Khó chịu, bực tức là những cảm xúc rất bình thường, có thể gặp ở bất cứ ai, bất kỳ lúc nào. Nhưng nếu thường xuyên thấy khó chịu, dễ bực tức có phải là dấu hiệu nguy hiểm không? Có liên quan gì đến tình trạng thiếu máu hoặc các bệnh lý khác của cơ thể? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả.
Khó chịu, dễ bực tức là gì?
Khó chịu là cảm giác cáu kỉnh, bứt rứt hoặc kích động khi cơ thể xảy ra các rối loạn về sức khỏe tâm thần hoặc thể chất. Từ đó khiến cơ thể dễ dàng cảm thấy bực tức, chán nản hoặc cáu gắt với mọi thứ xung quanh.
Trong một số trường hợp, tình trạng khó chịu, dễ bực tức còn đi kèm với một số dấu hiệu:
- Người đổ nhiều mồ hôi.
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
- Thở gấp, nhịp thở thanh.
- Tâm trạng khó kiểm soát, dễ buồn, dễ vui, thường xuyên cảm thấy lo lắng, hoang mang hoặc chán nản, cáu gắt.
- Suy giảm ham muốn tình dục.
- Tóc rụng nhiều.
- Chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
- Kinh nguyệt không đều. [1]What causes irritability? Truy cập ngày 29/01/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325564
Tình trạng khó chịu, dễ bực tức nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần và mọi người xung quanh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm của cơ thể.
Khó chịu, dễ bực tức có phải do thiếu máu không?
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy thiếu máu có thể là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu, dễ bực tức và tâm lý bất thường của người bệnh.
Thiếu máu thường do thiếu hụt sắt, các vitamin nhóm B hoặc một số bệnh lý mãn tính của cơ thể. Tình trạng này thường diễn ra âm thầm và kéo dài, đi kèm với đó là giảm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể. Từ đó cơ thể phát ra tín hiệu báo động tới não bộ, gây căng thẳng kéo dài.
Ngoài ra, giảm cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng tới não và tăng nhịp tim cũng khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất ổn về tâm lý nhiều hơn. Theo thống kê có đến 50% người bị thiếu máu gặp phải tình trạng thở gấp, tinh thần dễ hoảng loạn và mắc chứng lo âu. [2]Anemia may be linked to Anxiety. Truy cập 30/01/2023.
https://www.calmclinic.com/anxiety/causes/anemia#.
Do đó, thiếu máu lâu ngày không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn tác động đến sức khoẻ của người bệnh.
>>> Xem thêm: Làm sao biết mình bị thiếu máu? 12 dấu hiệu mà bạn không thể bỏ qua
Nguyên nhân khác dẫn đến khó chịu, bực tức
Ngoài thiếu máu thì khó chịu, dễ bực tức còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Cuộc sống, công việc căng thẳng, stress khiến tâm trạng khó kiểm soát, dễ cáu kỉnh, bực tức hơn so với bình thường. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể suy kiệt cả về thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Chán nản, trầm cảm: Gây ra cảm giác buồn bã, mệt mỏi và bực tức dai dẳng. Dần dần có thể khiến cơ thể chán nản, mất hứng thú, dễ khó chịu và cáu gắt.
- Ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ: Dù người lớn hay trẻ em, thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài, khó chịu, bực tức vào ngày hôm sau. Các nghiên cứu đã cho thấy người lớn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, thanh thiếu niên là 8 – 10 tiếng và trẻ sơ sinh là 16 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái nhất.
- Hạ đường huyết: Khiến cơ thể thấy mệt mỏi, run chân tay, đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi, khó chịu. Tụt đường huyết đột ngột còn có thể dẫn đến ngất xỉu, hôn mê.
- Các bệnh về rối loạn thông khí: COPD, hen suyễn, hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em,… Các bệnh lý này gây khó thở, rối loạn nhịp thở cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lo lắng, hồi hộp và dễ cáu gắt.
- Các bệnh lý gây mất cân bằng hormone trong cơ thể: Bệnh tuyến giáp, tiền mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang,… Mất cân bằng các hormone trong cơ thể gây căng thẳng, chán ăn, mất ngủ từ đó dẫn đến khó chịu, bực tức.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: Có đến 90% phụ nữ có các dấu hiệu bực tức, khó chịu, mệt mỏi, nhạy cảm và thèm ăn hơn trước kỳ kinh nguyệt 1 – 2 tuần. [3]What causes irritability? Truy cập ngày 31/01/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325564
Mệt mỏi khó chịu trong người có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Thông thường, mệt mỏi, khó chịu hay cáu gắt được xem là mang tính cảm xúc nhất thời và không đáng lo ngại. Nhưng thực tế tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và cả thể chất của người bệnh.
- Khiến cơ thể luôn rơi vào trạng thái khó kiểm soát cảm xúc, căng thẳng, bực tức,… Lâu dần có thể gây ra các rối loạn về tâm lý: Lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, stress,…
- Mệt mỏi, khó chịu kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… Dần dần dẫn đến suy kiệt và sức khỏe giảm sút.
Ngoài các tác động kể trên, khó chịu, mệt mỏi thường xuyên, kéo dài còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế nếu bạn thường xuyên cáu gắt, khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử lý phù hợp.
Làm sao để hết khó chịu trong người?
Để giải quyết tình trạng khó chịu, dễ bực tức kéo dài thì cần xử lý từ bên trong (điều trị nguyên nhân). Đồng thời kết hợp cùng các biện pháp hỗ trợ về dinh dưỡng, lối sống để có hiệu quả tốt nhất.
