bo-sung-sat-cho-me-bau

Chi tiết cách bổ sung sắt cho mẹ bầu hiệu quả nhất 

23/07/2023 1135 lượt xem

Để em bé và mẹ bầu trải qua thai kỳ khỏe mạnh, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Trong đó sắt là khoáng chất quan trọng hàng đầu mẹ cần cung cấp ngay từ những ngày đầu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách bổ sung sắt cho mẹ bầu hiệu quả và an toàn nhất!

Tại sao bà bầu thường nên bổ sung thêm sắt?

Khi mang thai, mẹ bầu được khuyến khích bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất như canxi, DHA, axit folic,… trong đó có sắt. Bởi chất này đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé.

Với người mẹ, sắt đóng vai trò làm nguyên liệu tổng hợp hemoglobin. Đây là thành phần tạo nên màu đỏ của hồng cầu, góp phần tham gia vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Nhờ đó, mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, sắt giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm khi mang thai. Đồng thời chất này cũng hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, băng huyết,…

Với thai nhi, sắt là dưỡng chất bắt buộc cần bổ sung để: [1]Are You Getting Enough Iron? Ngày truy cập: 28/7/2023.
https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron

  • Phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng, nhẹ cân hoặc kém phát triển.
  • Ngăn ngừa các biến chứng như sinh non, thai chết lưu.
  • Giảm tỷ lệ thai nhi bị thiếu máu do thiếu sắt và nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau sinh.
bo-sung-sat-hang-ngay
Bổ sung sắt hàng ngày có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Nhu cầu sắt của mẹ bầu ở mỗi giai đoạn lại khác nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe. Thông thường hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng đầu là thấp nhất. Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 30mg sắt. Các chuyên gia đánh giá đây là lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng đầu phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở giai đoạn sau.

Tiếp đến hàm lượng sắt cần thiết cho bà bầu 3 tháng giữa là 30mg sắt mỗi ngày. Bắt đầu từ giai đoạn này, nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt tăng cao. Do đó mẹ cần hết sức chú ý hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng giữa.

Vậy hàm lượng sắt cho bà bầu 3 tháng cuối là bao nhiêu? Nhu cầu sắt lúc này của mẹ tăng cao, lên đến 60mg/ngày. Bởi đây là giai đoạn thai nhi cần nhiều vitamin và khoáng chất để phát triển và hoàn thiện các cơ quan. Do đó mẹ cần nhiều sắt hơn để tăng vận chuyển chất dinh dưỡng đến thai nhi.

Hướng dẫn bổ sung cho bà bầu đúng cách

Mỗi chất dinh dưỡng cần bổ sung với liều lượng và thời điểm khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia để mẹ bầu dùng sắt đúng cách.

Bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Mẹ nên bổ sung sắt từ những ngày đầu thai kỳ. Thậm chí, nhiều chuyên gia khuyến khích mẹ dùng sắt ngay từ trước khi mang thai. Mục đích chính là để mẹ có đủ sức khỏe chuẩn bị cho thai kỳ 9 tháng 10 ngày.

Sau đó, mẹ liên tục bổ sung sắt trong thai kỳ với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, do mất nhiều máu trong quá trình sinh nở, mẹ vẫn cần tiếp tục sử dụng sắt sau sinh để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, lượng sắt mẹ hấp thu cũng được chuyển sang cho em bé thông qua đường sữa mẹ.

Mẹ bầu nên bổ sung sắt từ những ngày đầu thai kỳ

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì để bổ sung?

Không ít trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu trong quá trình mang thai. Vì vậy, bên cạnh sản phẩm bổ sung sắt, mẹ cần dùng thêm các loại thức ăn giàu sắt. Dưới đây là top những thực phẩm vừa giàu sắt vừa tốt cho sức khỏe thai phụ:

  • Nội tạng động vật: gan, tim, não, thận chứa nhiều sắt, vitamin B, A, đồng. Vì vậy chúng rất tốt trong việc bổ sung vitamin và ngăn ngừa thiếu máu của mẹ. Ví dụ trong 100g gan bò chứa khoảng 6,5mg sắt.
  • Các cây thuộc họ đậu: Không chỉ cung cấp chất xơ, folate, kali, magie mà đậu còn dồi dào chất sắt. Vì vậy mẹ bầu còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc thiếu máu thai kỳ. Đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen,… là nguồn sắt lý tưởng cho mẹ.
  • Thịt đỏ: Thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt bò là những thực phẩm trong nhóm này. Mỗi 100g thịt bò có thể chứa 2,7mg sắt. Ngoài ra, loại thịt này cũng bao gồm nhiều vitamin B, protein hoặc kẽm.
  • Rau có lá màu xanh đậm: Bông cải xanh, rau bina, rau muống,… đều có thể sử dụng để bổ sung sắt hàng ngày cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, với lượng chất xơ dồi dào, các loại rau này còn tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu hiệu quả.
  • Cá ngừ, cá hồi: Hai loại hải sản này được biết đến với hàm lượng Omega – 3 dồi dào. Tuy nhiên, mẹ phải bất ngờ khi chúng cũng rất giàu sắt. Ví dụ mỗi 85g cá ngừ mẹ có thể hấp thu khoảng 1,4mg sắt. Mỗi tuần ăn 1-2 lần mang lại nhiều ích lợi cho hệ tim mạch, hệ thần kinh hoặc sức đề kháng của mẹ.
thuc-pham-giau-sat
Một số thực phẩm giàu sắt

