Bổ sung sắt trong thai kỳ là điều cần thiết. Tuy nhiên, vì là khoáng chất này khó hấp thu nên nhiều mẹ bầu lo lắng tác dụng phụ của sắt sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ bầu uống sắt bị tiêu chảy có sao không? Hãy để các chuyên gia của Ferrolip hướng dẫn mẹ cách sử dụng hợp lý nhất nhé.
Mẹ bầu uống sắt bị tiêu chảy có sao không?
Uống sắt bị tiêu chảy có sao không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể do:
- Chứa lượng sorbitol lớn: Sorbitol là một loại tá dược được sử dụng nhiều trong dược phẩm. Tuy nhiên, chất này bản chất là thuốc nhuận tràng, có khả năng kích thích tăng nhu động ruột giúp thải phân ra ngoài, gây nên tình trạng tiêu chảy.
- Chứa đường lactose: Các sản phẩm sắt thường có nhược điểm là vị kim loại khó uống. Vì vậy nhiều nhà sản xuất đã thêm lactose để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, trường hợp cơ thể không thể dung nạp lactose sẽ tạo ra phản ứng tiêu chảy.
- Sắt kém hấp thu: Vốn được biết đến là vi khoáng khó hấp thu, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng nguyên liệu sắt vô cơ. Những sắt không được cơ thể sử dụng sẽ lắng đọng trên đường tiêu hóa gây kích ứng và tiêu chảy.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài những yếu tố phía trên, mẹ bầu sử dụng sắt bị tiêu chảy có thể do đường tiêu hóa nhạy cảm, sử dụng sắt cùng các thực phẩm khó hấp thu hoặc uống sai thời điểm.
Tùy vào cơ địa mà mỗi mẹ bầu lại có biểu hiện tiêu chảy cùng các triệu chứng kèm theo khác nhau. Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu có thể tự xử lý tại nhà. Trường hợp bệnh nặng và nghiêm trọng, mẹ cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.
5 tác dụng phụ khác có thể gặp khi uống sắt
Bên cạnh triệu chứng tiêu chảy, mẹ bầu có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác, bao gồm:
- Táo bón: Trái ngược với tiêu chảy, nhiều mẹ bầu bị táo bón khi sử dụng sắt. Nguyên nhân là do sắt kém hấp thu dẫn đến dư thừa. Sắt tồn đọng sẽ tạo phức hợp với thức ăn khiến phân trở nên khô cứng và dẫn đến táo bón [1]Can iron supplements cause constipation? Ngày truy cập: 26/11/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/do-iron-supplements-cause-constipation#iron-and-constipation. - Ngộ độc sắt: Mỗi ngày trung bình người bình thường cần khoảng 18mg sắt và cao hơn 2 – 3 lần khi mang thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng cho phép, mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau đầu, co giật, khó thở, mạch nhanh,… [2]Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 26/11/2023.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/side-effects/drg-20070148.
- Hệ tiêu hóa bị kích thích: Đau bụng, buồn nôn, dạ dày co thắt có thể xuất hiện khi bà bầu uống sắt. Do đó thai phụ có hệ tiêu hóa nhạy cảm, hệ tiêu hóa yếu hoặc đang mắc các bệnh dạ dày cần hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng tới thai nhi.
- Phân đen: Tình trạng này xảy ra nếu sắt dư thừa nhiều và được cơ thể đào thải qua nước tiểu và phân. Lúc này mẹ sẽ thấy phân có màu xanh đen hoặc xanh lá. Tuy vậy, tình trạng này sẽ ngừng nếu mẹ không sử dụng sắt nữa [3]Yes, Iron Supplements Can Make Your Poop Black. Here’s Why. Ngày truy cập: 26/11/2023.
https://www.livestrong.com/article/275693-does-taking-iron-supplements-turn-your-stool-black/. - Triệu chứng dị ứng: Mề đay, phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy tại các bộ phận như môi, mặt, miệng, đồng thời triệu chứng khó thở đều có thể xuất hiện. Điều này chứng tỏ mẹ bầu đang bị dị ứng với sắt và cần dừng uống sắt ngay lập tức.
Các triệu chứng trên đây có thể không xuất hiện cùng lúc nhưng nhất định sẽ khiến mẹ bầu khó chịu. Trường hợp tác dụng phụ diễn biến kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Giải pháp khắc phục tình trạng uống sắt bị tiêu chảy
Bản chất chất sắt không hề gây hại đến cho cơ thể. Tác dụng phụ xảy ra chủ yếu do mẹ bầu chọn lựa sản phẩm chưa phù hợp hoặc cách sử dụng không đúng. Để khắc phục tình trạng tiêu chảy khi dùng sắt, mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Xác định đúng nguyên nhân bị tiêu chảy
Đây là bước cực kỳ quan trọng để có giải pháp xử lý đúng đắn sau đó. Nếu là do sản phẩm đang dùng thì mẹ có thể trực tiếp dừng uống và chuyển sang sản phẩm mới hoặc thay đổi cách dùng. Tiêu chảy cũng có thể do bữa ăn của mẹ trước đó.
Nếu triệu chứng vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy nghĩ đến nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, cơ địa, thuốc đang sử dụng,… Đồng thời, mẹ cần hỏi ý kiến chuyên gia để có lời khuyên thích hợp.
