Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh – 10 điều mẹ cần kiêng

15/10/2024 926 lượt xem

Sau sinh, cơ thể người trải qua nhiều thay đổi đột ngột và cần thời gian để hồi phục. Kiêng cữ sau sinh như một phong tục lâu đời của người Việt và đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ hiện đại xem nhẹ hoặc bỏ qua việc này, dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Vậy hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là gì và những điều kiêng cữ nào mẹ cần tuân thủ để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kiêng cữ sau sinh có cần thiết không?

Kiêng cữ được cả y học phương Đông lẫn phương Tây công nhận là cần thiết để người mẹ hồi phục sau chuyến vượt cạn ‘sinh tử’. Bởi trong suốt 9 tháng mang thai, cơ thể mẹ thay đổi nhiều về thể chất như nội tiết tố, cơ thể bị kéo dãn để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phải chia sẻ nhiều dưỡng chất và tổn thương, đặc biệt cơ quan sinh sản.

Không những vậy trong suốt quá trình sinh thường hoặc sinh mổ, mẹ có thể mất đến 1 – 2 lít máu. Chính vì thế, việc kiêng cữ giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi nhanh hơn và tránh các biến chứng về sau như thiếu máu, suy giảm sức khỏe, sa tử cung,…

Nếu không kiêng cữ hợp lý, mẹ có nguy cơ mắc các bệnh lý kéo dài như đau nhức xương, đau mỏi tay chân, mờ mắt, loãng xương, viêm khớp hoặc vấn đề nội tiết. Những vấn đề này không chỉ tạo cảm giác khó chịu trong thời gian ngắn mà lâu dần, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mẹ.

Kiêng cữ sau sinh rất cần thiết
Kiêng cữ sau sinh rất cần thiết

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Mẹ không kiêng cữ sau sinh và xảy ra biến chứng đến sức khỏe không phải là hiếm gặp. Những hậu quả thường xuất hiện là:

  • Thiếu máu: Theo nghiên cứu, khoảng 25 – 30% phụ nữ sau sinh bị thiếu máu, chủ yếu là do mất máu trong quá trình sinh nở. Nếu không bổ sung đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ dễ dàng bị mệt mỏi, chóng mặt và suy nhược cơ thể. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn giảm khả năng sản xuất sữa cho em bé [1]Postpartum anemia I: definition, prevalence, causes, and consequences. Ngày truy cập: 13/10/2024.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21710167/
    .
  • Suy giảm sức khỏe: Ngoài thiếu máu, mẹ còn có thể gặp các biến chứng khác như đau nhức, thiếu ngủ, rụng tóc, da xỉn màu, sức đề kháng suy yếu dễ bị ốm, đau mỏi toàn thân và mất ngủ kéo dài. Những vấn đề này khiến mẹ khó đủ sức chăm sóc tốt cho bé và ảnh hưởng đến cả tâm lý, dẫn đến căng thẳng, stress.
  • Dễ mắc các bệnh xương khớp, hô hấp, thần kinh,…: Sau sinh, việc thiếu vitamin B12, vitamin D cũng làm cản trở dây thần kinh ngoại vi gây tê, đau khớp,.. Nếu mẹ không giữ ấm cơ thể hay thường xuyên vận động quá mức sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp, loãng xương, đau nhức cơ,…
  • Sa âm đạo và trực tràng: Đây là tình trạng các bộ phận vùng chậu như tử cung, bàng quang, trực tràng sa vào âm đạo hoặc đẩy ra ngoài hậu môn. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu hoặc đau ở âm đạo, trực tràng, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Đây là tình trạng nguy hiểm, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và trường hợp nặng đòi hỏi phải phẫu thuật.
  • Sa tử cung: Theo thống kê, có khoảng 15% phụ nữ sau sinh bị sa tử cung nếu không biết cách chăm sóc đúng. Theo đó tử cung sẽ hạ thấp xuống hơn bình thường, gây đau đớn cho mẹ.

Kiêng cữ sau sinh bao lâu là phù hợp?

Theo các chuyên gia, khoảng thời gian kiêng cữ tốt nhất là từ 4 – 6 tuần sau sinh, nhưng có thể kéo dài đến 2 tháng, tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người mẹ. Trong giai đoạn này, mẹ cần nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng nhọc và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục dần dần.

Với những mẹ sinh mổ, thời gian kiêng cữ có thể kéo dài hơn, có thể đến 8 – 12 tuần. vì vết mổ cần thời gian để lành lại và mẹ cần nhiều năng lượng, dinh dưỡng để hồi phục. Tuy nhiên, một số mẹ đã có thể quay lại làm việc sinh hoạt bình thường chỉ sau khoảng 6 tuần. Đó là do tình trạng sức khỏe mẹ rất tốt, khả năng hồi phục nhanh chóng.

Do đó, để biết được nên kiêng cữ bao lâu, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ. Từ đó mẹ sẽ có kế hoạch kiêng cữ, nghỉ ngơi phù hợp nhất với điều kiện thể chất của mình.

