bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Khi nào cần tránh?

27/06/2024 45 lượt xem

Nhiều người thắc mắc liệu bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Đã có nhiều đồn đoán xoay quanh vấn đề này vì cho rằng con sinh ra sẽ bị rốn lồi hoặc mẹ bị chậm lành vết thương và suy giãn tĩnh mạch. Vậy ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này là gì? Mẹ bầu 3 tháng đầu có cần kiêng ăn rau muống không? Hãy cùng Ferrolip giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây!

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn CÓ THỂ ăn rau muống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống không chỉ an toàn mà còn rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Loại rau này chứa nhiều axit folic [1]Kangkong (Water Spinach) Nutrition Facts. Truy cập ngày 12/06/2024
https://www.nutrition-and-you.com/kangkong.html
giúp ngăn ngừa các biến chứng trong thai kỳ và những dị tật nguy hiểm ở thai nhi như thiếu máu do thiếu sắt, dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, chậm phát triển não bộ,…[2]Folic Acid: the Vitamin That Helps Prevent Birth Defects. Truy cập ngày 12/06/2024
https://www.health.ny.gov/publications/1335/
.

Ngoài ra, trong mỗi 100g rau muống chỉ chứa 19 calo, ít đường bột, giàu chất xơ và không có cholesterol. Vì vậy, ăn rau muống giúp bà bầu giảm nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch và tiểu đường thai kỳ.

Theo giải thích của các chuyên gia, mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn rau muống điều độ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những lo ngại về việc ăn rau muống khiến vết thương của thai phụ chậm lành hay con sinh ra bị rốn lồi vẫn chưa được khoa học xác minh rõ ràng.

bà bầu ăn rau muống được không
Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Khi nào mẹ bầu cần tránh ăn rau muống?

Nhìn chung, bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn rau muống sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tránh ăn rau muống, cụ thể như sau:

  • Khi có vết thương chưa lành: Mẹ bầu có vết thương ngoài da không nên ăn rau muống, vì rau muống có thể kích thích sản sinh tế bào gây sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.
  • Khi vừa uống sữa: Không nên ăn rau muống khi vừa uống sữa vì rau muống có thể hạn chế quá trình hấp thu canxi từ cơ thể.
  • Khi rau chưa được nấu chín: Không ăn rau muống sống vì mẹ bầu có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria, Toxoplasma và Salmonella ảnh hưởng đến thai nhi. Nên nấu chín rau muống trước khi ăn.
  • Khi mắc bệnh lý: Mẹ bầu mắc bệnh gout, tiểu đường, viêm khớp, sỏi thận, rối loạn chuyển hóa hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn rau muống để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau muống có bị suy giãn tĩnh mạch không?

Rau muống chứa nhiều dưỡng chất, dễ ăn và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai ăn rau muống có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch và mệt mỏi. Vậy ý kiến này liệu có đúng theo khoa học không?

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng thường thấy ở bà bầu khi áp lực trong tử cung ngày một lớn dần, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, đồng thời hormone progesterone tăng, gây viêm và giãn tĩnh mạch. Biểu hiện mẹ bầu thường thấy là các đường gân xanh tím xuất hiện trên da ở vùng chi dưới. Giãn tĩnh mạch có thể do nhiều yếu tố như thừa cân, mang đa thai, đứng lâu,…

Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn rau muống sẽ gây nên suy giãn tĩnh mạch. Ngược lại, chất xơ, magie và vitamin C trong rau muống còn có thể cải thiện các vấn đề xương khớp và làm giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể yên tâm ăn rau muống mà không lo đến vấn đề này.

bầu 3 tháng ăn rau muống có bị suy giãn tĩnh mạch không
Suy giãn tĩnh mạch ở bà bầu không do nguyên nhân ăn rau muống

8 lợi ích khi ăn rau muống đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Dưới đây là 8 lợi ích tuyệt vời mà rau muống mang lại khi bà bầu bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày:

  • Chất xơ phong phú trong rau muống hỗ trợ điều trị các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Bà bầu cũng tránh bị táo bón khi mang thai do đặc tính nhuận tràng của loại rau này [3]14 Benefits Of Water Spinach For Skin, Hair, And Health. Truy cập ngày 30/05/2024
    https://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-water-spinach-for-skin-hair-and-health/
    .
  • Bổ sung rau muống giúp bà bầu nhận thêm nhiều vitamin A, tốt cho thị lực và ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
  • Hàm lượng sắt trong 100g rau muống là 1,7mg, rất hữu ích cho những người bị thiếu máu, đặc biệt là thai phụ.
  • Ăn rau muống thường xuyên cũng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Chất glycolipid trong rau muống giảm đau nhức toàn thân do tăng cân và thay đổi nội tiết tố ở mẹ bầu khi mang thai.
  • 100 gram rau muống chứa khoảng 100 mg canxi, cần thiết cho sự phát triển xương và răng ở thai nhi và bảo vệ bà bầu khỏi loãng xương sau sinh.
  • Rau muống giàu acid folic giúp ngăn ngừa dị tật và hạn chế nguy cơ sinh non ở trẻ sơ sinh.
  • Rau muống giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính nhờ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, và beta-carotene là các chất chống oxy hóa mạnh.

Lưu ý cho bà bầu 3 tháng đầu khi ăn rau muống

Như vậy, rau muống mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Vậy mẹ bầu trong giai đoạn này có cần lưu ý gì khi ăn rau muống không?