Điều trị bệnh lý gây khó chịu, bực tức
Khi xác định khó chịu, dễ bực tức do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần được điều trị căn nguyên gây ra.
- Với các bệnh về tâm lý: Trầm cảm, stress, rối loạn lưỡng cực,… Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý để có hiệu quả tốt nhất.
- Khó chịu, cáu gắt do thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc: Có thể điều trị bằng thuốc tây y hoặc các loại thảo dược như Nụ hoa tam thất, Tâm sen, Lạc tiên,… Để cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.
- Nguyên nhân do hạ đường huyết: Cần điều chỉnh lại các thuốc điều trị đái tháo đường và kiểm tra đường huyết tại nhà.
- Do các bệnh lý rối loạn hô hấp: Điều trị bằng thuốc giãn phế quản, corticoid dạng thuốc uống, thuốc hít, máy khí dung,…
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học là biện pháp cực kỳ cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và tâm thần. Đồng thời loại bỏ cảm giác khó chịu, bực tức. Người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất và hạn chế các thực phẩm giàu đường, chất béo, giúp cải thiện tâm trạng rất tốt.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý ăn, ngủ đúng giờ để đảm bảo nhịp sinh hoạt điều độ và khoa học nhất. Hạn chế tối đa tình trạng thức đêm, rối loạn nhịp sinh hoạt gây thiếu ngủ, mất ngủ.
Không chỉ riêng người bị khó chịu, bực tức mà mọi người đều cần duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe thể chất, tinh thần tốt nhất.
Bổ sung sắt đầy đủ
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Do đó, đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đủ sắt là biện pháp cực kỳ cần thiết và hiệu quả ở người bị mệt mỏi, khó chịu kéo dài.
Tăng cường bổ sung sắt giúp tăng tạo máu và vận chuyển oxy, dưỡng chất tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Một cơ thể đủ chất, khỏe mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, khỏe hơn và đặc biệt là cải thiện về tâm lý, loại bỏ cảm giác mệt mỏi, khó chịu cực hiệu quả.
Bạn có thể cân nhắc bổ sung sắt bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu sắt: Gan, các loại hạt (hạt đậu, hạt óc chó,…), các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn), trứng,… Kết hợp với các sản phẩm bổ sung sắt hàng ngày như Sắt Ferrolip. Đây là sản phẩm bổ sung sắt sinh học cao cấp từ Châu Âu, được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.
- Ferrolip có thành phần chứa sắt Pyrophosphate được bao bọc bởi màng liposome thế hệ mới. Giúp tăng hiệu quả và khả năng hấp thu sắt vào cơ thể. Hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với các loại sắt thế hệ cũ.
- Bào chế dưới dạng buccal, có thể uống trực tiếp, tan ngay trong miệng mà không để lại dư vị sắt khó chịu. Do đó Ferrolip thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, từ trẻ 12 tuổi và đặc biệt là mẹ bầu, mẹ sau sinh, người cao tuổi, người bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Nhập khẩu trực tiếp từ Italia, đảm bảo chất lượng tốt nhất và an toàn với sức khỏe.
Tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý của từng người sẽ có liều lượng bổ sung sắt khác nhau. Vì vậy người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp, hiệu quả nhất. Hoặc có thể gọi tới hotline 1900 636 985 để được chuyên gia của Ferrolip tư vấn giải đáp.
Tập luyện thể dục thể thao
Các chuyên gia khuyến cáo người mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần, hay cáu gắt, mệt mỏi, bực tức nên luyện tập thể thao thường xuyên. Vừa là biện pháp tăng cường sức khỏe vừa giúp thư giãn đầu óc và cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt.
Bạn có thể tham khảo các bài tập yoga, tập thiền, tập thở hoặc đơn giản là chạy bộ, tập thể dục hàng ngày đều rất tốt cho sức khỏe. [4]What Is Irritability? Truy cập ngày 31/01/2023.
https://www.verywellmind.com/irritability-definition-symptoms-traits-causes-treatment-5088062
Giải tỏa tâm lý
Một trong những điểm quan trọng để loại bỏ các cảm xúc tiêu cực, khó chịu đó chính là sự chia sẻ và đồng hành của mọi người xung quanh. Bạn có thể chia sẻ các vấn đề mình đang gặp phải với bạn bè, người thân hoặc đơn giản là trò chuyện cùng mọi người. Như vậy sẽ giúp giải tỏa cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực rất hiệu quả.
Nếu bạn cảm thấy khó chia sẻ cùng mọi người, có thể chia sẻ với chính mình bằng cách viết nhật ký, blog,… Cũng sẽ làm giảm các cảm xúc tiêu cực, chán nản hoặc bực tức và lấy lại tinh thần nhanh chóng.
Thường xuyên khó chịu, dễ bực tức không chỉ là bất thường về tâm lý mà còn có thể là dấu hiệu của thiếu máu, các bệnh về tâm lý và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi có dấu hiệu khó kiểm soát cảm xúc, chán nản, bực tức thường xuyên và kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị về tâm lý và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để được giải đáp chi tiết nhất.
References
↑1 | What causes irritability? Truy cập ngày 29/01/2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325564 |
---|---|
↑2 | Anemia may be linked to Anxiety. Truy cập 30/01/2023. https://www.calmclinic.com/anxiety/causes/anemia#. |
↑3 | What causes irritability? Truy cập ngày 31/01/2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/325564 |
↑4 | What Is Irritability? Truy cập ngày 31/01/2023. https://www.verywellmind.com/irritability-definition-symptoms-traits-causes-treatment-5088062 |