Mẹ sau sinh nên và không nên những gì
Mẹ sau sinh nên và không nên những gì

10 điều kiêng cữ sau sinh mẹ cần tuân thủ

Để đảm bảo kiêng cữ tốt nhất, một số quy tắc mẹ nên tuân thủ như:

  • Không kiêng khem quá mức: Mẹ hạn chế quá nhiều nhóm thực phẩm, uống ít nước,… có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Thay vào đó mẹ nên đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ, đặc biệt các nhóm chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ cơ thể phục hồi.
  • Không tập thể dục quá mức: Tập thể dục nhẹ nhàng là rất tốt, nhưng mẹ nên tránh các hoạt động quá sức trong thời gian đầu sau sinh. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn đi bộ, yoga hoặc các bài tập kegel để phục hồi cơ sàn chậu [2]Postpartum. Ngày truy cập: 13/10/2024.
    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/postpartum
    .
  • Không khiêng vác đồ vật nặng: Sau sinh, các cơ bắp và xương của mẹ còn yếu. Khiêng vác đồ nặng dễ gây tổn thương cho lưng và tử cung. Đặc biệt, mẹ sinh mổ cần tránh hoàn toàn việc nâng đồ vật nặng để tránh làm vỡ hoặc nhiễm trùng vết mổ.
  • Không tự uống thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hoặc gây hại cho em bé như NSAIDs, kháng sinh tetracycline, Ciprofloxacin, thuốc chống trầm cảm Fluoxetin, Atenolol,… Do đó, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Sau sinh, mẹ cần thời gian để các cơ quan sinh sản hồi phục. Quan hệ tình dục quá sớm có thể gây ra tổn thương cho cơ thể và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Mẹ nên đợi ít nhất 6 tuần sau sinh và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quay lại quan hệ tình dục.
  • Tránh stress, căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân chính gây ra chứng trầm cảm sau sinh. Mẹ cần tạo điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, chia sẻ công việc chăm sóc em bé với người thân để tránh căng thẳng tinh thần.
  • Không uống rượu bia và chất kích thích: Việc tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ và sự phát triển của em bé. Thậm chí, một lượng nhỏ cồn cũng có thể qua sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh.
  • Kiêng tắm nước lạnh: Ông bà xưa thường dạy mẹ sau sinh cần kiêng nước, kiêng tắm. Bởi thể chất phụ nữ sau sinh rất yếu, nếu tắm hoặc tiếp xúc với nước lạnh sẽ dễ bị cảm, đau nhức khớp hoặc bị ‘gió độc’ xâm nhập. Vì thế mẹ nên tắm bằng nước ấm, dù là trời mùa hè, đồng thời tắm nhanh, tắm nơi kín gió với tần suất 2 – 3 ngày/lần.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Việc thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai và sau sinh làm tăng nguy cơ viêm nướu, nha chu. Do đó mẹ nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là chìa khóa quan trọng để cơ thể mẹ hồi phục hoàn toàn. Giấc ngủ chất lượng, tinh thần thư thái giúp mẹ tái tạo năng lượng và hệ miễn dịch tự nhiên.

Mẹ cần bổ sung gì để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh?

Nghỉ ngơi và dinh dưỡng luôn song hành để góp phần củng cố sức khỏe mẹ sau sinh. Trong đó có hai nhóm dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, hỗ trợ hiệu quả quá trình hồi phục cơ thể của mẹ: [3]What to Know About Postnatal Vitamins. Ngày truy cập: 13/10/2024.
https://www.webmd.com/baby/what-to-know-about-postnatal-vitamins

Sắt: Với vai trò trong quá trình tạo hemoglobin của hồng cầu, sắt hỗ trợ mẹ bầu tạo máu, mang các vi chất nuôi dưỡng cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, gây ra mệt mỏi, suy nhược. Vì thế mẹ sau sinh nên bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày từ thực phẩm chức năng hoặc thức ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tham khảo như thịt bò, hải sản, đậu lăng, nội tạng, hải sản, gia cầm,…

Canxi: Nhu cầu canxi của mẹ tăng không chỉ trong thời gian mang thai mà cả khi cho con bú. Bởi sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp canxi chính, hỗ trợ sự phát triển xương và răng của trẻ trong những tháng đầu đời. Do đó nếu mẹ không cung cấp đủ canxi qua chế độ ăn uống, cơ thể sẽ trực tiếp lấy canxi từ xương của mẹ, làm tăng nguy cơ loãng xương sau sinh.

DHA: Đây là Omega-3 không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì thế, mẹ cần bổ sung DHA đầy đủ để tăng hàm lượng DHA trong sữa, từ đó cung cấp cho em bé. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra, DHA có thể giảm nguy cơ trầm cảm, và lo âu ở mẹ sau sinh, với tác dụng tích cực đến sự cân bằng hormone và cải thiện tâm trạng.

Mẹ sau sinh nên bổ sung gì
Mẹ sau sinh nên bổ sung gì

Như vậy, hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của mẹ cũng như sức khỏe em bé mới chào đời. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc kiêng cữ đúng cách, mẹ sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tạo điều kiện chăm sóc tốt cho con. Nếu mẹ muốn tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 Postpartum anemia I: definition, prevalence, causes, and consequences. Ngày truy cập: 13/10/2024.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21710167/
2 Postpartum. Ngày truy cập: 13/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/postpartum
3 What to Know About Postnatal Vitamins. Ngày truy cập: 13/10/2024.
https://www.webmd.com/baby/what-to-know-about-postnatal-vitamins

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