Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chuẩn xác nhất

18/08/2024 1326 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều bà bầu phải đối mặt. Việc hiểu rõ cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát tình trạng sức khỏe và còn đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về cách đọc các kết quả xét nghiệm và làm thế nào để kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé thế nào?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ nếu không được kiểm soát tốt. Một trong những rủi ro lớn nhất là nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 khi sinh. Đồng thời mẹ bầu cũng dễ bị biến chứng thai kỳ như huyết áp cao, tiền sản giật hoặc nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ tăng cân quá mức, gây khó khăn trong quá trình sinh nở và thường phải sinh mổ. Việc kiểm soát đường huyết không hiệu quả cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người mẹ, gây lo lắng, stress và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ cũng mang đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên là em bé phát triển quá lớn (thai to). Việc này có thể khiến mẹ bầu bị khó sinh và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tim mạch và hệ thần kinh. Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đường hô hấp, hạ đường huyết sau sinh, thậm chí béo phì và tiểu đường trong tương lai [1]Gestational Diabetes. Ngày truy cập: 16/8/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK582729/#:~:text=A%20person%20with%20diabetes%20during,of%20the%20eyes.

tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ bé
Tiểu đường thai kỳ mang đến nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để nắm được bản thân có bị tiểu đường thai kỳ hay không hoặc đang ở mức độ nào, mẹ bầu có thể tham khảo cách đọc kết quả xét nghiệm dưới đây:

Với phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước, còn được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT). Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán tiểu đường trong thời gian mang thai. Trong phương pháp này, bà bầu sẽ phải uống một lượng glucose (thường 75g), sau khi nhịn ăn qua đêm. Sau đó, mẫu máu sẽ được lấy để đo đường huyết 1 giờ và 2 giờ [2]Gestational Diabetes Mellitus Screening Using the One-Step Versus Two-Step Method in a High-Risk Practice. Ngày truy cập: 16/8/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4220599/
.

Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ với phương pháp xét nghiệm 1 bước:

  • Đường huyết lúc đói: Nếu kết quả từ 92mg/dL (5.1mmol/L) trở lên, có thể chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
  • Đường huyết sau 1 giờ: Nếu kết quả từ 180mg/dL (10mmol/L) trở lên, có thể chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
  • Đường huyết sau 2 giờ: Nếu kết quả từ 153mg/dL (8.5mmol/L) trở lên, có thể chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Nếu một hoặc nhiều kết quả vượt qua các ngưỡng này, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, cần được quản lý và theo dõi cẩn thận.

Với phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường 2 bước thường được áp dụng phổ biến ở một số quốc gia. Quy trình này gồm 2 bước cơ bản:

  • Bước 1: Nghiệm pháp đường uống 50g (thử nghiệm glucose không nhịn đói). Mẫu máu sẽ được lấy sau 1 giờ để kiểm tra mức độ đường huyết.
  • Bước 2: Nếu kết quả xét nghiệm bước 1 vượt quá một ngưỡng nhất định (thường là 140mg/dL hoặc 7.8mmol/L), bà bầu sẽ tiến hành bước 2. Đó là nghiệm pháp dung nạp glucose 100g sau khi nhịn ăn. mẫu máu sẽ được lấy vào lúc đói, sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.

Kết quả xét nghiệm của bước 2 sẽ được đánh giá dựa trên các ngưỡng chuẩn sau:

  • Đường huyết lúc đói: ≥ 95 mg/dL (5.3 mmol/L)
  • Đường huyết sau 1 giờ: ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
  • Đường huyết sau 2 giờ: ≥ 155 mg/dL (8.6 mmol/L)
  • Đường huyết sau 3 giờ: ≥ 140 mg/dL (7.8 mmol/L)

Nếu hai hoặc nhiều hơn các giá trị trên vượt ngưỡng, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể để quản lý và kiểm soát tình trạng này.

phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Hướng dẫn theo dõi chỉ số đường huyết trong thai kỳ

Theo dõi chỉ số đường huyết trong thai kỳ là một phần quan trọng của việc quản lý sức khỏe, đặc biệt đối với bà bầu đã được chẩn đoán hoặc có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Nhờ đó mẹ bầu có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi đường huyết thường xuyên cũng giúp mẹ bầu và các bác sĩ điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống và điều trị sao cho phù hợp. Mẹ bầu có thể tự theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà bằng cách sử dụng máy đo đường huyết. Dưới đây là một số bước cơ bản:

  • Chuẩn bị: Rửa tay sạch sẽ và chuẩn bị máy đo đường huyết cùng que thử.
  • Lấy mẫu máu: Sử dụng kim chích để lấy một giọt máu từ đầu ngón tay.
  • Đo đường huyết: Đặt giọt máu lên que thử và cho vào máy đo để đọc kết quả.
  • Ghi lại kết quả: Ghi chép kết quả đo vào nhật ký để theo dõi và chia sẻ với bác sĩ.

Mẹ bầu nên đo đường huyết vào các thời điểm khác nhau trong ngày, bao gồm lúc đói, sau khi ăn 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ. Các chỉ số bình thường bao gồm:

  • Lúc đói: < 95mg/dL
  • Sau ăn 1 giờ: < 140mg/dL
  • Sau ăn 2 giờ: < 120mg/dL

Nếu bất kỳ kết quả nào vượt quá ngưỡng này, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh chế độ chăm sóc sức khỏe.

Mẹ bầu làm thế nào để kiểm soát đường huyết trong thai kỳ?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Mẹ nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu đường, tinh bột tinh chế và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa [3]A Beginner’s Guide to the Low Glycemic Diet. Ngày truy cập: 16/8/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/low-glycemic-diet#the-glycemic-index-gi
.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ít bữa lớn. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và giảm nguy cơ tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội cũng là cách lý tưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời mẹ nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc đi khám định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại và có điều chỉnh kịp thời.

tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên chọn thực phẩm GI thấp

Hiểu rõ cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và biết cách kiểm soát đường huyết là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn trong bài viết này, mẹ có thể nắm quyền chủ động trong việc quản lý tiểu đường thai kỳ. Nếu còn cần thêm các thông tin khác, mẹ có thể truy cập website https://ferrolip.vn/ hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!

References

References
1 Gestational Diabetes. Ngày truy cập: 16/8/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK582729/#:~:text=A%20person%20with%20diabetes%20during,of%20the%20eyes
2 Gestational Diabetes Mellitus Screening Using the One-Step Versus Two-Step Method in a High-Risk Practice. Ngày truy cập: 16/8/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4220599/
3 A Beginner’s Guide to the Low Glycemic Diet. Ngày truy cập: 16/8/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/low-glycemic-diet#the-glycemic-index-gi

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