Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần – Những điểm đặc biệt trong giai đoạn này

01/07/2023 2832 lượt xem

Thai nhi được 20 tuần đã đi được gần nửa hành trình lớn lên trong bụng mẹ. Mẹ thường đi siêu âm để thăm em bé và theo dõi sự phát triển, tư thế nằm của thai nhi 20 tuần như thế nào? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu về những băn khoăn của mẹ khi em bé được 20 tuần nhé.

Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần

Em bé ở 20 tuần tuổi chưa được ổn định trong tử cung vì không gian của tử cung vẫn còn khá rộng thoải mái cho em bé di chuyển.

Tư thế nằm của thai nhi 20 tuần

Tư thế của thai nhi ở tuần thứ 20 phần lớn là đầu hướng lên về phía ngực mẹ, hai chân hướng về phía bộ phận sinh dục hay nằm ngang chứ chưa di chuyển về tư thế thai ngôi đầu [1]Relationships between Physical Activity and Quality of Life in Pregnant Women in the Second and Third Trimester. Ngày truy cập 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30563083/

Những dấu hiệu thai nhi phát triển bình thường

Trong thời gian mang thai, mẹ thường phải đi siêu âm định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của em bé. Những dấu hiệu thai nhi phát triển bình thường có thể kể đến như:

Hoạt động của bé trong bụng mẹ

Ở tuần thai thứ 20, mẹ đã có thể cảm nhận được những hoạt động của thai nhi. Em bé có thể di chuyển nhẹ nhàng, có thể đạp và huých  mạnh, cũng có thể là đang mút các ngón tay của mình, nắm chặt dây rốn hoặc nấc cục.

Trọng lượng

Thai nhi được 20 tuần tuổi có trọng lượng cơ thể khoảng từ 280 – 330g. Mỗi em bé ở 20 tuần tuổi được sự bao bọc trong các bào thai khác nhau với cơ địa mẹ bầu khác nhau, và thêm nhiều yếu tố khác vì thế chắc chắn là trong lượng sẽ không thể nào giống y hệt nhau được.

Chiều dài

Chiều dài thai nhi sẽ tính từ trên đỉnh đầu tới mông sẽ khoảng 17cm. Còn toàn bộ cơ thể dài có thể đến 24,3cm. Lúc này, mẹ hình dung đến hình dáng quả chuối như thế nào thì hình ảnh em bé 20 tuần cũng y hệt như vậy.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 20 tuần

Cùng với sự phát triển lớn lên của thai nhi thì cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi khác biệt rõ rệt khi mang thai tuần thứ 20 bao gồm:

  • Cân nặng: Cân nặng của mẹ có thể tăng lên từ 4-4,5kg khi mang bầu 20 tuần. Theo khuyến cáo của chuyên gia, ở 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu sẽ tăng từ 0,5kg – 2,5kg. Ở thời gian thai kì còn lại, hàng tuần mẹ nên tăng đều đặn 0,5kg là thích hợp.
  • Nội tiết tố: Khi mang thai mẹ bầu có thể bị rối loạn nội tiết tố oestrogen,  progesterone khiến mẹ bị nổi mụn nhiều, nám da, tàn nhàng.
  • Dây rốn: Phần rốn có thể sẽ nhô ra bên ngoài bụng vì tử cung ngày một to hơn, đẩy bụng và rốn về phía trước.
  • Chuột rút, phù chân:Chuột rút, phù chân cũng là hiện tượng dễ gặp trong giữa thai kỳ, làm mẹ đau đớn, giấc ngủ không ngon. Mẹ hãy ngâm chân trong nước ấm cũng như massgechân thường xuyên để cải thiện tình trạng này nhé.
  • Đau lưng: Mẹ bầu thường bị đau lưng vì phải căng cơ lưng. Phần lớn bà bầu khi bụng nặng có phản xạ tự nhiên sẽ uốn cong người hướng ra phía trước. Việc này khiến cơ lưng chịu áp lực nặng hơn khiến căng cơ lưng.
  • Khó ngủ: Mẹ bầu thường bị khó ngủ do ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố, tiểu đêm thường xuyên, chuột rút, stress
  • Triệu chứng khác: Ngoài ra, mẹ còn có thể bị ợ nóng, khó tiêu, chóng mặt, nhức đầu, ngất xỉu…

Giải đáp một số thắc mắc của mẹ

Khi mang trong mình một sinh linh bé bỏng mẹ bầu thường rất háo hức và tò mò về em bé của mình. Một số thắc mắc của mẹ bầu thường gặp là:

Thai 20 tuần biết trai hay gái chưa?

