Chỉ số PI trong siêu âm thai 12 tuần là gì gì? Khi nào bất thường?

23/10/2024 16 lượt xem

Siêu âm là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đôi khi mẹ bầu sẽ thấy có chỉ số PI trên tờ giấy kết quả nên nhiều mẹ thắc mắc liệu chỉ số PI trong siêu âm thai 12 tuần có quan trọng không và có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số PI trong siêu âm thai là gì?

PI (Pulsatility Index) là chỉ số đánh giá lưu lượng máu qua các mạch máu lớn của thai nhi và nhau thai. Chỉ số PI giúp bác sĩ đánh giá sự lưu thông máu giữa thai nhi và mẹ, từ đó theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé [1]Fetal umbilical artery Doppler pulsatility index and childhood neurocognitive outcome at 12 years. Ngày truy cập: … Continue reading.

Chỉ số PI được đo chủ yếu thông qua siêu âm Doppler, đặc biệt là Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa. Những thông số này giúp bác sĩ kiểm tra xem dòng máu cung cấp cho thai nhi có diễn ra bình thường không, cũng như phát hiện sớm những bất thường về tuần hoàn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Chẳng hạn, thông quá đánh giá chỉ số PI của động mạch, bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ phát triển các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, suy dinh dưỡng bào thai. Từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp kịp thời để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Chỉ số pi trong siêu âm thai 12 tuần
Chỉ số pi trong siêu âm thai 12 tuần

Ý nghĩa chỉ số PI trong siêu âm thai 12 tuần

Tuần thứ 12 là một trong những cột mốc quan trọng cho quá trình mang thai, bởi đây là thời điểm thai nhi phát triển đầy đủ các cơ quan chính và nhiều xét nghiệm, sàng lọc quan trọng được thực hiện nhằm kiểm tra sức khỏe thai nhi.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ được kiểm tra để phát hiện nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Edwards hoặc Patau. Bên đó, việc siêu âm thai 12 tuần có đánh giá được sự phát triển của các cơ quan nội tạng của thai nhi, kiểm tra nhịp tim, độ mờ da gáy và các chỉ số khác để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

Khi chỉ số PI trong giới hạn bình thường, điều đó cho thấy dòng máu lưu thông bình thường, tức là thai nhi nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ. Nếu chỉ số PI cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn, đó có thể là dấu hiệu về vấn đề lưu lượng máu. Lúc này mẹ bầu cần điều chỉnh để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Hiện nay, siêu âm Doppler đánh giá chỉ số PI có nhiều cách với mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể như: [2]Doppler Ultrasound. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://medlineplus.gov/lab-tests/doppler-ultrasound/

  • Siêu âm Doppler màu: Giúp hiển thị hình ảnh màu của dòng máu chảy qua các mạch máu.
  • Siêu âm Doppler năng lượng: Tập trung phát hiện tốc độ dòng máu. Loại này nhạy cảm hơn với siêu âm Doppler màu.
  • Siêu âm Doppler xung: Được sử dụng để đo tốc độ dòng máu tại một điểm cụ thể trong mạch máu, từ đó đánh giá mức độ hẹp hay tắc nghẽn của mạch máu.
  • Siêu âm Doppler liên tục: Khác với Doppler xung, phương pháp này đo được tốc độ dòng máu cao hơn, thường được dùng trong trường hợp tình trạng lưu thông máu quá phức tạp.
  • Siêu âm Doppler mô: Tập trung đo lường chuyển động của mô tìm, thay vì đo dòng máu.

chỉ số pi trong siêu âm thai 12 tuần

Công thức tính chỉ số PI trong siêu âm thai

Chỉ số PI được tính toán dựa trên mối quan hệ giữa các thông số động mạch, đặc biệt là sự dao động của tốc độ dòng máu qua các mạch máu trong một chu kỳ tim. Công thức chung để tính chỉ số PI như sau: [3]Pulsatility Index. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/pulsatility-index

PI = (Tốc độ dòng máu tối đa – Tốc độ dòng máu tối thiểu)/ Tốc độ dòng máu trung bình.

