Khi mang thai, mỗi bất thường nhỏ nhất cũng có thể khiến mẹ bầu lo sợ sức khỏe bé yêu bị ảnh hưởng. Vì vậy bị khó thở khi mang thai tháng thứ 7 dù thường gặp nhưng vẫn để lại nhiều băn khoăn cho các mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tình trạng này có nguy hiểm không và hướng dẫn cách cải thiện chi tiết nhé!
Tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7
60 – 70% phụ nữ mang thai gặp tình trạng khó thở khi có em bé, thậm chí ngay ở những tháng đầu thai kỳ và thường gặp hơn khi sắp sinh. Mẹ cảm giác không thể thở sâu và phải rất gắng sức để hơi thở được thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài dễ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu [1]Shortness of Breath During Pregnancy: Could a Cardiac Factor Be Involved? Ngày truy cập: 26/2/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6490843/.
Đa phần các trường hợp khó thở đều do những thay đổi của cơ thể khi bước vào thai kỳ gây nên. Cụ thể như sau:
- Thay đổi hormone: Khi mang thai, chỉ số progesterone tăng lên để đảm bảo thai nhi luôn ở trạng thái ổn định. Bên cạnh ảnh hưởng đến giới tính và sức khỏe em bé, progesterone cũng tác động đến hoạt động của phôi, làm kích thích trung tâm hô hấp ở hành não. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở.
- Nhu cầu oxy tăng cao: Càng về những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu chất dinh dưỡng và oxy của mẹ bầu ngày càng tăng cao. Nếu lượng oxy trong máu không thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mẹ thì sẽ xuất hiện hiện tượng khó thở.
- Kích thước tử cung tăng lên: Khi kích thước thai nhi tăng lên sẽ tạo một áp lực lên cơ hoành. Phần này nằm ở giữa ổ bụng và lồng ngực. Do bị chèn ép nên hoạt động hít vào thở ra gặp khó khăn. Hiện tượng này sẽ giảm dần khi bào thai di chuyển dần xuống phía dưới vào những ngày sắp sinh [2]Why does shortness of breath happen during pregnancy? Ngày truy cập: 26/2/2024.
https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/shortness-of-breath-during-pregnancy_2190.
Ngoài nguyên nhân sinh lý, khó thở ở tháng thứ 7 có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác như:
- Bệnh hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử hen phế quản thì rất dễ bị khó thở khi mang thai thai. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên tìm cách tránh các tác nhân gây hen như phấn hoa, một số kháng sinh hoặc thời tiết lạnh đột ngột.
- Phù nề: Phù nề là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Một số trường hợp phù nề nặng và diễn ra trong thời gian dài có thể cản trở chức năng hô hấp của phổi và gây khó thở.
- Thuyên tắc phổi: Khi các cục máu đông làm tắc nghẽn trong động mạch phổi, mẹ bầu sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở. Đây là tình trạng nguy hiểm bởi nếu không phát hiện kịp thời có thể biến chứng suy tim, huyết áp cao,…
- Bệnh lý cơ tim: Bệnh lý này còn có tên gọi là cơ tim chu sản, tức là suy tim trong thời gian mang thai hoặc sau sinh. Triệu chứng điển hình là mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, huyết áp thấp,…
- Thiếu máu: Khi thiếu máu, các cơ quan không nhận đủ oxy khiến hoạt động chức năng bị ảnh hưởng, trong đó có phổi. Mẹ có thể bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, da dẻ xanh xao,…
Mẹ bầu khó thở có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Một câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra là mẹ khó thở liệu có khiến em bé nhận ít oxy hơn bình thường không? Hoặc tình trạng này có tác động gì đến thai nhi không?
Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định nếu khó thở xảy ra do thay đổi sinh lý trong thời gian mang thai thì không nguy hiểm gì đến con. Đồng thời mẹ vẫn luôn có đủ lượng oxy để cung cấp cho cả hai mẹ con. Mẹ bầu cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ, vận động nhẹ nhàng hàng ngày và cân đối đầy đủ dinh dưỡng thì cơn khó thở sẽ giảm hẳn.
Trường hợp khó thở do bệnh lý thì mẹ phải đặc biệt chú ý. Bởi nếu kéo dài, nhiều bệnh lý để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí sảy thai. Vì vậy mẹ hãy luôn chú ý đến các bất thường khác kèm theo. Nếu quá lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ tình trạng của mình do sinh lý hay bệnh lý. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên vô cùng hữu ích cho mẹ đó!
Biện pháp cải thiện tình trạng khó thở cho mẹ bầu
Để cải thiện tình trạng khó thở do những thay đổi sinh lý trong thai kỳ, mẹ có thể thử áp dụng những biện pháp dưới đây [3]Causes of shortness of breath during pregnancy. Ngày truy cập: 26/2/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322316:
- Ngồi hoặc đứng thẳng lưng: Đứng hoặc ngồi theo tư thế thẳng, vai ngửa và ngẩng đầu lên. Cách này sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành, nhờ đó mẹ cảm thấy người nhẹ nhàng và bớt khó thở hơn.
- Thay đổi tư thế nằm: Gối cao đầu có thể giúp áp lực tử cung lên cơ hoành giảm đi. Đồng thời mẹ nên lựa chọn tư thế nằm nghiêng sang trái. Việc này giúp tử cung không chèn ép động mạch, hạn chế tình trạng khó thở.
- Tập luyện thể chất nhẹ nhàng: Mỗi ngày mẹ hãy dành ra khoảng 15 – 20 phút để vận động nhẹ nhàng. Mẹ có thể tập yoga, đi bộ hoặc tập thở. Thói quen này giúp làm bền thành mạch và tăng cường sức mạnh cơ tim, phổi. Từ đó nhịp thở của mẹ sẽ đều đặn và dễ dàng hơn.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ hãy cố gắng thư giãn đầu óc và luôn để tinh thần được thoải mái. Khi cảm thấy hơi thở rối loạn hoặc khó khăn, mẹ hãy ngồi xuống và thở chậm để dần trở về bình thường. Tiếp đó mẹ hãy nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè hoặc làm những điều theo sở thích để giải phóng những cảm xúc tiêu cực.
- Hoạt động nhẹ nhàng: Mẹ không nên bê vác nặng hoặc làm việc quá sức. Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu cần ngừng công việc đang làm để cơ thể lấy lại cân bằng.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý khám thai định kỳ đều đặn để theo dõi diễn biến sức khỏe. Nếu cơ thể gặp bất thường, mẹ có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Chắc hẳn qua bài viết trên đây, mẹ đã biết thêm những đặc điểm của tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác, mẹ có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 nhé!
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
References
↑1 | Shortness of Breath During Pregnancy: Could a Cardiac Factor Be Involved? Ngày truy cập: 26/2/2024. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6490843/ |
---|---|
↑2 | Why does shortness of breath happen during pregnancy? Ngày truy cập: 26/2/2024. https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/shortness-of-breath-during-pregnancy_2190 |
↑3 | Causes of shortness of breath during pregnancy. Ngày truy cập: 26/2/2024. https://www.medicalnewstoday.com/articles/322316 |