Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm? Khi nào kết quả chính xác?

27/02/2023 4753 lượt xem

Tâm lý chung của nhiều chị em khi que thử thai hiện 2 vạch là vội vàng đến bệnh viện khám. Mục tiêu là muốn siêu âm và kiểm tra sức khỏe thai nhi càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế, không phải lúc đi siêu âm cũng cho kết quả chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cho mẹ biết thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!

Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?

Nếu sau khi thử thai 2 vạch thì mẹ đã có khả năng mang bầu. Tuy nhiên, mẹ chưa nên đi siêu âm thai luôn mà có thể thử lại 1-2 lần nữa vào các ngày tiếp theo. Sao đó, mẹ có thể xác định thời gian trễ kinh nguyệt khoảng 1 – 2 tuần thì hãy đi siêu âm lần đầu. Thông thường ở thời điểm này, em bé đã được khoảng 5 – 6 tuần.

Thai nhi đã đủ lớn nên bác sĩ mới có thể phát hiện sự hiện diện của em bé qua hình ảnh siêu âm. Nhưng nếu vòng kinh của mẹ không bình thường thì tuổi thai có thể sai lệch đôi chút.

Mẹ không nên đi siêu âm sớm vì các chỉ số siêu âm thai nhi chưa được rõ ràng. Đôi khi đi siêu âm quá sớm thì phôi chưa được di chuyển và làm tổ nên chưa thể siêu âm được. Điều này đôi khi còn khiến mẹ trở nên lo lắng.

Thử thai 2 vạch có nên đi siêu âm luôn không?

Thử thai 2 vạch có nên đi siêu âm luôn không?

Tuy nhiên, nếu ở những trường hợp dưới đây chị em cần đi siêu âm ngay sau khi thử thai thấy 2 vạch:

  • Mẹ từng mang thai ngoài tử cung.
  • Thường xuyên đau bụng, khó chịu vùng bụng.
  • Mẹ bị dị tật bẩm sinh.
  • Tình trạng tinh thần của mẹ không ổn định.

Nếu mẹ nằm trong những trường hợp đặc biệt trên cần được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt. Sau đó mẹ có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc thai kỳ hoặc điều trị vấn đề sức khỏe sớm [1]Ultrasound in Pregnancy. Ngày truy cập: … Continue reading.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Quan hệ bao lâu thì thụ thai? Bí kíp tăng khả năng thụ thai

Trường hợp thử que 2 vạch nhưng không có thai

Đây có lẽ là điều khiến nhiều người mẹ phải đau lòng. Tuy nhiên trường hợp này không hề hiếm gặp. Tình trạng này chủ yếu do 2 nguyên nhân dưới đây:

Do dương tính giả

Dương tính giả thường liên quan đến chất lượng que thử hoặc do mẹ sử dụng sai cách. Thông thường việc thử thai rất đơn giản nên mẹ có thử tại nhà. Tuy nhiên vẫn có trường hợp mẹ không biết cách dùng dẫn đến kết quả sai. Một số lý do khiến kết quả thử thai dương tính giả là [2]7 Causes for a False-Positive Pregnancy Test. ngày truy cập: 26/2/2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/false-positive-pregnancy-test
:

  • Dùng que thử thai hết hạn sử dụng.
  • Ngâm que thử thai trong nước tiểu quá lâu làm sai lệch kết quả.
  • Que thử thai chất lượng kém.
  • Mẹ đang dùng thuốc hỗ trợ sinh sản.
  • Mẹ vừa bị sảy thai nhưng không biết.

Do cơ thể mẹ bất thường

Khi sức khỏe mẹ có vấn đề, đặc biệt liên quan đến cơ quan sinh sản, dễ làm sai lệch kết quả thử thai:

  • Mẹ mang thai ngoài tử cung: Trứng không làm tổ trong tử cung mà di chuyển đến vòi trứng hoặc các vị trí khác. Đây là tình trạng nguy hiểm nên mẹ cần phát hiện và xử trí sớm.
  • Thai trứng: Thai trứng là hiện tượng một phần hay toàn bộ bánh rau biến thành túi dịch và dính với nhau như chùm nho. Chúng lấn chiếm tử cung khiến bào thai không thể phát triển. Tình trạng này có thể gây chảy máu trong, băng huyết hoặc thủng cơ.
Hiện tượng mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng mang thai ngoài tử cung

Ý nghĩa của lần siêu âm thai đầu tiên

Nhìn thấy hình ảnh thai nhi trong bụng là một ý nghĩa đặc biệt với mỗi người mẹ. Lần siêu âm thai đầu tiên là khoảnh khắc mẹ lần đầu được biết đến sự tồn tại của em bé. Chắc hẳn mẹ phải vui sướng và hạnh phúc đến nhường nào.