Trong đó:

  • Tốc độ dòng máu tối đa: Tốc độ cao nhất của dòng máu trong chu kỳ tim.
  • Tốc độ dòng máu tối thiểu: Tốc độ thấp nhất của dòng máu trong chu kỳ tim.
  • Tốc độ dòng máu trung bình: Giá trị trung bình của dòng máu qua một chu kỳ tim.

Giá trị PI này sẽ được phân tích qua siêu âm Doppler để đưa ra kết luận về sự lưu thông máu của thai nhi. Tùy thuộc vào vị trí đo (động mạch tử cung, rốn hay não giữa) mà chỉ số PI sẽ có giá trị và ý nghĩa khác nhau.

Khi nào cần đo chỉ số PI?

Đo chỉ số PI thường được chỉ định trong một số thời điểm cụ thể của thai kỳ, đặc biệt là tuần thứ 12 và giai đoạn sau này. Bác sĩ có thể yêu cầu đo nếu thai phụ có nguy cơ cao về tiền sản giật, hội chứng truyền máu thai nhi hoặc nghi ngờ có vấn đề về sự phát triển của thai nhi.

Việc đo chỉ số PI trong các giai đoạn sau này, chẳng hạn như sau tuần thứ 20, cũng giúp dự đoán nguy cơ các biến chứng khác như sinh non, thai nhi suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc các vấn đề về lưu lượng máu khác.

Đo chỉ số PI cũng được khuyến cáo nếu siêu âm thường xuyên phát hiện thai nhi có dấu hiệu phát triển không đồng đều hoặc khi bà mẹ có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp hay tiểu đường. Việc theo dõi chỉ số PI định kỳ sẽ đảm bảo thai phụ và thai nhi không gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm.

Chỉ số pi trong siêu âm thai 12 tuần
Chỉ số pi trong siêu âm thai 12 tuần

Chỉ số PI trong siêu âm thai 12 tuần bất thường

Chỉ số PI thông thường sẽ nằm trong một khoảng nhất định, tùy thuộc vào tuần tuổi thai và vị trí đo. Một số giá trị chuẩn cho chỉ số PI trong tuần thai thứ 12 có thể dao động và các thông số chính xác sẽ được bác sĩ cung cấp dựa trên kết quả siêu âm Doppler cụ thể.

Chỉ số PI được coi là bất thường nếu vượt quá hoặc dưới mức tiêu chuẩn. Thông thường, một chỉ số PI cao có thể báo hiệu rằng dòng máu đến thai nhi bị cản trở, trong khi chỉ số PI thấp cho thấy lưu lượng máu chảy qua quá nhanh hoặc không đủ kháng trở, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chỉ số PI thấp trong siêu âm thai 12 tuần có thể là dấu hiệu của sự suy giảm kháng lực trong mạch máu nhau thai, dẫn đến dòng chảy không ổn định. Tuy nhiên, chỉ số PI thấp không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.

Ngược lại, chỉ số PI cao có thể là dấu hiệu của sự cản trở lưu thông máu trong hệ tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi. Điều này báo hiệu nguy cơ thiếu oxy hoặc suy dinh dưỡng bào thai, thậm chí cảnh báo nguy cơ tiền sản giật, hội chứng truyền máu song thai. Nếu chỉ số PI cao, bác sĩ thường yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để đánh giá thêm.

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về chỉ số PI trong siêu âm thai 12 tuần. Hi vọng với hiểu biết cơ bản này, mẹ bầu có thể đánh giá cơ bản chỉ số nào có thể gây nguy hiểm cho em bé. Nếu muốn biết nhiều thông tin chi tiết hơn, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện cho hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!

References

References
1 Fetal umbilical artery Doppler pulsatility index and childhood neurocognitive outcome at 12 years. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4916642/#:~:text=The%20fetal%20umbilical%20artery%20Doppler,flow%20within%20the%20placental%20vasculature.
2 Doppler Ultrasound. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://medlineplus.gov/lab-tests/doppler-ultrasound/
3 Pulsatility Index. Ngày truy cập: 19/10/2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/pulsatility-index

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