Thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối và 6 nguy cơ với mẹ, bé

25/07/2024 787 lượt xem

Thiếu máu thai kỳ là tình trạng phổ biến, tác động đến sự phát triển của thai nhi . Trong đó, thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh nở và sức khỏe người mẹ sau sinh. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tại sao mẹ bầu thường bị thiếu máu khi mang thai vào 3 tháng cuối?

Thiếu máu không phải tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ có thai. Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ cũng vậy. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu ở giai đoạn này: [1]Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 16/6/2024.
https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy
.

  • Thiếu sắt: Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở tam cá nguyệt thứ ba. Bởi giai đoạn này, dù đã phát triển chậm lại nhưng thai nhi vẫn cần được cấp đủ máu để hoàn thiện cơ thể trước khi ra đời. Nếu mẹ không cung cấp đủ sắt, hoạt động sản xuất hemoglobin của hồng cầu sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tới thai nhi.
  • Thiếu vitamin B12: B12 là dưỡng chất cần thiết để sản xuất DNA của hồng cầu. Khi thiếu chất này, cơ thể mẹ dễ tạo ra những hồng cầu rất lớn và dễ vỡ. Do kích thước quá khổ nên chúng không thể đi ra khỏi tủy xương và vào hệ tuần hoàn, khiến cơ thể thiếu hụt hồng cầu.
  • Thiếu axit folic:  Vai trò của axit folic là sản xuất và duy trì tế bào mới, bao gồm cả hồng cầu trong tủy xương. Khi cơ thể không có đủ axit folic, mẹ bầu có thể bị thiếu máu hồng cầu to – tình trạng hồng cầu phát triển không đầy đủ và hoạt động bất bình thường.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, suy tuyến thượng thận liên quan đến việc sử dụng sắt hoặc sản xuất hồng cầu nên khiến lượng máu trong cơ thể suy giảm. Ngoài ra các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư cũng ảnh hưởng đến hoạt động tạo máu hoặc gây chảy máu trong khiến mẹ bầu bị thiếu máu nghiêm trọng.
  • Các yếu tố khác: Mẹ bầu có tiền sử thiếu máu khi mang thai, mang đa thai hoặc khoảng cách giữa các lần mang thai quá gần nhau cũng là yếu tố nguy cơ khiến mẹ bầu thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Nguyên nhân thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

6 nguy cơ khi thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ có thể đi xét nghiệm các chỉ số thiếu máu ở bà bầu để xác định tình trạng thiếu máu của bản thân. Thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm:

Nguy cơ sinh non

Thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bởi vì cơ thể mẹ không đủ sức khỏe để mang thai đủ tháng. Sinh non gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, bao gồm các vấn đề suy hô hấp, nhiễm trùng, trẻ yếu ớt, dễ mắc bệnh, thấp bé nhẹ cân sau này và các sức khỏe lâu dài khác.

Sức khỏe suy giảm

Khi thiếu máu, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, xanh xao,… Những triệu chứng thiếu máu này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cản trở khả năng nuôi dưỡng thai nhi [2]Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 16/6/2024.
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02428
.

Nguy cơ trong quá trình chuyển dạ

Thiếu máu có thể gây nhiều biến chứng trong quá trình chuyển dạ, bao gồm sự suy yếu của cơ bắp, khó khăn trong việc rặn đẻ. Việc này khiến mẹ phải có sự can thiệp y tế như mổ lấy thai để đưa em bé ra ngoài an toàn.

Sức khỏe giảm sút sau sinh

Không chỉ ảnh hưởng trong suốt thời gian mang thai, thiếu máu còn để lại hậu quả lâu dài sau khi sinh. Mẹ bầu dễ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khó hồi phục sau sinh và ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé mới chào đời.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mẹ bầu thiếu máu sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy kiệt hậu sản và dễ mắc bệnh hơn các mẹ khác.

Thai nhi bị suy dinh dưỡng

Mẹ bầu thiếu máu đồng nghĩa với việc không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó em bé sơ sinh thường bị suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, nhẹ cân hơn. Cân nặng thông thường của trẻ 0 tháng tuổi thường là 3,3kg trong khi em bé có mẹ thiếu máu có thể chỉ vẻn vẹn trên dưới 2kg.

