Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một trong những loại rau củ có lợi cho sức khỏe. Bổ sung rau củ trong chế độ ăn của bà bầu là rất tốt, thế nhưng liệu đây có phải loại thực phẩm lý tưởng để bà bầu bà bầu bổ sung trong thai kỳ không? Bầu 5 tháng ăn khổ qua được không? Hãy cùng Ferrolip giải đáp các thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của khổ qua
Giá trị dinh dưỡng của khổ qua
Trước khi trả lời câu hỏi bầu 5 tháng ăn khổ qua được không, mẹ cần hiểu rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong loại quả này [1] Bitter Gourd: Health Benefits, Nutrition, and Uses. Truy cập ngày 15/06/2024
https://www.webmd.com/diet/health-benefits-bitter-gourd. Cụ thể, xét trên mỗi 100g khổ qua, thành phần dinh dưỡng được thể hiện trong bảng sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g khổ qua | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ khổ qua so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 17 calo | |
Chất đường bột | 3.7 g | 3% |
Chất đạm | 1 g | 2% |
Chất béo | 0.17 g | 0.5% |
Chất xơ | 2.8 g | 7% |
Vitamin | ||
Vitamin A | 471 IU | 16% |
Vitamin C | 84 mg | 140% |
Vitamin E | 0.03 mg | 0% |
Folate (vitamin B9) | 72 mcg | 18% |
Thiamin (vitamin B1) | 0.04 mg | 3.5% |
Riboflavin (vitamin B2) | 0.04 mg | 3% |
Niacin (vitamin B3) | 0.4 mg | 2.5% |
Pyridoxine (vitamin B6) | 0.043 mg | 3% |
Khoáng chất | ||
Kali | 296 mg | 6% |
Canxi | 19 mg | 2% |
Đồng | 0.034 mg | 4% |
Sắt | 0.43 mg | 5% |
Magiê | 17.00 mg | 4% |
Kẽm | 0.8 mg | 7% |
Lợi ích của khổ qua đối với thai kỳ
Khổ qua là một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng. Khi được sử dụng hợp lý trong chế độ ăn của bà bầu, loại quả này có thể cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ và kích thích sự phát triển của thai nhi [2]Eating bitter gourd during pregnancy has several benefits. Truy cập ngày 15/06/2024
https://www.indiatvnews.com/health/eating-bitter-gourd-during-pregnancy-has-several-benefits-2023-04-10-862146, cụ thể:
- Cung cấp folate: Thống kê cho thấy trong mỗi 100g khổ qua chứa 11,79 mcg folate. Khi mẹ bầu ăn khổ qua đúng cách, nguồn folate dồi dào sẽ giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh ở thai nhi, ngăn ngừa tới 79% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
- Giàu chất xơ, giảm táo bón: Khổ qua là một trong những thực phẩm rất giàu chất xơ. Chất xơ giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và táo bón, tăng cường lợi khuẩn trong ruột và hỗ trợ hệ miễn dịch. Chất xơ hòa tan giúp hạn chế hấp thụ chất béo và loại bỏ tạp chất, giữ cho mẹ luôn khỏe mạnh trong thai kỳ. Do đó, bà bầu khi bị táo bón hoàn toàn có thể ăn khổ qua với hàm lượng trong ngưỡng cho phép.
- Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ: Khổ qua giúp điều tiết lượng đường trong máu. Chất xơ trong khổ qua cũng tạo màng ngăn hấp thụ đường, giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
- Chống nhiễm khuẩn và oxy hóa cao: Khổ qua rất giàu vitamin C, là chất chống oxy hóa mạnh, tăng cường đề kháng và bảo vệ tế bào. Khổ qua cũng có công dụng ngăn ngừa suy giảm chức năng tế bào do căng thẳng oxy hóa, phòng ngừa tiền sản giật và sinh non.
Bầu 5 tháng ăn khổ qua được không?
Vậy bầu 5 tháng ăn khổ qua được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Sau tam cá nguyệt đầu tiên, đây là khoảng thời gian cơ thể mẹ bầu đã ổn định hơn, các triệu chứng ốm nghén cũng giảm dần, thai nhi cũng phát triển hoàn thiện hơn. Do đó chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng đa dạng hơn, bắt đầu từ tháng thứ 4, mẹ hoàn toàn có thể ăn khổ qua với lượng vừa đủ.
Ngoài ra, đây là thời kỳ mà triệu chứng táo bón thường xuyên xuất hiện. Việc các bà bầu lựa chọn thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như khổ qua giúp làm giảm các vấn đề liên quan đến táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa hai quả mỗi tuần và phải loại bỏ hạt trước khi ăn. Nếu ăn khổ qua không đúng cách, mẹ và bé có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, bao gồm cả nguy cơ sảy thai do các chất độc hại có trong khổ qua, đặc biệt là trong phần hạt.
