thua-sat-khi-mang-thai

Thừa sắt khi mang thai có nguy hiểm không? Hướng dẫn bổ sung sắt hiệu quả

30/06/2023 277 lượt xem

Bổ sung sắt là một trong những nhu cầu cần thiết khi mang thai. Với một liều lượng vừa đủ, sắt giúp phòng ngừa nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thừa sắt khi mang thai, sức khỏe của người mẹ cũng ảnh hưởng nhiều. Vậy bổ sung dư sắt tác động như thế nào đến thai phụ và em bé. Dưới đây là những thông tin do chuyên gia sức khỏe cung cấp.

Nhu cầu sắt của bà bầu

Khi mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng gần gấp đôi. Theo đó nhu cầu sắt ở bà bầu cũng tăng đáng kể. Bởi sắt là thành phần chính của máu và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Tổng hợp hemoglobin: Thành phần của hồng cầu, chức năng chính là vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể.
  • Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt: Nếu cơ thể không tạo được đủ hồng cầu, mẹ bầu dễ bị thiếu máu. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, người xanh xao, mệt mỏi,… [1]Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: 28/6/2023.
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
  • Giảm tỷ lệ trầm cảm sau sinh: Khi sử dụng sắt, cơ thể tiết các hormone hạnh phúc nên mẹ bầu cảm thấy vui vẻ hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau sinh cho mẹ bầu.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Sắt tham gia quá trình sinh tế bào miễn dịch lympho T, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
  • Phòng ngừa nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm: Sinh non, sinh thiếu tháng, trầm cảm hoặc thiếu máu sau sinh là những biến chứng thường gặp nhất. Ngoài ra, em bé không được cung cấp đủ sắt thường nhẹ cân, chậm phát triển cả thể chất lẫn trí não hơn các bé bình thường.

Để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung sắt theo đúng chỉ định của Tổ chức y tế thế giới (WHO):

  • Trước khi mang thai: 15mg/ngày.
  • Khi mang thai: 30 – 60mg/ngày.
  • Sau sinh ít nhất 6 tháng: 30mg/ngày.
sat-la-khoang-chat-quan-trong-cho-ba-bau
Sắt là khoáng chất quan trọng cho bà bầu

 Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu

Dù là khoáng chất quan trọng nhưng không phải uống càng nhiều sắt càng tốt. Dư thừa sắt khiến lượng sắt tự do trong cơ thể tăng lên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan.

Mẹ có thể nhận biết cơ thể đang thừa sắt thông qua một số dấu hiệu dưới đây như: [2]Hemochromatosis (Iron Overload). Ngày truy cập: 28/6/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14971-hemochromatosis-iron-overloa

  • Da vàng vọt, suy gan.
  • Thở khó khăn, nhịp tim nhanh, thở nhanh.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Đau bụng, bụng khó chịu.
  • Huyết áp hạ.
  • Tinh thần lơ mơ, thường xuyên nhầm lẫn.

Mặc dù không phải là những triệu chứng đặc trưng, nhưng đây là dấu hiệu cảnh bảo sự bất thường của cơ thể. Nếu mẹ phát hiện thấy những bất thường trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Thừa sắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến nhiều cơ quan. Thậm chí, cơ thể rất khó đào thải lượng tồn dư thông qua đường bài tiết. Những hậu quả nguy hiểm khi bổ sung quá nhiều sắt trong thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải như:

  • Đái tháo đường: Khi sắt tồn đọng trong cơ thể quá nhiều và trong một thời gian dài, gan và lá lách phải chịu áp lực rất lớn. Do đó mẹ có nguy cơ bị suy gan, suy lách. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Nồng độ sắt tăng đồng thời lượng hemoglobin trong cơ thể cũng tăng. Điều này gây khó khăn cho quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Vì vậy thai nhi có thể bị sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân.
  • Ngộ độc sắt: Khi xuất hiện tình trạng sốt, buồn nôn, đau bụng, mạch đập nhanh, rất có thể mẹ bầu bị ngộ độc sắt. Mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
  • Ảnh hưởng đến gan: Do lượng sắt tích tụ tại gan quá lớn khiến chức năng gan bị suy giảm. Lâu ngày mẹ có thể bị suy gan, thậm chí ung thư gan.
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm: Mẹ bầu thừa sắt thường dễ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc parkinson. Bên cạnh đó, mẹ thường cảm thấy chán nản, ủ dột, tâm trạng thất thường.
  • Bệnh xương khớp: Đau lưng, mỏi gối, tê nhức tay chân là tình trạng thường gặp nếu mẹ bị dư thừa sắt.
  • Tổn thương đường tiêu hóa: Một số triệu chứng thường gặp như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, một số trường hợp có nguy cơ sảy thai.

