túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai

Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai? 3 dấu hiệu có tim thai điển hình nhất

13/06/2024 2453 lượt xem

Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng cũng nhiều vất vả, khó khăn. Vì vậy, các mẹ luôn tò mò về những dấu hiệu đầu tiên chứng minh sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong bụng. Và tiếng tim thai là một trong số đó. Vậy túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này và những lưu ý cần thiết để thai luôn khỏe mạnh.

Túi thai và tim thai hình thành khi nào? Phôi thai có từ tuần thứ mấy?

Sau khoảng 6 – 7 ngày thụ tinh, phôi nang bắt đầu quá trình làm tổ tại niêm mạc tử cung. Tại đây, phôi nang bắt đầu gắn chặt vào lớp niêm mạc và bắt đầu phân chia. Các tế bào phía ngoài sẽ phát triển thành túi thai (tiền thân của nhau thai), còn các tế bào phía trong sẽ phát triển thành phôi (tiền thân của thai nhi).

Trong khoảng 4 – 5 tuần đầu của thai kỳ, túi thai (hay còn gọi là túi ối) có thể quan sát được qua siêu âm đầu dò. Trong những tuần tiếp theo, túi thai lớn dần để thích nghi với sự phát triển của phôi thai. Túi thai sẽ chứa ngày càng nhiều dịch để bảo vệ thai nhi khỏi chấn động và nhiễm trùng, đồng thời nuôi dưỡng thai nhi đến khi sinh.

Một số mẹ thắc mắc túi thai 3mm trong tử cung là mấy tuần thì dưới đây là bảng kích thước túi thai tham khảo cho mẹ bầu:

Tuần thai Kích thước túi thai (túi ối)
Tuần 4- 5 2 – 6mm
Tuần 6 10 – 14mm
Tuần 7 18 – 22mm
Tuần 8 25 – 30mm
Tuần 9 33 – 39mm
Tuần 10 40 – 55mm

Phôi nang khi phân chia sẽ phát triển thành phôi thai với 3 lớp tế bào mầm. Mỗi lớp tế bào sẽ phát triển thành các cơ quan khác nhau, nằm ở bên trong túi thai, dưới lớp niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển dần thành hình dáng giống con người, sau đó và não, tủy sống, hệ thống mạch máu,…

Sự phát triển của thai nhi qua các tuần
Sự phát triển của thai nhi qua các tuần

Đặc biệt, đến ngày thứ 18 của thai kỳ, phôi thai hình thành ống tim, cấu trúc buồng tim, van tim. Và đến tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ, tim thai chính thức có nhịp đập. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy phôi thai đang phát triển bình thường và có thể quan sát được thông qua siêu âm [1]Fetal development week by week. Ngày truy cập: 29/5/2024.
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-baby/fetal-development-week-by-week_10406730
.

Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?

Theo sự phát triển của thai nhi, tim thai có thể được phát hiện khi túi thai đạt kích thước khoảng 18 – 20mm, tương ứng với tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu mang thai lại có sự khác nhau nhất định giữa các thời gian phát hiện tim thai.

Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?
Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?

Khi thai nhi được 6 – 7 tuần, tim thai có thể quan sát được thông qua siêu âm. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm cầm tay (Doppler) áp vào bụng thai phụ nhằm khuếch đại tiếng tim thai.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bác sĩ không nghe thấy tiếng tim thai. Nguyên nhân có thể do thai chưa đủ lớn hoặc máy siêu âm không đủ nhạy. Lúc này chuyên gia sẽ khuyên mẹ bầu kiểm tra lại sau 1 tuần để có kết quả chính xác hơn. Đôi khi, không nghe được tim thai sớm có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nên mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện bất thường sớm nhất có thể.

>>> Xem thêm: Túi thai bao nhiêu mm thì có phôi thai? Dấu hiệu có phôi thai

Dấu hiệu có tim thai

Siêu âm là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá các dấu hiệu của tim thai. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler, 2D, 3D, 4D, tùy vào yêu cầu của gia đình và điều kiện của cơ sở khám thai.

