Trong suốt thai kỳ, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Một trong những chỉ số quan trọng khi kiểm tra sức khỏe cho thai phụ là chỉ số Doppler đm rốn PI (động mạch rốn PI). Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì? Bao nhiêu là bình thường? Mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Siêu âm thai Doppler là gì?
Siêu âm Doppler là phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh để đánh giá lưu lượng máu di chuyển qua các mạch máu trong cơ thể. Trong thai kỳ, siêu âm Doppler thường được áp dụng để theo dõi lưu lượng máu qua các mạch quan trọng, bao gồm động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa của thai nhi [1]Doppler ultrasound: What is it used for? Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/doppler-ultrasound/expert-answers/faq-20058452.
Siêu âm Doppler khác với siêu âm thường ở chỗ nó không chỉ cung cấp hình ảnh mà còn hiển thị cả tốc độ và lưu lượng máu di chuyển qua các mạch máu. Đặc biệt, siêu âm Doppler động mạch rốn (Umbilical Doppler) là phương pháp giúp đánh giá hiệu quả lưu thông máu từ mẹ qua nhau đến thai nhi. Từ đó đánh giá khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho em bé.
Theo vị trí, có ba loại siêu âm Doppler thai phổ biến nhất gồm:
- Doppler động mạch rốn: Giúp theo dõi lưu lượng máu đến thai nhi qua nhau thai.
- Doppler động mạch tử cung: Đánh giá dòng máu từ mẹ đến nhau thai, giúp phát hiện sớm tiền sản giật.
- Doppler động mạch não giữa: Kiểm tra oxy và máu đến não thai nhi, đánh giá nguy cơ thiếu oxy và hoặc các vấn đề phát triển não bộ khác.
Siêu âm Doppler được khuyến cáo thực hiện khi thai phụ có nguy cơ cao như tiền sử sinh non, tiền sản giật hoặc thai nhi có dấu hiệu phát triển chậm trong tử cung.
Theo phương pháp, siêu âm Doppler thai gồm 2 loại:
- Doppler liên tục: Kỹ thuật này sử dụng hai tinh thể trong đầu dò siêu âm. Trong đó một tinh thể phát sóng âm liên tục và tinh thể còn lại thu nhận phản xạ liên tục. Phương pháp này cho phép đo vận động cao của dòng máu nhưng không xác định được vị trí cụ thể của dòng chảy.
- Doppler xung: Kỹ thuật này chỉ sử dụng một tinh thể duy nhất để phát và nhận sóng siêu âm theo từng chu kỳ (xung). Trong đó sóng siêu âm được phát với xung ngắn, cho phép xác định vị trí dòng máu ở khoảng cách cụ thể, từ đó đó máu tại vùng cụ thể của mạch theo điều chỉnh của bác sĩ.
Ý nghĩa chỉ số Doppler đm rốn PI (động mạch rốn PI)
Chỉ số Doppler đm rốn PI là một thông số giúp đo lường sức cản lưu lượng máu qua động mạch rốn. PI thể hiện khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất từ mẹ qua nhau thai đến thai nhi. Khi có bất thường về chỉ số PI, có thể đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi không nhận đủ oxy và dưỡng chất cần thiết.
Chỉ số PI được tính theo công thức:
PI = (Tốc độ đỉnh – Tốc độ cuối)/ Tốc độ trung bình.
Nếu chỉ số PI cao hoặc thấp hơn bình thường, có thể có sự cố trong lưu lượng máu qua nhau thai. Từ đó bác sĩ sẽ căn cứ để:
- Phát hiện sớm nguy cơ thiếu oxy ở thai nhi.
- Giám sát sự phát triển của thai nhi khi nghi ngờ chậm phát triển trong tử cung.
- Đánh giá khả năng cung cấp máu và dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai.
Những thai phụ có tiền sử tiền sản giật, bệnh lý nhau thai hoặc gặp các vấn đề trong các lần mang thai trước thường được khuyến nghị kiểm tra Doppler PI để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Chỉ số Doppler đm rốn PI bao nhiêu là bình thường?
Trong suốt thai kỳ, chỉ số Doppler động mạch rốn PI thường dao động và giảm dần khi thai nhi phát triển. Các nghiên cứu cho thấy rằng:
- Trong khoảng từ tuần 20 – 24 của thai kỳ, chỉ số PI trung bình khoảng 1,5 – 1,6.
- Từ tuần 28 – 32, chỉ số PI thường giảm xuống còn khoảng 1,2 – 1,3.
- Từ tuần 36 trở đi, chỉ số PI tiếp tục giảm, dao động trong khoảng từ 0,8 – 1.
Sự giảm dần này là do thai nhi phát triển và hệ thống tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ số PI thấp có thể gây lo ngại nếu kèm theo các triệu chứng khác của suy tim thai hoặc các vấn đề phát triển khác. Một số yếu tố cần cần cân nhắc khi chỉ số PI thấp hơn bình thường:
- Nếu chỉ số PI giảm quá nhiều hoặc đột ngột, có thể là dấu hiệu tình trạng lưu thông máu bất thường.
- Trong những trường hợp thai nhi có dấu hiệu suy giảm sức khỏe, chỉ số PI thấp cần đánh giá kỹ lượng để phòng ngừa nguy cơ suy thai.
Ngược lại, chỉ số PI cao bất thường cũng liên quan đến tình trạng nhau thai suy giảm chức năng hoặc dòng máu qua nhau bị chặn. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định khám thai thường xuyên hoặc có can thiệp y khoa để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe hai mẹ con. Những rủi ro mẹ bầu có thể phải đối mặt như:
- Nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu oxy: KHI PI cao, dòng máu qua động mạch rốn có sức cản lớn, khiến thai nhi không nhận đủ oxy và dưỡng chất từ mẹ.
- Thai nhi chậm phát triển trong tử cung: Điều này khiến cận nặng và sức khỏe của bé yếu hơn so với trẻ bình thường.
- Nguy cơ tử vong trong tử cung: Nếu PI tăng quá cao và mẹ bầu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ thai nhi chết lưu sẽ tăng lên đáng kể.
Khi nào mẹ bầu cần đi siêu âm Doppler thai?
Không phải tất cả các thai phụ đều được yêu cầu thực hiện siêu âm Doppler thai. Phương pháp này chủ yếu được khuyến cáo cho thai phụ có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ về sức khỏe em bé trong bụng mẹ, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ nếu:
- Thai nhi có dấu hiệu phát triển chậm.
- Tiền sản giật.
- Bệnh lý nhau thai.
- Đa thai, đặc biệt song thai hoặc thai ba.
- Tiền sử biến chứng thai kỳ như sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển.
Siêu âm Doppler thai được coi là cách không chỉ phát hiện sớm các bất thường trong sự phát triển của thai nhi mà còn giúp bác sĩ có quyết định đúng đắn hơn. Nhờ đó, bác sĩ sẽ:
- Đánh giá tổng quát sức khỏe thai nhi: Đảm bảo em bé phát triển bình thường và nhận đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế rủi ro và biến chứng: Phát hiện sớm các vấn đề lưu thông máu và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về chỉ số Doppler đm rốn PI cũng như thời điểm cần thực hiện phương pháp khám này. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
References
↑1 | Doppler ultrasound: What is it used for? Ngày truy cập: 29/10/2024. https://www.mayoclinic.org/doppler-ultrasound/expert-answers/faq-20058452 |
---|