Lưu ý khi uống sắt trong thai kỳ?

Sắt là khoáng chất quan trọng nhưng lại khó hấp thu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ nên dùng sắt vào lúc đói để không bị thức ăn cản trở hấp thu. Vì vậy mẹ bầu nên dùng sắt vào trước hoặc sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng. Mẹ có thể uống buổi sáng, buổi trưa nhưng tuyệt đối không uống vào buổi tối để không gây đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ [2]Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 28/7/2023.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148
.

Một số lưu ý khác khi sử dụng sắt như sau:

  • Không uống sắt và canxi cùng lúc: Nguyên nhân chính là do canxi cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy nếu dùng cùng lúc, mẹ bầu dễ bị dư thừa sắt, lâu dần làm tổn hại đến gan và thận. Tốt nhất mẹ nên dùng sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ [3]Calcium supplementation: effect on iron absorption. Ngày truy cập: 28/7/2023.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1984334/
    .
  • Để tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, mẹ nên dùng vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C. Đó là các loại trái cây thuộc họ cam quýt như bưởi, cam, dâu tây, nho, kiwi,…
  • Khi uống sắt, mẹ không nên uống cafe, đồ uống có cồn, hút thuốc lá. Những thực phẩm cản trở khả năng sử dụng sắt của cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Mẹ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Nhờ đó mẹ có thể hỗ trợ tăng hấp thu sắt và phòng ngừa táo bón.

Loại sắt tốt nhất cho bà bầu – Sắt sinh học Ferrolip

Trong những sản phẩm sắt bổ sung sắt hiện nay, sắt sinh học Ferrolip là loại sắt được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng và khách hàng tin dùng. Sản phẩm khắc phục nhiều nhược điểm của sắt truyền thống và được đánh giá là lựa chọn hiệu quả, an toàn hàng đầu cho mẹ bầu.

Sắt sinh học Ferrolip sử dụng công nghệ liposome hiện đại. Công nghệ này có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Khả năng hấp thu cao hơn hẳn so với sắt truyền thống. Khi so sánh với sắt hữu cơ, sắt sinh học Ferrolip hấp thu nhanh hơn gấp 4,7 lần.
  • Không để lại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nóng trong, táo bón, buồn nôn.
  • Không có dư vị kim loại. Thay vào đó, Ferrolip được bổ sung hương chanh thơm mát. Nhờ đó mẹ bầu dễ dàng uống kể cả đang trải qua giai đoạn ốm nghén.

Một điểm đặc biệt khác của Ferrolip là dạng dùng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng bột bột buccal. Mẹ bầu chỉ cần đổ gói bột sắt Ferrolip trực tiếp vào miệng. Bột sắt sẽ tự hòa tan mà không cần uống nước. Do đó sản phẩm tiện lợi hơn, nhỏ gọn và dễ dàng mang theo hơn.

Sắt sinh học Ferrolip được nhập khẩu trực tiếp từ Italy và đạt nhiều tiêu chuẩn châu Âu. Mỗi gói bột cung cấp 30mg nguyên tố sắt nên dễ dàng đáp ứng nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thai kỳ.

cong-nghe-liposome-giup-sat-ferrolip-hap-thu-tot
Công nghệ liposome giúp sắt Ferrolip hấp thu tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn

Lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu suốt thai kỳ rất quan trọng. Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã biết cách sử dụng sắt và có lựa chọn thực phẩm bổ sung sắt cho mình. Nếu mẹ cần hỗ trợ thêm về sức khỏe thai kỳ hoặc sản phẩm sắt Ferrolip, mẹ vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!

 

References

References
1 Are You Getting Enough Iron? Ngày truy cập: 28/7/2023.
https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron
2 Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route). Ngày truy cập: 28/7/2023.
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/proper-use/drg-20070148
3 Calcium supplementation: effect on iron absorption. Ngày truy cập: 28/7/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1984334/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