Có thể thấy thừa sắt gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển thai nhi. Vì vậy, khi bổ sung sắt mẹ cần cực kỳ lưu ý để tránh dư thừa tồn đọng khoáng chất sắt trong cơ thể.

anh-huong-khi-me-bau-bi-thua-sat
Những ảnh hưởng khi mẹ bầu bị thừa sắt

Thừa sắt khi mang thai phải làm sao

Việc đầu tiên khi mẹ phát hiện những triệu chứng thừa sắt là dừng uống viên sắt ngay lập tức. Tiếp sau đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý để hạ thấp lượng sắt cơ thể hấp thu lại. Đồng thời, mẹ cần ăn nhiều chất xơ để thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất sắt.

Một số loại thực phẩm có tác dụng lợi tiểu cũng được đề xuất trong trường hợp này. Rau má, nước râu ngô giúp thúc đẩy cơn buồn tiểu, từ đó cơ thể nhanh chóng đào thải sắt tích tụ ra ngoài. Đặc biệt, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để bác sĩ chuyên môn có phương án điều trị sớm.

Ngoài ra, trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu thừa sắt nên ăn gì? Tình trạng này thường do di truyền hoặc do bệnh lý gây nên (bệnh về gan, thiếu máu, truyền quá nhiều máu). Lúc này mẹ cần bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm lợi tiểu, thức ăn chứa canxi và các loại có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thu sắt.

Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai hiệu quả

Nếu mẹ muốn sắt được bổ sung một cách an toàn, hiệu quả, mẹ nên chú ý theo hướng dẫn của chuyên gia dưới đây:

  • Uống sắt theo đúng nhu cầu, không tự ý bỏ dở giữa chừng hoặc uống quá liều khi không có chỉ định của chuyên gia.
  • Kết hợp viên uống sắt với thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sắt có nhiều trong thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, các loại hạt họ đậu, rau có lá màu xanh đậm, trái cây khô.
  • Không uống sắt cùng canxi bởi canxi cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Sau đó mẹ dễ bị dư thừa sắt.
  • Uống kèm vitamin C hoặc ăn các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, dâu để tăng khả năng hấp thu của sắt [3] Iron during pregnancy. Ngày truy cập: 28/6/2023.
    https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/iron-in-your-pregnancy-diet_1468
    .
  • Uống nhiều nước khi uống sắt giúp hạn chế tình trạng táo bón cho mẹ.
  • Không nên uống sắt vào buổi tối và trước khi đi ngủ. Bởi mẹ dễ gặp hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không sử dụng viên uống sắt cùng chè hoặc thức uống chứa cafein. Những thực phẩm này khiến cơ thể khó sử dụng lượng sắt đã nạp vào.
  • Không sử dụng đồng thời thuốc giảm tiết axit điều trị loét dạ dày hoặc thuốc kháng sinh.
  • Lựa chọn loại sắt phù hợp: Mẹ nên chọn sắt dễ hấp thu, ví dụ sắt sinh học Ferrolip. Sản phẩm sử dụng công nghệ liposome nên khả năng hấp thu cao hơn sắt hữu cơ 4,7 lần. Sắt Ferrolip không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Đặc biệt, sản phẩm không có vị tanh, không dư vị kim loại, hương chanh dễ uống, dạng buccal uống liền nên phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là mẹ bầu bị nghén.
sat-sinh-hoc-ferrolip-co-kha-nang-hap-thu-tot-hon-sat-truyen-thong
thua-sat-khi-mang-thai

Sắt sinh học Ferrolip có khả năng hấp thu tốt hơn sắt truyền thống

Trên đây là những lưu ý để mẹ bầu không bị thiếu hoặc thừa sắt khi mang thai. Nếu mẹ cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan, vui lòng truy cập webstie ferrolip.vn hoặc gọi điện đến hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Ngày truy cập: 28/6/2023.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
2 Hemochromatosis (Iron Overload). Ngày truy cập: 28/6/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14971-hemochromatosis-iron-overloa
3 Iron during pregnancy. Ngày truy cập: 28/6/2023.
https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/iron-in-your-pregnancy-diet_1468

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • Mua 1 hộp tích 1 điểm + phí ship 20k

    430.000 ₫ 380.000 ₫
  • Mua 2 hộp miễn ship tặng cốc lúa mạch/ gối chữ U/ tích 2 điểm

    830.000 ₫ 720.000 ₫
  • Mua 4 hộp miễn ship tặng 1 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và nồi điện đa năng 300k

    2.320.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • Mua 8 hộp miễn ship tặng 2 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và máy hút sữa điện đôi Fatz 700k

    4.720.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • Mua 12 hộp miễn ship tặng 3 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và xe đẩy 2 chiều Bamboo Life 1.200k

    7.230.000 ₫ 4.320.000 ₫