Mang thai là hành trình đầy gian nan, vất vả của mẹ bầu. Trong đó dư ối là hiện tượng hiếm gặp, gây nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và em bé. Vậy với bà bầu dư ối nên kiêng gì? Và có biện pháp nào giúp mẹ giảm nước ối hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bà bầu bị dư ối
Nước ối là môi trường chất lỏng bao quanh thai nhi, xuất hiện từ ngày thứ 12 của thai kỳ. Đây là môi trường giàu dinh dưỡng, có khả năng trao đổi chất, tái tạo và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và nuôi dưỡng thai nhi. Môi trường vô trùng của nước ối cũng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân độc hại, va chạm hoặc những cơn co tử cung khi chuyển dạ.
Thông thường, với thai nhi 16 – 34 tuần tuổi, nước ối thường nằm trong khoảng 300 – 600ml. Nếu lược nước ối tăng cao đến 800 – 1500ml thì mẹ bầu đang bị dư ối. Hiện tượng này thường gặp nhất ở tuần 20 – 30 của thai kỳ. Kèm theo đó, mẹ bầu còn gặp các dấu hiệu như:
- Kích thước bụng bầu to hơn nhiều so với tuổi thai. So đo đường bụng qua rốn thường lớn hơn 100cm đồng thời bác sĩ gặp khó khăn trong việc nghe nhịp tim thai.
- Mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu [1]What are the risks of having too much amniotic fluid? Ngày truy cập: 26/5/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323232. - Tĩnh mạch bị giãn khiến mẹ bầu bị trĩ trong thời gian mang thai.
- Thể tích nước tiểu hàng ngày giảm. Mẹ bầu có thể kèm theo táo bón, sưng chân và âm hộ.
Để xác định chính xác tình trạng dư ối, mẹ bầu nên đến cơ sở uy tín để khám thai và đánh giá chỉ số nước ối AFI. Bình thường, AFI chỉ nằm trong khoảng 6 – 18cm. Những nếu chỉ số này tăng lên 12 – 25 có nghĩa là mẹ bầu bị dư ối. Nếu AFI > 25cm thì mẹ bầu bị đa ối [2]Amniotic Fluid Index. Ngày truy cập: 26/5/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441881/#:~:text=A%20normal%20amniotic%20fluid%20index,25%20cm%20is%20considered%20polyhydramnios..
Dư nước ối nguy hiểm như thế nào?
Với đa phần các trường hợp dư ối sẽ không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu dư ối trở nên nghiêm trọng có thể tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi chất và hít thở của thai nhi. Do đó dư ối có thể gây nên một số vấn đề như: [3]Is Too Much Amniotic Fluid Something to Worry About? Ngày truy cập: 26/5/2024.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/too-much-amniotic-fluid
- Thai nhi phát triển chậm hơn bình thường, đặc biệt vấn đề liên quan đến khung xương, dị tật bẩm sinh trong nội tạng. Một số khác có cân nặng nhẹ hơn bình thường.
- Tăng nguy cơ sinh ngược: Nước ối quá nhiều khiến trẻ cho quay đầu xuống ở những tháng cuối thai kỳ. Điều này khiến việc sinh nở trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.
- Tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, bong nhau thai, sa dây rốn.
- Tăng nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm, thường xảy ra từ tuần 15 – 20 của thai kỳ. Trường hợp nặng có thể gây sảy thai hoặc biến chứng trầm trọng dẫn đến phải quyết định chấm dứt thai kỳ.
- Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh do tử cung bị chèn ép, không co bóp được như bình thường.
Bà bầu dư ối nên kiêng gì?
Chuyên gia khuyên mẹ bầu bị dư ối nên tránh các loại trái cây quá nhiều nước như dứa, dưa hấu, nước cam,… Vì khi ăn các loại trái cây này, thể tích nước ối trong tử cung có thể tiếp tục tăng lên khiến tình trạng dư ối nặng hơn.
Một số lưu ý khác như:
- Hạn chế ăn rau cải, đặc biệt không chế biến thành canh.
- Không ăn đồ ăn mặn, giảm lượng muối khi nấu.
- Không sử dụng đồ đã chế biến sẵn hoặc đồ đông lạnh.
- Không uống nhiều hơn 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Không ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, thay vào đó mẹ ưu tiên các món luộc.
