Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung sắt tăng cao vì cơ thể mẹ cần sử dụng sắt để tạo máu cung cấp cho thai nhi. Vậy bầu uống sắt đến khi nào là tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi? Bài viết sau đây của Ferrolip sẽ bật mí toàn bộ cho các mẹ.
Vai trò của sắt với mẹ bầu
Sắt là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu không chỉ trong thời gian mang thai mà còn ở lúc trước mang thai và sau khi sinh:
- Trước mang thai: Để đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết trong thời kỳ mang bầu, cơ thể mẹ phải có dự trữ sắt tối thiểu 300mg trước lúc thụ thai. Bổ sung sắt trước lúc mang bầu giúp mẹ dự trữ được một lượng sắt nhất định. Đồng thời giảm đi nhiều áp lực và nhu cầu phải uống thêm sắt trong thời gian mang thai và đem đến kết quả tốt hơn cho thai kì.
- Trong khi mang thai: Khi mang bầu, thể tích máu của mẹ tăng hơn 50% so với trước đó. Đây là thời gian mẹ còn phải cung cấp máu để nuôi dưỡng thai nhi. Việc tăng thể tích máu này đồng nghĩa với việc cơ thể phải được bổ sung thêm sắt để sản sinh nhiều máu hơn đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, mẹ cần phải dự trữ máu để bù lại lượng máu sắp mất đi sau quá trình sinh nở.
- Sau khi sinh: Khi sinh xong, bổ sung sắt là rất cần thiết. Sau sinh, mẹ đã mất đi lượng sắt khá lớn bởi mất máu trong khi sinh. Ước tính có đến 500ml máu sẽ mất đi khi sinh nở tự nhiên của mẹ và đến 1000-1500ml . Do đó, việc bổ sung thêm sắt sau sinh giúp mẹ có thêm nguyên liệu để tổng hợp nên nhiều tế bào máu mới, khôi phục nhanh chóng quá trình trao đổi chất để nhanh hồi phục.
Mẹ bầu uống sắt đến khi nào?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ ngay từ lúc phát hiện có thai nên bổ sung sắt mỗi ngày. Và uống kéo dài đến sau sinh tối thiểu từ 3-6 tháng. Liều bổ sung được khuyến cáo là 30-60mg sắt kết hợp với acid folic 400mcg mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt, acid folic tốt cho phụ nữ mang thai [1]The oral health of Indigenous pregnant women: A mixed-methods systematic review. Ngày truy cập 29/10/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31501053/
Không uống sắt khi mang thai và sau sinh có sao không?
Không uống sắt khi mang thai dễ gây nên tình trạng thiếu máu. Mẹ và em bé sẽ đối mặt với nguy cơ thai nhi kém phát triển, sinh non, nguy cơ bị sảy thai. Thiếu máu còn gây ra nhiều các biến chứng cho mẹ như tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, bệnh tim mạch; rối loạn kinh nguyệt; trầm cảm sau sinh..
Lượng hồng cầu trong máu mất đi gây giảm khả năng vận chuyển oxy khiến mẹ suy giảm thể chất nghiêm trọng vì thiếu máu sau sinh. Thiếu máu sau sinh gây suy giảm thể lực, giảm khả năng nhận thức, cảm xúc thất thường, trầm cảm và là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm ở phụ nữ sau thai kỳ. Chính vì vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu trong khi mang thai và sau sinh là đặc biệt cần thiết.
Các thực phẩm giàu sắt dành cho mẹ
Nếu mẹ bầu có mong muốn bổ sung thêm sắt thông qua khẩu phần ăn uống mỗi ngày thì sau đây là nhóm những thực phẩm mà mẹ hãy ưu tiên đưa vào thực đơn:
Thịt bò
Thịt bò là lựa chọn hàng đầu mà mẹ không nên bỏ qua nếu có muốn bổ sung thêm sắt. Không chỉ mang đến hàm lượng sắt dồi dào, thịt bò còn chứa lượng lớn protein, vitamin B và nhiều khoáng chất vi lượng khác.