Không chỉ vậy, siêu âm thai lần đầu có thể giúp mẹ biết được nhiều điều liên quan đến thai nhi như:

  • Tuổi thai: Dựa vào chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng chuẩn hoặc nồng độ hCG mà bác sĩ có thể dự tính tuổi thai.Từ đó mẹ có thể biết ngày dự sinh để chuẩn bị đầy đủ cho em bé sắp chào đời.
  • Xác định vị trí làm tổ của thai: Thông tin này giúp bác sĩ kết luận mẹ chắc chắn có thai hay không. Hơn nữa siêu âm giúp mẹ biết thai đã làm tổ an toàn trong tử cung hay chưa để sớm có biện pháp can thiệp nếu cần [3]What to Expect From Your First Pregnancy Ultrasound. Ngày truy cập: 26/2/2023.
    https://www.webmd.com/parenting/baby/features/first-pregnancy-ultrasound
    .
  • Theo dõi sự phát triển của thai: Dù siêu âm lần đầu nhưng bác sĩ có thể đánh giá sơ bộ em bé phát triển có tốt hay không. Từ đó mẹ sẽ được cho lời khuyên về việc chăm sóc em bé.
  • Biết số lượng thai nhi: Mẹ có thể biết mình mang đơn thai hay đa thai. Trong một số trường hợp việc phát hiện đa thai từ lần đầu siêu âm có thể giúp lựa chọn sớm phương pháp bỏ thai an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
  • Phát hiện thai bệnh lý: Các trường hợp thai lưu, thai trứng hoặc ung thư đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của mẹ. Vì vậy trong lần đầu siêu âm có thể giúp mẹ phát hiện bệnh và xử lý để tránh hệ lụy về sau như khó mang thai lại, thậm chí phải cắt dạ con.
  • Phát hiện dị tật bẩm sinh: Tầm soát nguy cơ dị tật trong lần đầu khám thai giúp mẹ có quyết định sớm có nên giữ thai hoặc chuẩn bị tâm lý cho tương lai.

Những lưu ý cho mẹ khi đi khám thai lần đầu

Chắc hẳn người me nào cũng vô cùng lo lắng cho lần đầu khám thai của mình. Liệu thai nhi có khỏe mạnh hay không? Để kết quả siêu âm được chuẩn xác, mẹ hãy chú ý những điều sau nhé:

  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín cùng bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo tính an toàn và chính xác trong suốt quá trình khám thai.
  • Ghi chú những thắc mắc của mình trước. Nhờ vậy mẹ sẽ không bỏ sót bất kỳ thắc mắc nào về em bé hoặc sức khỏe bản thân.
  • Uống nhiều trước khi siêu âm khoảng 1 tiếng. Việc này có thể giúp hình ảnh siêu âm được rõ nét, giúp bác sĩ quan sát thai nhi dễ dàng hơn.
  • Giữ kết quả siêu âm lần đầu lại. Mỗi lần siêu âm mẹ cần giữ lại để so sánh và theo dõi cho những lần khám sau. Nếu xuất hiện bất thường giữa các lần siêu âm thì bác sĩ có thể phát hiện bất thường và xử lý kịp thời.
Những lưu ý trước khi khám thai
Những lưu ý trước khi khám thai

Mốc khám thai quan trọng dành cho mẹ

Khám thai không nhất thiết phải liên tục, thường xuyên, trừ trường hợp mẹ được bác sĩ chỉ định. Nếu không mẹ chỉ cần lưu tâm đến những mốc khám thai quan trọng dưới đây:

  • Từ 11 – 14 tuần: Đây cũng chính là lần khám thai đầu tiên của mẹ. Thời điểm này bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều chỉ số về em bé. Ví dụ tuổi thai, ngày dự sinh, chiều dài đầu mông, sàng lọc bất thường NST, phát hiện bệnh lý bất thường ở mẹ,… Nhiều xét nghiệm nếu không thực hiện ở giai đoạn này thì dù thực hiện sau đó cũng không còn chính xác.
  • Từ 18 – 22 tuần: Lúc này thai đã bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Việc khám thai giai đoạn này giúp bác sĩ quan sát quá trình phát triển các cơ quan quan trọng như cột sống, phổi, não, tim hoặc các chi. Nhờ đó các bất thường cấu trúc thai nhi có thể được phát hiện, tránh ảnh hưởng đến em bé sau này.
  • Từ 30 – 32 tuần: Đây là những tháng gần cuối của thai kỳ. Khám thai ở giai đoạn này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng động mạch, tim, não của thai nhi. Nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện những bệnh lý bất thường ảnh hưởng đến việc sinh nở. Ngoài ra, thai phụ cũng được đánh giá một số vấn đề khác như vận chuyển dinh dưỡng của nhau thai, nước ối, sự hoàn thiện cấu trúc thai hoặc ngôi thai,…

Câu hỏi thường gặp khi thử thai 2 vạch

Với những mẹ mang thai lần đầu, giây phút que thử thai hiện 2 vạch khiến mẹ có cảm xúc lẫn lộn, vừa mừng vừa lo. Lúc này trong đầu mẹ sẽ hiện lên vô vàn câu hỏi. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp của những mẹ bầu “tập 1” có thể mẹ sẽ quan tâm.

Thử thai 2 vạch thì thai nhi đã được mấy tuần?

Có nhiều cách để mẹ có thể ước lượng tuần tuổi của thai nhi. Dưới đây là một số cách mẹ có thể tham khảo:

  • Cách 1: Cách này giúp mẹ ước lượng tương đối tuần thai dựa trên số ngày trễ kinh. Nếu mẹ mới trễ khoảng 5 – 7 ngày thì có thể em bé đã được 5 tuần tuổi. Nếu thời gian trễ kinh từ 10 – 15 ngày thì mẹ có thể đang ở tuần thai thứ 6 hoặc 7.
  • Cách 2: Một cách khác giúp mẹ biết chính xác tuổi thai là dựa vào nồng độ hCG. Mẹ cần thực hiện xét nghiệm máu để biết chỉ số này. Sau đó đối chiếu với chỉ số tiêu chuẩn để dự đoán tuổi thai. Nồng độ hCG sẽ tăng dần và đạt đỉnh ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất, sau đó giảm dần ở những tháng sau đó.

Tuy nhiên, để chắc chắn hơn về tuần tuổi của thai nhi, mẹ hãy làm xét nghiệm Beta hCG trong máu, đi siêu âm hoặc dựa vào chu kỳ kinh cuối.

Mẹ nên làm gì sau khi thử thai 2 vạch?

Sau khi que thử thai đã hiện rõ 2 vạch, trước tiên mẹ bầu cần xác định tâm lý là mình đã có thai. Mẹ chưa cần phải đi siêu âm ngay mà nên chờ đến khi chậm kinh 7 – 15 ngày. Bởi nếu mẹ vội đi siêu âm sớm, các thông tin về chỉ số thai nhi còn chưa rõ ràng, việc siêu âm có thể không chính xác hoặc không cho ra kết quả.

Ngay từ khi chắc chắn mình đã mang thai, mẹ nên có kế hoạch chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học, tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng,… ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Như vậy, qua bài viết trên đây chắc hẳn mẹ đã biết “Thử thai 2 vạch bao lâu thì đi siêu âm?”. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm về bất kỳ vấn đề sức khỏe thai kỳ nào khác, vui lòng truy cập website https://ferrolip.vn/ hoặc gọi điện theo số hotline 1900 636 985!

References

References
1 Ultrasound in Pregnancy. Ngày truy cập: 26/2/2023.
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/9704-ultrasound-in-pregnancy#:~:text=Pregnancy%20care%20providers%20can%20detect,detect%20a%20fetal%20heart%20rate
2 7 Causes for a False-Positive Pregnancy Test. ngày truy cập: 26/2/2023.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/false-positive-pregnancy-test
3 What to Expect From Your First Pregnancy Ultrasound. Ngày truy cập: 26/2/2023.
https://www.webmd.com/parenting/baby/features/first-pregnancy-ultrasound

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