Trong quá trình siêu âm, mẹ và bác sĩ có thể thông qua những dấu hiệu dưới đây để nhận biết thai nhi có tim thai:

  • Hình dạng tim: Trong các hình ảnh siêu âm, tim thai thường được tìm thấy như một điểm chấm ở phần trên của thai nhi.
  • Nhịp tim: Nếu thai nhi có tim thai thì bác sĩ có thể nghe được tiếng đập. Nhịp tim chính là số lần đập trong một phút. Vào tuần 5 – 6, nhịp đập của tim thai khá chậm, khoảng 90 – 110 nhịp/phút, nhưng theo thời gian, nhịp tim này sẽ ổn định ở 120 – 160 nhịp/phút vào tuần 8 – 10 của thai kỳ.
  • Chuyển động của tim: Trong một số trường hợp, mẹ có thể quan sát được những chuyển động rất nhỏ của tim thai trên màn hình siêu âm. Chức năng này còn phụ thuộc vào kỹ thuật và mức độ hiện đại của thiết bị cũng như vị trí thai nhi.

Siêu âm 5 tuần chưa có tim thai có sao không?

Trên thực tế đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn không cần lo lắng quá vì rất có thể phôi thai vẫn đang trên đường di chuyển đến tử cung làm tổ. Ngoài ra, việc thai 5 tuần có tim thai hay chưa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của phôi, sức khỏe mẹ bầu hoặc phương pháp siêu âm, vị trí thai nhi.

thai 5 tuần nhưng chưa có tim thai có sao không

Chính vì thế nhiều trường hợp mẹ siêu âm ở tuần thứ 5 đã có tim thai, nhưng nhiều mẹ khác lại chưa thấy. Do đó, các chuyên gia khuyên mẹ nên cố gắng đợi thêm để siêu âm đến tuần 7  để nghe rõ tiếng tim thai.

Riêng với các mẹ đến quá tuần 8 vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao là thai không phát triển hoặc thai chết lưu. Lúc này, các bác sĩ buộc phải dùng các kỹ thuật y tế để đưa thai ra ngoài, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho người mẹ sau này.

Phôi thai 5mm chưa có tim thai có sao không?

Phôi thai 5mm chưa có tim thai chưa thể kết luận là thai tiên lượng không tốt. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ để nghị làm các xét nghiệm HCG Beta và một số xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng thai nhi.

Nếu mẹ không đau bụng, không ra máu thì sau 1 tuần mẹ nên đi siêu âm lại để chắc chắn về sức khỏe thai nhi. Nếu mẹ vẫn không thấy tim thai thì thai nhi đã ngừng phát triển. Ngoài ra, nếu kích thước phôi thai trên 7mm mà chưa có tim thai thì là thai ngừng phát triển.

5 lưu ý giúp tim thai phát triển khỏe mạnh

Việc chăm sóc sức khỏe để thai nhi có trái tim khỏe mạnh nên được chú ý ngay từ những ngày đầu phát hiện mang thai. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ bầu không nên bỏ qua:

  • Bổ sung axit folic đầy đủ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra axit folic có khả năng ngăn ngừa dị tật tim ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ bầu nên cung cấp đủ 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng phù hợp: Mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng và duy trì mức tăng cân theo khuyến nghị của chuyên gia. Tăng cân quá mức có thể gây tiểu đường thai kỳ, làm tăng nguy cơ thai nhi mắc bệnh tim mạch.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu, bia và chất kích thích khác: Chúng chứa nhiều thành phần độc hại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Điển hình như hút thuốc lá có thể gây khuyết tật tim, bao gồm bất thường van tim và các mạch máu quanh tim.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi: Bất kỳ nhu cầu sử dụng thuốc nào của bà bầu đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ quan của thai nhi, ngăn ngừa dị tật trong thai kỳ.
  • Khám thai định kỳ: Thói quen này giúp mẹ bầu sớm phát hiện những bất thường về tim thai sớm nhất có thể. Nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời, tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?” cùng nhiều thông tin quan trọng khác. Nếu mẹ muốn được chuyên gia của Ferrolip tư vấn thêm về sức khỏe thai kỳ, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!

References

References
1 Fetal development week by week. Ngày truy cập: 29/5/2024.
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-baby/fetal-development-week-by-week_10406730

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