẹo lồi, với viền sẹo thường dày, đỏ hoặc hồng, và có thể cảm thấy ngứa hoặc đau. Kích thước của vết mổ có thể tăng lên theo thời gian và không đồng đều với bề mặt da. Tình trạng này xảy ra do quá trình sản xuất collagen quá mức trong quá trình lành vết thương.
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị hở
Vết mổ sau sinh bị hở thường có biểu hiện là khe hở hoặc vết rách trên da tại vị trí vết mổ, có thể kèm theo tình trạng chảy dịch hoặc mủ. Khu vực xung quanh có thể đỏ, sưng, và đau. Nếu không được điều trị kịp thời, vết hở có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc kéo dài thời gian phục hồi. Việc theo dõi và chăm sóc vết mổ đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo vết mổ lành lại hoàn toàn và không gặp phải biến chứng.
Hình ảnh vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng
Khi vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng, vùng da quanh vết mổ sẽ tấy đỏ, có thể kèm theo các hiện tượng như mưng mủ, chảy dịch có mùi hôi, sưng nóng, đau nhức, thậm chí tấy sốt. Khi có các dấu hiệu trên, sản phụ nên nhanh chóng đến bệnh viện để có phương hướng điều trị kịp thời.
Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?
Chỉ khâu vết mổ sau sinh là loại chỉ tự tiêu. Sau 6 tuần chỉ sẽ tự tiêu hết không cần phải đi cắt chỉ. Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau, phụ thuộc vào độ khó của ca mổ, cơ địa và cách chăm sóc vết mổ sau sinh của sản phụ.
Thông thường khoảng 3 tháng sau sinh, vết mổ đẻ được coi là lành hẳn. Mẹ không còn cảm giác đau ngứa khó chịu xung quanh vết mổ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và cách chăm sóc, một số sản phụ có thể gặp các biến chứng như vết mổ sau sinh bị sưng, mưng mủ, nhiễm trùng,… Điều này khiến cho thời gian hồi phục vết thương trở nên lâu hơn. Thậm chí một số mẹ sau sinh vẫn cảm thấy đau vết mổ đến hơn 1 năm. Do đó, nếu có dấu hiệu bất thường nào, mẹ nên đến thăm khám tại bệnh viện để điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành
Để vết mổ sau sinh nhanh lành, tránh biến chứng và sẹo xấu, mẹ cần chăm sóc vết thương đúng cách. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành:
- Tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu
- Luôn giữ vết mổ khô sạch. Dùng khăn bông mềm để lau người, đặc biệt là vùng vết mổ. Lau nhẹ nhàng để vết mổ được khô ráo, tránh nhiễm trùng
- Không tự ý bôi, chườm đắp các loại thuốc, lá, muối nóng,… lên vết mổ, tránh nguy cơ nhiễm trùng
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vết mổ
- Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt
- Thường xuyên theo dõi vết mổ để phát hiện bất thường kịp thời
- Đi lại, vận động nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu giúp vết mổ nhanh lành
- Không ăn đồ ăn nhiều đường và các thực phẩm từ đậu tương vì dễ gây táo bón, đầy hơi cho mẹ
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, bổ sung đa dạng thực phẩm giàu canxi, sắt, protein giúp phục hồi sức khỏe, tái tạo mô làm lành vết thương
- Tránh các thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản vì có thể khiến vết thương chậm lành
- Kiêng ăn rau muống, gạo nếp, thịt gà, lòng trắng trứng,… vì dễ gây sẹo lồi, mưng mủ vết thương
Như vậy, bài viết trên đây đã mang đến cho mẹ những hình ảnh vết mổ sau sinh thay đổi theo thời gian, dấu hiệu biến chứng của vết mổ cùng cách chăm sóc để vết thương nhanh lành. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về mang thai và sinh con.