Cơ quan sinh dục thai nhi 20 tuần đã phát triển khá hoàn chỉnh. Nhờ hình ảnh siêu âm thai mà bác sĩ có thể biết được giới tính. Nếu là con gái, tử cung với âm đạo của thai nhi đã được cố định và đang phát triển. Nếu là con trai, tinh hoàn đã dần di chuyển từ bụng xuống bìu [2]Pregnant and Postpartum Women’s Perceptions of Barriers to and Enablers of Physical Activity During Pregnancy: A Qualitative Systematic Review. Ngày truy cập … Continue reading

Thai 20 tuần đạp thế nào?

Ở tuần thứ 20, thai nhi đã cứng cáp hơn nên sẽ “tinh nghịch” hơn trước rất nhiều. Em bé 20 tuần thường đạp nhiều, đạp mạnh hơn , chân tay dang rộng, có lúc thì quay để nằm ngang, lúc thì di chuyển xuống bụng dưới… Sự có mặt của em bé trong bụng mẹ sẽ rất rõ ràng hơn bởi thai máy ngày càng mạnh mẽ hơn.

Thai 20 tuần là mấy tháng?

Đến tuần thứ 20, mẹ đã bước sang tháng thứ 5 (tương đương 140 ngày) của thai kỳ. Lúc này, mẹ đã đi được một nửa chặng đường để gặp em bé rồi

Mẹ cần ăn uống như thế nào?

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là:

  • Bổ sung sắt: Mẹ bầu tuần thứ 20 nên tích cực bổ sung sắt bởi nguồn dự trữ sắt lúc nà gần như đã cạn kiệt vì cung cấp cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Việc này khiến cho mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu hoặc các triệu chứng khác bởi bị thiếu sắt. Sắt sinh học Ferrolip là sản phẩm bổ sung sắt chuyên dùng cho mẹ bầu. Với ưu điểm sử dụng đơn giản, hương thơm dễ chịu, hấp thu nhanh chóng, không gây táo bón, Ferrolip là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu hiện nay.
  • Bổ sung canxi: Mẹ bầu cần nhiều canxi hơn thể và nhu cầu cung cấp thêm canxi càng tăng lên khi càng về những tháng cuối thai kỳ. Nếu không được bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết có thể thai nhi sẽ bị chậm phát triển, mắc bệnh còi xương xương dị dạng…  Menecal là sản phẩm bổ sung canxi tự nhiên kết hợp thêm vitamin D3 K2 không lo nóng trong hay táo bón rất được ưa chuộng hiện nay.
  • Bổ sung DHA: Mẹ bầu cần được bổ sung DHA trong suốt thai kỳ để giúp phát triển trí não, mắt của thai nhi, ngăn ngừa tiền sản giật. Sản phẩm Hymega là viên uống chứa thành phần DHA tinh khiết với hàm lượng lớn mang lại nguồn dinh dưỡng an toàn cho mẹ bầu.
Trọn bộ dưỡng chất đầy đủ cho thai kỳ
Trọn bộ dưỡng chất đầy đủ cho thai kỳ

Qua bài viết trên Ferrolip đã cung cấp cho mẹ bầu chi tiết nhất về tư thế nằm của thai nhi 20 tuần. Nếu bạn cần giải đáp thêm bất kỳ thông tin gì, hãy truy cập website ferrolip.vn hoặc liên hệ đến hotline 1900 636 985 nhé!

References

References
1 Relationships between Physical Activity and Quality of Life in Pregnant Women in the Second and Third Trimester. Ngày truy cập 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30563083/
2 Pregnant and Postpartum Women’s Perceptions of Barriers to and Enablers of Physical Activity During Pregnancy: A Qualitative Systematic Review. Ngày truy cập 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35621324/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