Cách ăn rau muống tốt cho bà bầu

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mỗi tuần mẹ chỉ nên lượng rau muống vừa đủ và không ăn quá 2 – 3 bữa/ tuần.

Mẹo chọn rau muống ngon, an toàn cho mẹ bầu

Việc chọn rau muống ngon, an toàn là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Mua phải những bó rau héo úa hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và con. Sau đây là một số mẹo để mẹ bầu có thể chọn được rau muống tươi ngon và an toàn:

  • Chỉ ăn rau đạt chuẩn: Mẹ nên mua rau muống có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Ưu tiên chọn rau cọng nhỏ: Khi mua, mẹ nên chọn loại rau muống có cọng nhỏ vì loại này sẽ giòn và ngon hơn so với rau muống thân to.
  • Chọn rau có màu tự nhiên: Mẹ không nên chọn rau có màu lá quá tươi xanh vì có thể rau này chứa nhiều hoá chất, thay vào đó nên chọn rau muống có màu xanh đậm tự nhiên.
  • Quan sát nước rửa rau: Khi rửa rau, nếu mẹ thấy bong bóng nổi lên nhiều thì có thể rau đã bị nhiễm hóa chất và mẹ bầu không nên ăn.
  • Quan sát nước luộc rau: Sau khi sơ chế và luộc, nếu nước luộc có màu xanh nhạt khi còn nóng và khi để nguội nước ngả đen, vẩn đục thì đó là dấu hiệu của rau không sạch. Mẹ bầu nên tránh ăn loại rau này.

Gợi ý các món ngon từ rau muống cho mẹ bầu

món ngon từ rau muống
Một số món ngon từ rau muống cho mẹ bầu

Bên cạnh việc luộc rau, mẹ bầu có thể chế biến rau muống với nhiều nguyên liệu khác nhau để làm phong phú khẩu phần ăn, đồng thời tăng cường hương vị và dưỡng chất cho cơ thể. Một số món có thể thử như sau:

1. Rau muống xào thịt bò

Đây là món ăn phổ biến dành cho những ai yêu thích rau muống. Nguyên liệu gồm có: 1 bó rau muống (khoảng 500g cho 3-4 người ăn), 2-3 tép tỏi, 200g thịt bò, và các gia vị như tiêu, đường, muối. Cách làm như sau:

  • Nhặt rau muống, bỏ lá già, rửa sạch với nước muối và để ráo.
  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với tiêu, đường, nước tương.
  • Tỏi bóc vỏ, đập dập. Bắc chảo lên bếp, phi tỏi thơm, cho rau muống vào xào tái và nêm gia vị.
  • Cho rau ra đĩa, phi tỏi, xào thịt bò chín tới.
  • Xào chung rau và thịt bò trên lửa lớn khoảng 2 phút, tắt bếp và thưởng thức.

2. Rau muống xào tỏi

Để làm món này, bạn cần 500g rau muống, 1 củ tỏi, dầu hào, dầu ăn, gia vị bột canh, đường, muối, nước mắm. Các bước thực hiện như sau:

  • Nhặt rau muống, bỏ lá già, rửa sạch.
  • Đun sôi nước với chút muối, chần rau trong 1 phút.
  • Vớt rau ra, ngâm vào nước đá để giữ độ giòn và màu xanh.
  • Phi thơm tỏi đến khi vàng nhạt, cho rau vào xào, thêm tỏi và gia vị cho vừa ăn.

3. Canh rau muống nấu tôm chua

Đây là món canh bổ dưỡng, thích hợp cho mẹ bầu trong giai đoạn nghén. Nguyên liệu gồm 500g rau muống, 100g tôm tươi, muối, tiêu, đường, nước cốt me chua, và nước mắm. Cách làm:

  • Nhặt rau muống, rửa sạch.
  • Tôm lột vỏ, ướp với hành băm, muối, chút nước mắm, tiêu.
  • Đun sôi nước, thả tôm vào, đợi nước sôi lại rồi cho rau muống vào nấu chín, thêm nước cốt me và gia vị vừa ăn.

Như vậy, đối với câu hỏi mẹ bầu 3 tháng ăn rau muống được không thì câu trả lời là vì nó mang lại nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi thể trạng người mẹ không tốt thì các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất. Hãy theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức thai kỳ hữu ích, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

References

References
1 Kangkong (Water Spinach) Nutrition Facts. Truy cập ngày 12/06/2024
https://www.nutrition-and-you.com/kangkong.html
2 Folic Acid: the Vitamin That Helps Prevent Birth Defects. Truy cập ngày 12/06/2024
https://www.health.ny.gov/publications/1335/
3 14 Benefits Of Water Spinach For Skin, Hair, And Health. Truy cập ngày 30/05/2024
https://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-water-spinach-for-skin-hair-and-health/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • Mua 1 hộp tích 1 điểm + phí ship 20k

    430.000 ₫ 380.000 ₫
  • Mua 2 hộp miễn ship tặng cốc lúa mạch/ gối chữ U/ tích 2 điểm

    830.000 ₫ 720.000 ₫
  • Mua 4 hộp miễn ship tặng 1 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và nồi điện đa năng 300k

    2.320.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • Mua 8 hộp miễn ship tặng 2 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và máy hút sữa điện đôi Fatz 700k

    4.720.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • Mua 12 hộp miễn ship tặng 3 hộp sắt Ferrolip (tích điểm) và xe đẩy 2 chiều Bamboo Life 1.200k

    7.230.000 ₫ 4.320.000 ₫