Gan và nội tạng động vật khác
Nội tạng động vật lả gan, tim, não rất giàu chất sắt. Trong miếng gan bò nặng 100 gam có thể chứa tới 6,5 mg sắt, chiếm khoảng 36% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra, tạng động vật cũng chứa lượng lớn protein, vitamin B và khoáng chất, đặc biệt gan giàu vitamin rất có lợi cho mắt.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà không chỉ là nguồn bổ sung nguồn sắt dồi dào cho mẹ và thai nhi mà còn đém tới nhiều dưỡng chất khác bao gồm protein, vitamin nhóm B, canxi,… Theo khuyến cáo của chuyên gia, bà bầu có thể ăn từ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà mỗi tuần là phù hợp.
Bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao mà lại không mang đến quá nhiều calo. Vì thế, mẹ hãy yên tâm đưa bí bỏ vào khẩu phần ăn mà không lo bị tăng cân hay béo phì. Khi ăn bí đỏ, mẹ có thể sử dụng các cách thức chế biến đa dạng như nấu canh xương, nấu súp, chè bí đỏ,…
Các loại đậu
Các loại đậu là nguồn bổ sung sắt mà mẹ chắc chắn không được bỏ qua khi xây dựng thực đơn bổ sung sắt khi mang thai. Ngoài ra, hạt đậu có chứa lượng lớn vitamin C giúp mẹ tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt là giúp tăng khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
Rau chân vịt
Rau chân vịt chứa ít calo nhưng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100 gam rau bina có đến 2,7 mg sắt tương ứng với 15% nhu cầu sắt của cơ thể. Tuy đây không phải là sắt heme và không được hấp thu dễ dàng nhưng rau chân vịt rất giàu vitamin C là một yếu tố có thể cải thiện sự kém hấp thu sắt [2]The Needs of Incarcerated Pregnant Women: A Systematic Review of Literature. Ngày truy cập 29/10/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35005037/.
Sắt sinh học Ferrolip – Bổ sung sắt hiệu quả cho mẹ bầu
Với nhu cầu tăng cao đến kể khi mang bầu, lượng sắt từ những nguồn thực phẩm thường không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Vì thế, việc bổ sung thêm những sản phẩm chứa sắt là đặc biệt cần thiết. Sắt sinh học Ferrolip là dòng sắt hiện đại ứng dụng công nghệ liposome với rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn sắt truyền thống:
- Công nghệ liposome hiện đại giúp sắt hấp thu nhanh chóng, khả năng hấp thu sắt tăng hơn 4,7 lần những loại sắt thông thường. Cấu trúc của màng liposome bao bọc xung quanh giúp phân tử sắt vượt qua các yếu tố ảnh hưởng của đường tiêu hóa dể trọn vẹn đến được đúng đích.
- Dạng bột buccal lần đầu tiên được ra mắt tại Việt Nam, khi sử dụng bột sẽ tan ngay vào miệng. Người dùng sẽ không phải uống cùng nước, rất tiện lợi.
- Ferrolip mang đến vị chanh thanh mát, đặc biệt không để lại hậu vị kim loại gây khó chịu sẵn sàng chinh phục các mẹ bầu ngay trong thời kì đoạn thai nghén.
- Được nhập khẩu chính ngạch từ Italia, vượt qua nhiều tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan kiểm định châu Âu, Ferrolip chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tin cậy của mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai.
Bài viết trên là tổng hợp tất cả thông tin giúp giải đáp thắc mắc bầu uống sắt đến khi nào mà Ferrolip muốn gửi đến bạn đọc. Nếu mẹ vẫn còn những thắc mắc cần được hỗ trợ khác, vui lòng truy cập vào website ferrolip.vn hoặc gọi vào hotline 1900 636 985 nhé!
References
↑1 | The oral health of Indigenous pregnant women: A mixed-methods systematic review. Ngày truy cập 29/10/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31501053/ |
---|---|
↑2 | The Needs of Incarcerated Pregnant Women: A Systematic Review of Literature. Ngày truy cập 29/10/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35005037/ |