Đa dưỡng chất cho thai kỳ là nguyên tắc then chốt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Trong đó, nguồn vi chất đảm nhiệm một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất như canxi, sắt,… đôi khi gây tác dụng phụ khiến nhiều sản phụ khó chịu. Vậy, mẹ bầu không uống sắt và canxi có sao không? Cùng lắng nghe ý kiến chi tiết từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Vai trò của sắt và canxi với mẹ bầu
Mẹ cần sắt và canxi để mẹ khỏe, bé lớn khôn! Đây là hai vi chất thiết yếu, đóng góp quyết định quá trình mang thai khỏe mạnh hay không.
Sắt tái tạo máu nuôi dưỡng cơ thể
52% phụ nữ mang thai toàn cầu thiếu máu, quá nửa trong số đó là do thiếu sắt – theo thống kê trên Thư viện Y khoa Pubmed [1]The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health. Ngày truy cập: 26/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/.
Điều này cho thấy thiếu máu thiếu sắt là gánh nặng bệnh tật phổ biến ở phái nữ. Và vấn đề bổ sung sắt là vô cùng cấp thiết!
Sắt chiếm đa số trong huyết sắc tố – thành phần của tế bào hồng cầu. Nhờ đó giúp các tế bào máu vận chuyển oxy và dinh dưỡng, nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể. Mẹ sẽ được đảm bảo đủ nguồn máu dự trữ để vượt cạn. Trẻ sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển [2]Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements?. Ngày truy cập: 26/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/?report=reader!
Canxi hình thành hệ xương vững chắc cho thai nhi
Gần 40% trọng lượng của xương có sự tham gia của canxi. 99% canxi trong cơ thể nằm trong xương. Chính vì vậy, vai trò nổi bật nhất của canxi thường được biết đến là giúp hình thành và xây dựng hệ khung xương vững chắc cho bé. Đồng thời, lượng canxi đầy đủ giúp mẹ giảm nguy cơ loãng xương trong tương lai [3]Dietary Reference Intakes for Calcium, Phosphorus, Magnesium, Vitamin D, and Fluoride. Ngày truy cập: 26/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK109827/.
Vì những giá trị quan trọng như vậy mà trước thắc mắc “Mẹ bầu không uống sắt và canxi có sao không?”, các mẹ cần thật cẩn trọng và lưu ý các hậu quả khi thiếu các vi chất này.
Mẹ bầu không uống sắt và canxi có sao không?
Khi mang thai có rất nhiều dưỡng chất cần dung nạp. Vì lẽ đó, có nhiều mẹ cảm thấy khó khăn, không rõ có cần uống sắt và canxi không. Cũng có trường hợp mẹ e ngại các tác dụng phụ mà chần chừ không muốn uống. Mẹ cần hiểu rằng, thiếu sắt và canxi sẽ khiến thai kỳ trải qua nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
Các nghiên cứu cho thấy 80% tổng lượng canxi tìm thấy ở xương thai nhi khi sinh ra đã đi qua nhau thai từ tam cá nguyệt thứ 3. Chưa kể trong suốt thời kỳ bú mẹ hoàn toàn, trẻ vẫn tiếp tục thu nhận canxi từ sữa mẹ [4]Hypocalcemia in Pregnancy: A Clinical Review Update. Ngày truy cập: 26/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6206424/.
Do đó, sự lớn lên của em bé không thể vắng mặt canxi. Việc mẹ không uống canxi trong thai kỳ có thể khiến bé sinh ra còi cọc, kém phát triển thể chất; đồng thời nguy cơ sinh non và tử vong chu sinh cũng gia tăng [5]Calcium: A Nutrient in Pregnancy. Ngày truy cập: 26/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5561751/
Ngoài ra, nếu mẹ không cung cấp đủ sắt, điều đáng quan ngại nhất là thiếu máu thai kỳ sẽ xảy ra. Thiếu máu làm thiếu dưỡng chất, bé chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, tử vong khi sinh. Về lâu dài, sự phát triển trí tuệ và thể chất sẽ thụt lùi.
Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ
Khi mẹ không có đủ canxi cho thai kỳ, sức khỏe của mẹ sẽ rất tổn hại.
- Thứ nhất, cơ thể mẹ thường cảm thấy mỏi mệt, tê bì tay chân, các cơ bắp dễ bị chuột rút.
- Tiếp đó, xương là tế bào luôn đổi mới – quá trình tạo và hủy xương luôn diễn ra. Nếu mẹ thiếu nguồn cung để tạo xương là canxi sẽ dễ dẫn tới loãng xương, gãy xương về sau.
Ngoài ra, canxi còn là yếu tố đông máu cần để ổn định và đảm bảo hệ thống đông máu hoạt động tốt. Không bổ sung đủ canxi khi mang thai khiến mẹ đối mặt với nguy cơ băng huyết và mất máu khó cầm khi sinh.
Điều này cũng có thể sẽ xảy đến khi mẹ bị thiếu máu thiếu sắt. Hàm lượng sắt thiếu khi mang thai khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, xây xẩm, chóng mặt. Đồng thời, thiếu máu thiếu sắt thai kỳ còn làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong.
Mang thai 6 tháng vẫn chưa bổ sung sắt và canxi có sao không?
Một số mẹ bầu do tình trạng nôn nghén nên chậm trễ trong việc bổ sung sắt và canxi. Trong thai kỳ, mẹ rất cần bổ sung sắt và canxi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Nếu đến tháng thứ 6 mà mẹ chưa bổ sung sắt và canxi thì sẽ rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến thiếu máu và thiếu canxi ở cả mẹ và thai nhi. Thai nhi sẽ dễ bị yếu, chậm phát triển. Mẹ có thể bị mệt mỏi và có nguy cơ gặp các biến chứng tiền sản. Do đó mẹ cần bổ sung ngay 2 loại khoáng chất này.
Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt và canxi mỗi ngày?
Một chế độ ăn thông thường khó lòng đáp ứng đủ nguồn sắt hay canxi. Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất này là rất cần thiết. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bà bầu nên uống 30 – 60mg sắt mỗi ngày có kèm 400mcg axit folic ngay từ khi phát hiện có thai.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội dinh dưỡng Anh Quốc (BDA), hàm lượng canxi cung cấp trong từng giai đoạn có sự khác biệt, cụ thể:
- Trước khi mang thai: 800mg/ngày.
- Ba tháng đầu: 800-1000mg/ngày.
- Ba tháng giữa: 1000-1200mg/ngày.
- Ba tháng cuối: 1200-1500mg/ngày.
Bí kíp bổ sung sắt – canxi không lo nóng táo cho mẹ bầu
Giữa vô vàn sự lựa chọn dòng sản phẩm, giữa nỗi lo bộn bề uống sắt, canxi bị nóng táo, bộ đôi canxi tự nhiên Menacal – sắt sinh học Ferrolip chắc chắn sẽ không làm mẹ thất vọng!
Uống canxi tự nhiên Menacal
Canxi Aplicaps Menacal với chiết xuất canxi từ nguồn nguyên liệu tự nhiên giàu canxi bậc nhất – san hô và tảo biển. Tính chất tự nhiên giúp canxi Menacal trở nên thân thiện với cơ thể. Ngoài ra, cấu trúc lỗ xốp tổ ong giúp bề tăng canxi lớn hơn gấp 10 lần thông thường nên canxi dễ dàng được hoà tan và hấp thu hơn.
Sự hấp thụ canxi còn trọn vẹn hơn khi được bộ đôi vitamin D3 và vitamin K2 trợ lực. Vitamin D3 đưa canxi qua niêm mạc ruột vào máu. Tiếp đó, vitamin K2 đón nhận canxi tới tận các tế bào xương đích.
Tất cả những điều đó giúp cơ thể nhận được nguồn canxi đầy đủ, đồng thời mẹ không phải lo sợ canxi dư thừa gây nóng táo hay sỏi thận.