Lựa chọn dòng sắt dễ hấp thu
Đa phần các sản phẩm sắt hữu cơ và vô cơ trên thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi thức ăn, cơ địa, dịch vị hoặc thuốc đang dùng,… Điều này khiến cơ thể thường chỉ hấp thu thực tế được 10 – 15% lượng sắt bổ sung.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần lựa chọn dòng sắt dễ hấp thu để hạn chế tối đa tác dụng phụ. Ngoài ra, các dòng sắt mới hiện nay cũng chú ý đến cả hương vị và dạng bào chế nên mẹ bầu có nhiều lựa chọn hơn. Một trong những dòng sắt được nhiều mẹ bầu ưa chuộng là sắt sinh học.
Lựa chọn sản phẩm chứa ít hoặc không có sorbitol/ lactose
Với mẹ bầu có bụng dạ nhạy cảm thì sản phẩm chứa sorbitol hoặc lactose rất dễ gây tiêu chảy. Vì vậy mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần và chọn sản phẩm không có hai chất này hoặc hàm lượng thấp.
Lựa chọn sản phẩm phù hợp với cơ thể
Mỗi mẹ bầu có tình trạng sức khỏe và sở thích khác nhau. Chẳng hạn mẹ bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì nên dùng sản phẩm nào ít gây kích ứng đường tiêu hóa.
Một ví dụ khác là mẹ đang ốm nghén. Vậy những sản phẩm ít có vị tanh kim loại, có hương vị thơm ngon, dễ uống sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Bổ sung đúng nhu cầu
Trong thời gian mang thai, nhu cầu sắt của mẹ bầu thường nằm trong khoảng 30 – 60mg/ngày. Với mẹ bị thiếu máu thiếu sắt hoặc rối loạn hấp thu sắt thì liều lượng có thể cao hơn. Do đó mẹ cần tìm sản phẩm hàm lượng phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Ngoài ra, để tiện lợi hơn, nhiều mẹ muốn chọn sản phẩm kết hợp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho thai kỳ. Các sản phẩm hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này, với mức giá rất đa dạng nên việc của mẹ là tìm ra sản phẩm thích hợp nhất.
Bổ sung đúng sắt cách
Cơ thể hấp thu chất sắt tốt nhất khi bụng rỗng. Do đó chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 – 2 tiếng, vào buổi sáng hoặc trưa. Nếu dùng buổi tối, khả năng hấp thu sắt của cơ thể bị suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý các thực phẩm dùng kèm sau khi uống sắt. Canxi và thực phẩm từ canxi, chất xơ, đồ uống chứa tanin, đồ cay nóng,… đều có thể cạnh tranh và làm giảm hấp thu sắt.
Sắt sinh học Ferrolip – hấp thu cao, không lo tác dụng phụ
Dạng sắt sinh học được nhiều mẹ bầu lựa chọn bởi khả năng hấp thu cao và không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Một trong số đó phải kể đến sắt sinh học Ferrolip được nhập khẩu chính ngạch từ Italia.
Với công nghệ bao màng liposome, sản phẩm bổ sung sắt 3 pyrophosphate cho mẹ bầu với nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng khác trên thị trường:
- Hấp thu tốt: Các phân tử sắt siêu nhỏ được bao bọc bởi màng phospholipid tương tự màng tế bào nên dễ dàng hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa. Khả năng hấp thu của sắt Ferrolip cao hơn sắt hữu cơ truyền thống 4,7 lần.
- Ít tác dụng phụ: Do sắt được hấp thu hầu như hoàn toàn nên mẹ bầu không gặp tác dụng phụ như kích ứng hoặc nóng trong, táo bón, tiêu chảy,…
- Không có dư vị kim loại: Ferrolip không bị tanh, cộng thêm hương chanh thơm ngon nên mẹ bầu dễ dàng sử dụng. Sản phẩm cũng đạt chứng nhận Hương vị cao cấp của Viện thẩm định Hương vị Quốc tế.
- Dạng bào chế tiện lợi: Ferrolip được bào chế dưới dạng bột buccal tan ngay trong miệng mà mẹ bầu không cần uống thêm nước.
- Hàm lượng phù hợp: Mỗi gói sắt Ferrolip bổ sung 30mg nguyên tố sắt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sắt của mẹ trong suốt thai kỳ.
Sắt sinh học Ferrolip không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa
Với Ferrolip, mẹ bầu không cần lo lắng uống sắt bị tiêu chảy hoặc tác dụng phụ khác trong thai kỳ. Mẹ yên tâm đồng hành cùng bé trên chặng đường phát triển. Nếu muốn được tư vấn thêm về việc sử dụng thuốc sắt, mẹ có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!
References
↑1 | Can iron supplements cause constipation? Ngày truy cập: 26/11/2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/do-iron-supplements-cause-constipation#iron-and-constipation |
---|---|
↑2 | Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 26/11/2023. https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/side-effects/drg-20070148 |
↑3 | Yes, Iron Supplements Can Make Your Poop Black. Here’s Why. Ngày truy cập: 26/11/2023. https://www.livestrong.com/article/275693-does-taking-iron-supplements-turn-your-stool-black/ |