- Không nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Bởi mẹ bầu có thể bị tiểu đường. Đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thừa ối ở phụ nữ mang thai.
Nhìn chung, chế độ ăn uống của mẹ bầu dư ối cần được khắt khe hơn để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thời gian mang thai.
Bà bầu dư ối nên ăn gì?
Tình trạng dư ối của mẹ bầu có thể được cải thiện nếu mẹ chú ý nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số thực phẩm có thể làm giảm nước ối cho mẹ tham khảo như:
- Hải sản: Hải sản không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn có tác dụng giảm tình trạng dư ối. Mẹ bầu nên thêm tôm, cua, cá, mực vào 3 – 4 bữa ăn trong tuần. Lưu ý mẹ không nên dùng hải sản đông lạnh.
- Cơm trắng: Đây là nguồn tinh bột đơn giản nhất mẹ dễ dàng sử dụng hàng ngày. Mỗi bữa mẹ nên ăn ít nhất 1 bát cơm. Ngoài ra mẹ có thể thay thế bằng bún, phở, yến mạch, khoai lang, ngũ cốc để bữa ăn thêm đa dạng, hấp dẫn.
- Râu ngô: Râu ngô được nhiều mẹ bầu biết đến và sử dụng như một thức uống hàng ngày. Không chỉ giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, râu ngô còn giúp giảm nước ối cho mẹ bầu. Mỗi ngày mẹ uống khoảng 200 -400ml nước râu ngô sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Các loại thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt gà,… đều là thực phẩm giàu protein và sắt. Vì thế chúng có khả năng làm giảm dần lượng nước ối của mẹ bầu.
- Quả bơ: Với hàm lượng chất béo và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chuyên gia khuyến khích mẹ bầu bị thừa ối nên ăn bơ. Ngoài ra bơ cũng làm giảm tình trạng đục nước ối. Mẹ cũng có thể thay thế bơ bằng đậu phộng, dầu ô liu,…
- Măng tây: Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, măng tây là thực phẩm bổ sung dưỡng chất rất tốt cho bà bầu. Thành phần trong măng tây có khả năng cân bằng nước ối, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa nguyên nhân gây dư ối.
- Chuối: Chuối chứa nhiều protein – thành phần được khuyến khích bổ sung cho bà bầu dư ối. Với vị thơm ngọt, chuối là món ăn vặt yêu thích của nhiều thai phụ trong thời gian mang thai.
4 mẹo giúp giảm nước ối hiệu quả
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, mẹ bầu nên kết hợp thêm với những cách dưới đây để đưa lượng nước ối về trạng thái bình thường. Mẹ cần chú ý:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ ngủ nghỉ phù hợp có thể giúp mẹ bầu thư giãn, vui vẻ, giảm các cơn co thắt tử cung bất chợt và cân bằng lại nước ối. Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất.
- Điều chỉnh lượng đường máu: Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân gây dư ối cho bà bầu. Do đó, mẹ bầu cần giảm lượng đường nạp vào cơ thể đồng thời thường xuyên kiểm tra đường huyết. Mẹ bầu cần tuân thủ những chỉ định dùng thuốc và ăn uống của bác sĩ để giảm nước ối nhanh chóng và an toàn.
- Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần thường xuyên đến khám thai để bác sĩ có thể phát hiện bất thường trong cơ thể. Đôi khi bác sĩ có thể kê cho mẹ bầu các thuốc lợi tiểu hoặc thực hiện thủ thuật chọc ối để rút bớt lượng ối dư thừa ra ngoài.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn giàu protein, đạm, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường đề kháng, giảm lượng nước ối và để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Như vậy, bà bầu dư ối nên kiêng gì, ăn gì đã được giới thiệu chi tiết trong phần bài viết phía trên. Nếu mẹ cần hỗ trợ chi tiết hơn, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | What are the risks of having too much amniotic fluid? Ngày truy cập: 26/5/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323232 |
---|---|
↑2 | Amniotic Fluid Index. Ngày truy cập: 26/5/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441881/#:~:text=A%20normal%20amniotic%20fluid%20index,25%20cm%20is%20considered%20polyhydramnios. |
↑3 | Is Too Much Amniotic Fluid Something to Worry About? Ngày truy cập: 26/5/2024. https://www.healthline.com/health/pregnancy/too-much-amniotic-fluid |