Tác dụng phụ của khổ qua với mẹ bầu
Những nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu ăn khổ qua không đúng cách bao gồm ngộ độc, sảy thai, sinh non, khó tiêu và tiêu chảy [3]Bitter Melon. Truy cập ngày 15/06/2024
https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/bitter-melon, cụ thể như sau:
- Ngộ độc do ăn quá nhiều khổ qua: Trong nhựa của khổ qua có chứa nhiều chất kiềm. Mẹ bầu ăn quá nhiều khổ qua có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, mờ mắt, tiêu chảy và có thể dẫn đến sảy thai hoặc lưu thai.
- Ảnh hưởng đến dạ dày: Khổ qua có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày với các hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp,…Ngoài ra, axit oxalic trong khổ qua cản trở sự hấp thụ khoáng chất như sắt và canxi, dễ dẫn đến suy nhược cơ thể, thiếu máu và loãng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Mẫn cảm ở một số mẹ bầu: Mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm không nên ăn khổ qua vì chứa histamin gây dị ứng với các triệu chứng như mẩn ngứa, đau bụng, khó thở, buồn nôn và nôn, thậm chí có thể gây hen suyễn, co thắt khí quản, viêm kết mạc mắt, hạ huyết áp và co thắt tim.
- Gây sảy thai, sinh non và dị tật: Mẹ bầu ăn khổ qua sai cách, chẳng hạn như ăn hạt hoặc khổ qua còn non làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật thai nhi. Hạt khổ qua gây đau đầu và co thắt tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nước ép từ khổ qua còn non có thể gây dị tật ở thai nhi.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn khổ qua
Để ăn khổ qua đúng cách, phụ nữ mang thai nên tuân thủ 4 nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Ăn có chừng mực: Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ 1 – 2 quả khổ qua mỗi tuần
- Loại bỏ hạt và rễ: Mẹ cần loại bỏ phần hạt và rễ của khổ qua khi ăn để tránh gây co thắt tử cung và ngộ độc.
- Chỉ ăn khổ qua đã lớn hoặc chín: Mẹ cần tránh ăn khổ qua khi còn non hoặc xanh vì chúng chứa nhiều nhựa có hại cho sức khỏe mẹ và bé.
- Ăn khổ qua đã nấu chín: Mẹ không nên ăn khổ qua sống hoặc tái để tránh độc tính và vi khuẩn gây hại.
Ngoài ra, các mẹ bầu thuộc những trường hợp sau đây nên kiêng hoàn toàn việc ăn khổ qua:
- Mẹ bầu bị hạ đường huyết: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất charantin và vicine trong khổ qua có tác dụng làm giảm đường huyết. Do đó, nếu có tiền sử mắc bệnh hạ đường huyết thì mẹ bầu không nên ăn khổ qua.
- Mẹ bầu chưa từng ăn khổ qua: Nếu chưa từng ăn khổ qua, mẹ nên kiêng hoàn loại quả này qua trong thai kỳ để phòng ngừa rủi ro vì mẹ không biết liệu mình có bị dị ứng với các chất có trong khổ qua hay không.
Một số câu hỏi về ăn khổ qua trong thai kỳ
Bầu mấy tháng thì ăn khổ qua được?
Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 có thể ăn khổ qua:
- 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành phát triển về não bộ và hệ thần kinh. Do đó, mẹ không nên ăn khổ qua để hạn chế các vấn đề về sảy thai, bảo vệ bé khỏi nguy cơ dị tật và chậm phát triển.
- 3 tháng giữa: Lúc này, cơ thể mẹ và thai nhi đã dần ổn định, hiện tượng ốm nghén hầu như đã giảm, mỗi tuần mẹ có thể ăn 1 – 2 quả để hấp thụ thêm chất xơ, vitamin A, C và folate.
- 3 tháng cuối: Ăn khổ qua trong giai đoạn này có thể khiến mẹ bị sinh non. Vì vậy, mẹ nên giảm lượng khổ qua tiêu thụ so với 3 tháng giữa thai kỳ (chỉ nên ăn khoảng 1 quả mỗi tuần) và nên hạn chế nhất có thể. Đối với các mẹ bị dọa sinh non thì tuyệt đối không nên ăn khổ qua.
Mẹ bầu lỡ ăn khổ qua khi đang mang thai phải làm sao?
Nếu mẹ bầu vô tình ăn khổ qua trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, mẹ đừng quá lo lắng hay căng thẳng. Trước hết, mẹ cần giữ bình tĩnh vì lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của mẹ bầu và tác động trực tiếp đến thai nhi. Sau khi ăn, hãy theo dõi cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Kết luận
Khổ qua là một loại quả giàu dưỡng chất, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu mẹ bầu ăn không đúng cách. Với câu hỏi Bầu 5 tháng ăn khổ qua được không thì câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng mẹ cần ăn đúng hàm lượng cho phép để tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về mẹ và bé nhé!
References
↑1 | Bitter Gourd: Health Benefits, Nutrition, and Uses. Truy cập ngày 15/06/2024 https://www.webmd.com/diet/health-benefits-bitter-gourd |
---|---|
↑2 | Eating bitter gourd during pregnancy has several benefits. Truy cập ngày 15/06/2024 https://www.indiatvnews.com/health/eating-bitter-gourd-during-pregnancy-has-several-benefits-2023-04-10-862146 |
↑3 | Bitter Melon. Truy cập ngày 15/06/2024 https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/bitter-melon |