Nguy cơ đứa trẻ sinh ra chậm phát triển hơn

Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ thiếu máu thường có nguy cơ cao chậm phát triển hơn những trẻ khác. Điều này được biển hiện qua việc trẻ kém thông minh, khả năng tư duy chậm, vận động chậm. Các vấn đề này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

6 nguy cơ khi thiếu máu 3 tháng cuối thai kỳ

Biện pháp cải thiện tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu

Để ngăn ngừa 6 nguy cơ không mong muốn phía trên, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu thiếu máu ăn gì và kiêng ăn gì?

3 nhóm thực phẩm quan trọng nhất để phòng thiếu máu mà mẹ không được bỏ qua là sắt, vitamin B12 và axit folic. Vì vậy mẹ nên ăn:

  • Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt cừu, gan động vật, cá thu, trứng, các loại đậu, bông cải xanh, cải xoăn,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B12: Thịt gà, vịt, cá hồi, cá ngừ, tôm, sò, sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa tươi,…), lòng đỏ trứng gà,…
  • Thực phẩm giàu axit folic: Rau bina, bông cải xanh, bưởi, cam, quýt, nho, dâu tây, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà,… [3]15 Foods High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 16/6/2024.
    https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid
    .

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiêng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:

  • Rượu, bia, thuốc lá.
  • Nước ngọt có ga.
  • Đồ cay nóng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn.

Sắt sinh học Ferrolip – hấp thu nhanh, cải thiện thiếu máu hiệu quả

Để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, chuyên gia sản khoa khuyến khích mẹ sử dụng thực phẩm bổ sung hàng ngày. Sắt sinh học Ferrolip là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ bầu vì khả năng hấp thu nhanh, cải thiện thiếu máu hiệu quả.

Điều tạo nên sự khác biệt của Ferrolip là công nghệ bao màng liposome hiện đại. Theo đó nhân sắt kích thước siêu nhỏ được bao quanh bởi một hoặc nhiều lớp màng phospholipid tương tự như màng tế bào. Chính cấu trúc này giúp sắt sinh học Ferrolip có đặc tính nổi bật hơn hẳn các sản phẩm sắt truyền thống trên thị trường:

  • Khả năng hấp thu tốt trên đường tiêu hóa: Nhờ kích thước hoạt chất siêu nhỏ và được bảo vệ trọn vẹn trong màng liposome cùng 4 cơ chế hấp thu tại ruột nên Ferrolip hấp thu cao hơn sắt truyền thống đến 4,7 lần.
  • Không có tác dụng phụ: Sắt hấp thu tốt trên đường tiêu hóa nên không xảy ra tình trạng dư thừa. Vì thế mẹ bầu không gặp triệu chứng nóng trong, táo bón, tiêu chảy hoặc bụng dạ khó chịu.
  • Hương chanh thanh dịu: Thay vì vị tanh kim loại khó chịu của sắt truyền thống, mẹ bầu dùng Ferrolip sẽ được thưởng thức hương chanh thơm ngon như lipton. Ngay cả mẹ bầu ốm nghén cũng dễ dàng sử dụng. Sản phẩm được nhận giải Hương vị cao cấp của Viện thẩm định hương vị Quốc tế.
  • Dạng bột buccal tiện lợi: Mỗi gói chứa 30mg bột buccal. Mẹ chỉ cần một bước duy nhất là đổ từ từ gói bột vào miệng và để phần bột tự tan dần trong nước bọt. Gói nhỏ gọn, mẹ dễ dàng bỏ túi mang đi làm, đi chơi, đi du lịch.
Sắt sinh học Ferrolip – hấp thu nhanh, cải thiện thiếu máu hiệu quả

Như vậy, thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thêm thực phẩm bổ sung. Nếu mẹ cần chuyên gia của Ferrolip tư vấn chi tiết, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985!

References

References
1 Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 16/6/2024.
https://www.webmd.com/baby/anemia-in-pregnancy
2 Anemia in Pregnancy. Ngày truy cập: 16/6/2024.
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=90&ContentID=P02428
3 15 Foods High in Folate (Folic Acid). Ngày truy cập: 16/6/2024.
https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-folate-folic-acid

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