Bổ sung sắt sinh học Ferrolip – hấp thu cao, không lo nóng táo
Ngoài dòng canxi tự nhiên Menacal, mẹ cũng nên lựa chọn “người bạn đồng hành”, không lo nóng táo – sắt sinh học Ferrolip. Sở dĩ sắt Ferrolip xua tan nỗi lo nóng táo của các mẹ là bởi những ưu điểm tuyệt vời trong công thức:
- Bào chế bằng bị công nghệ liposome tiên tiến, hiện đại: Các phân tử siêu nhỏ giúp sắt tăng hấp thu 4,7 lần so với các dòng truyền thống. Công nghệ màng bao này giúp các phân tử sắt được bảo vệ và nhanh chóng gắn đúng đích, không còn tồn đọng.
- Mùi chanh thơm mát, hạn chế dư vị kim loại khiến mẹ uống sắt dễ chịu hơn.
- Dạng bột buccal tiên tiến, lần đầu xuất hiện. Sắt tan ngay đầu lưỡi khi mẹ bắt đầu uống. Đây là dạng bào chế vừa tiện dụng cũng vừa giúp hòa tan, hấp thu sắt tốt hơn.
Với các dòng sắt, canxi tự nhiên và hấp thu cao như vậy, mẹ có thể an tâm uống mà không lo bị táo bón quấy rầy.
Kết hợp chế đồ ăn giàu sắt và canxi
Bên cạnh việc sử dụng các viên uống, mẹ cũng cần đa dạng hóa chế độ ăn giàu sắt và canxi với một số thực phẩm ưu việt về hai vi chất này như:
- Thịt nạc và hải sản là nguồn cung cấp sắt nổi bật. Trong đó, cá hồi đóng hộp còn chứa một lượng canxi đáng kể.
- Rau xanh lá đậm như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây,… có nhiều sắt lẫn canxi.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa không chỉ là nguồn canxi phong phú mà còn chứa hàm lượng sắt tương đối.
Do đó, một chế độ ăn đa dạng sẽ giúp mẹ tích lũy được nguồn vi chất thiết yếu một cách an toàn, tự nhiên.
>>> Xem thêm: Người bị thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung gì? Thực đơn 7 ngày không thể bỏ qua
Những lưu ý khác
Khi uống sắt và canxi trong thai kỳ, để giảm thiểu các tác dụng phụ và giúp dưỡng chất được hòa tan tối đa, mẹ cần lưu ý:
- Nên uống nhiều nước: Lượng nước dồi dào sẽ giúp sắt và canxi dễ dàng được hệ tiêu hóa đón nhận và chuyển hóa, giảm gánh nặng táo bón cho mẹ.
- Không uống sắt và canxi cùng một lúc: Do hai chất này cạnh tranh sự hấp thu của nhau nên mẹ cần uống chúng cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Không nên uống vào buổi tối: Việc uống vào buổi tối sẽ khiến quá trình hấp thu bị trì trệ, hiệu suất chậm hơn. Vi chất dư thừa, tồn đọng sẽ khiến mẹ khó chịu, khó ngủ, nóng trong,….
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn gỡ bỏ nút thắt về việc “mẹ bầu không uống sắt và canxi có sao không?”. Nếu mẹ vẫn còn những thắc mắc, trăn trở về vấn đề sức khỏe, đừng ngại ngần gọi vào hotline 1900 636 985 hoặc truy cập vào trang web https://ferrolip.vn/ để được chuyên gia tư vấn tận tình.
References
↑1 | The impact of maternal iron deficiency and iron deficiency anemia on child’s health. Ngày truy cập: 26/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/ |
---|---|
↑2 | Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements?. Ngày truy cập: 26/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/?report=reader |
↑3 | Dietary Reference Intakes for Calcium, Phosphorus, Magnesium, Vitamin D, and Fluoride. Ngày truy cập: 26/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK109827/ |
↑4 | Hypocalcemia in Pregnancy: A Clinical Review Update. Ngày truy cập: 26/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6206424/ |
↑5 | Calcium: A Nutrient in Pregnancy. Ngày truy cập: 26/10/2023. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5561751/ |