Theo thống kê của WHO, thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thường gặp, số người mắc phải có thể lên đến 1,5 tỷ người. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai và sau sinh, thiếu máu thiếu sắt có thể để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Vì vậy việc bổ sung sắt hàng ngày là vô cùng cần thiết. Vậy uống sắt trước hay sau ăn là tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bổ sung sắt hiệu quả, đặc biệt cho mẹ bầu.
Vai trò của sắt trong thai kỳ
Sắt là khoáng chất tham gia nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Chúng có vai trò chính trong việc tạo thành hemoglobin – protein cấu tạo nên hồng cầu để mang chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi các tế bào khắp cơ thể. Vì vậy bổ sung sắt hàng ngày giúp giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cho cơ thể.
Ngoài ra, sắt còn có nhiều vai trò khác như:
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Cải thiện sự tập trung.
- Cải thiện tâm trạng.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hơn nữa với phụ nữ có thai, thể tích máu tăng gấp đôi so với bình thường. Vì vậy sắt là chất dinh dưỡng không thể thiếu:
- Với mẹ bầu: Bổ sung sắt hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng cho người mẹ. Khoáng chất này cũng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sảy thai, nhau bong non, tăng huyết áp, băng huyết, tiền sản giật,…[1]Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: 27/2/2023.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 - Với thai nhi: Khi thiếu sắt, cơ thể thai nhi dễ bị nhẹ cân, sinh thiếu tháng. Ngoài ra, nếu mẹ không bổ sung đủ sắt thì em bé dễ mắc bệnh sơ sinh hơn, ví dụ bệnh tim mạch.

Uống sắt trước hay sau ăn?
Mong muốn việc sử dụng sắt đem lại hiệu quả tốt nhất nên nhiều mẹ bầu băn khoăn “Uống sắt trước hay sau ăn?”. Tùy vào thể trạng sức khỏe mà mẹ cần lựa chọn thời gian uống sao cho phù hợp.
Khi uống sắt, mẹ bầu có thể uống trước hoặc sau ăn 30 phút. Bởi các chất trong thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu sắt nên thời điểm tốt nhất để dùng sắt là khi bụng rỗng.
Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh liên quan đến dạ dày, nếu uống sắt khi quá đói có thể gây kích ứng đường tiêu hóa như khó chịu dạ dày, buồn nôn, táo bón,… Trong trường hợp này, mẹ nên uống sắt sau ăn khoảng 30 phút.
Uống sắt vào lúc nào tốt nhất trong ngày
Nhiều mẹ bầu thắc mắc “Uống sắt vào lúc nào là tốt nhất?” Các chuyên gia khuyến cáo uống sắt vào buổi sáng là tốt nhất, sau đó là buổi trưa. Vì vào sáng sớm, hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Theo đó việc hấp thu sắt cũng dễ dàng và hiệu quả hơn gấp 8 lần các buổi khác trong ngày.
Một lời khuyên nữa đến các mẹ bầu đó là không nên uống sắt vào buổi tối. Vào thời điểm này, quá trình tiêu hóa chậm lại khiến cho việc hấp thu sắt bị suy giảm đáng kể. Hậu quả là lượng sắt hấp thu còn dư thừa nhiều và lắng đọng lại trong cơ thể.
Một số thống kê cho thấy lượng sắt tồn dư có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài dễ ảnh hưởng đến tinh thần người mẹ và sức khỏe thai nhi [2] Taking iron supplements. Ngày truy cập: 27/2/2023.
https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?
Việc học cách sử dụng chất sắt đúng và đủ, đặc biệt với mẹ bầu luôn cần được chú trọng. Để bổ sung dinh dưỡng được hiệu quả và an toàn, thai phụ không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây sau khi uống sắt:
- Thực phẩm giàu canxi: Viên uống canxi hoặc các loại thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, hạnh nhân,…) có khả năng cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể. Nhiều mẹ bầu thắc mắc, uống sắt và canxi vào thời điểm nào trong ngày? Làm sao để uống sắt và canxi đúng cách? Câu trả lời là mẹ bầu nên uống sắt cách thực phẩm giàu canxi ít nhất 2 giờ. Cách khác là mẹ uống canxi buổi sáng, uống sắt vào buổi trưa.
- Rau củ quả chứa nhiều chất xơ: Trong cơ thể, chất xơ có thể gắn với sắt tạo thành phức hợp không tan, cơ thể cũng không thể hấp thu. Mẹ bầu càng ăn nhiều chất xơ thì hấp thu được càng ít sắt. Vì vậy mẹ nên tránh các loại rau củ quả như bông cải xanh, rau bắp cải, rau muống,…
- Đồ ăn cay nóng: Một số loại sắt rất dễ gây kích ứng đường tiêu hóa. Nếu thai phụ tiếp tục ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng tác dụng phụ này lên. Biểu hiện thường gặp nhất là khát nước, dạ dày khó chịu, táo bón.
- Trà, cà phê, rượu, bia: Các loại đồ uống chứa chất kích thích hoặc cafein làm cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đồng thời những loại thức uống này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế dùng nhất có thể.
- Ngô và món ăn từ ngô: Ngô được xét là thực phẩm giàu chất xơ. Vì thế khi dùng chung với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể. Ngoài ra ngô có thể giảm nồng độ acid dạ dày, từ đó làm giảm khả năng hấp thu của sắt[3]Are You Getting Enough Iron?. Ngày truy cập: 20/2/2023.
https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron.

Bầu uống sắt bao lâu thì ngưng?
Có lẽ nhiều bà bầu cùng chung câu hỏi “Bầu uống sắt bao lâu thì ngưng?” Theo lời khuyên từ các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu cần uống sắt trong suốt thời gian mang thai. Giai đoạn này, sắt giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu. Đồng thời nhờ sắt mà cơ thể mẹ bầu thêm khỏe mạnh và có lượng sắt dự trữ cho thai nhi ở giai đoạn sau.
Ngoài ra, mẹ nên uống sắt kéo dài đến sau sinh ít nhất 3 tháng. Do sau sinh, cơ thể mẹ mất nhiều máu nên rất cần sắt cho chức năng sinh hồng cầu. Và em bé cũng cần sắt để tạo máu và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên do cơ thể không tự sản sinh được chất sắt và không được bổ sung sắt trong 3 tháng đầu nên em bé chỉ có thể hấp thu khoáng chất này qua sữa mẹ.

Như vậy, không chỉ giải đáp thắc mắc “Uống sắt trước hay sau ăn” mà bài viết đã giúp mẹ biết cách sử dụng sắt đúng cách. Nếu mẹ bầu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, mẹ vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo số hotline 1900 6363 985!
Dược sĩ Anh Thư
References
↑1 | Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: 27/2/2023. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455 |
---|---|
↑2 | Taking iron supplements. Ngày truy cập: 27/2/2023. https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm |
↑3 | Are You Getting Enough Iron?. Ngày truy cập: 20/2/2023. https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron |