Doạ sinh non là tình trạng cảnh báo sinh sớm của thai phụ. Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong. Vậy mẹ bầu bị dọa sinh non cần kiêng gì trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày để có thể hạn chế nguy cơ sinh non? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Doạ sinh non là gì? Nguyên nhân chính gây dọa sinh non
Doạ sinh non là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), doạ sinh non là quá trình chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ, nhưng cổ tử cung vẫn còn đóng hoặc mới bắt đầu mở [1]Practice patterns in the management of threatened preterm labor in Korea: A multicenter retrospective study – PMC. Truy cập ngày … Continue reading. Dọa sinh non có thể dẫn đến sinh non, và khi mẹ sinh non, nguy cơ đối với sức khỏe của bé càng cao [2]Threatened preterm labor is a risk factor for impaired cognitive development in early childhood. Truy cập ngày 28/05/2024
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27780701/. Nhiều trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân chính gây ra doạ sinh non ở mẹ bầu
Tất cả mọi phụ nữ mang thai đều có nguy cơ sinh non. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến sinh non ở phụ nữ:
- Phụ nữ có tiền sử sinh non
- Vấn đề về tử cung của người mẹ: cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung, dị dạng tử cung bẩm sinh, đa nhân xơ tử cung,…
- Mang thai ở độ tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn
- Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ như: viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu,…
- Thai có dị tật
- Mang đa thai
- Thai bị nhau tiền đạo, nhau bong non
- Nhiễm khuẩn ối, ối vỡ non
- Thai phát triển chậm
- Thai được thụ tinh trong ống nghiệm
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý: dinh dưỡng kém, hút thuốc lá, uống rượu bia, lao động quá sức,…
- Các bệnh lý của thai phụ như: cao huyết áp, viêm đài bể thận, viêm ruột thừa, tử cung dị dạng,…
- Nguyên nhân liên quan đến nhau thai như: nhau tiền đạo, thiểu năng nhau, nhau bong non.
7 dấu hiệu dọa sinh non ở mẹ bầu
Mẹ bầu bị dọa sinh non nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị sinh non. Bé sinh non thiếu tháng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khoẻ như mắc các bệnh về đường hô hấp hay dị tật nhiều hơn trẻ bình thường. Vậy những dấu hiệu dọa sinh non là gì? Dưới đây là 7 triệu chứng dọa sinh non các mẹ cần lưu ý:
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ, kéo dài và lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
- Đau tức rõ rệt ở bụng dưới, các cơn đau bụng xảy ra từng đợt, có thể kèm theo tiêu chảy hoặc không.
- Âm đạo tăng tiết dịch, dịch loãng như nước do rò rỉ ối hoặc có nhầy, dính, kèm máu.
- Các cơn co thắt tử cung đều đặn xuất hiện theo chu kỳ 2 cơn/10 phút, thời gian co cứng khoảng dưới 30 giây, cổ tử cung mở hoặc đóng dưới 2cm.
- Vỡ màng ối sớm – chất lỏng thoát ra từ âm đạo, lượng dịch có thể nhiều hoặc nhỏ giọt, đặc trưng khi màng ối bao quanh em bé bị rách hoặc vỡ.
- Xuất hiện các triệu chứng giống như cúm: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Cảm giác muốn rặn.
Khi có các dấu hiệu dọa sinh non kể trên, tốt nhất mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và có phương án điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Mẹ bầu bị dọa sinh non cần kiêng gì?
Dinh dưỡng từ thực phẩm đóng vai trò then chốt trong việc xác định liệu thai phụ có bị dọa sinh non hay sinh non hay không. Những phụ nữ có nguy cơ sinh non được khuyến cáo nên bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, canxi, vitamin A,… thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, đậu, hạt,…[3]15 Foods and Drinks to Avoid During Pregnancy – What Not to Eat. Truy cập ngày 28/05/2024
https://www.healthline.com/nutrition/11-foods-to-avoid-during-pregnancy
Ngoài ra, thai phụ cần tránh xa những thực phẩm có thể kích thích co bóp tử cung gây sinh non hoặc gây hại cho thai nhi như:
- Rau sam: Đây là loại thực phẩm đầu tiên cần tránh vì nó có thể gây kích thích tử cung mạnh mẽ và dễ dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Rau ngót: Rau ngót chứa papaverin, chất có thể làm giãn cơ trơn tử cung quá mức, dẫn đến nguy cơ sinh non và gây tiêu chảy kéo dài. Sử dụng một lượng nhỏ rau ngót không gây hại, nhưng tốt nhất mẹ nên tránh ăn loại rau này, đặc biệt trong ba tháng cuối của thai kỳ.
- Đu đủ xanh: Tương tự như rau ngót, đu đủ xanh chứa nhiều papaverin kích thích co bóp cơ trơn tử cung. Do đó, cần tránh ăn đu đủ xanh trong thai kỳ. Tuy nhiên, đu đủ chín kỹ thì lại an toàn và còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Rau răm: Rau răm, thường được dùng cùng trứng vịt lộn, không nên có trong chế độ ăn của thai phụ vì nó có thể làm tăng co bóp tử cung và gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ sinh non.
- Rau chùm ngây: Loại rau này chứa alpha sitosterol, một hợp chất tương tự hormone estrogen, có thể gây co bóp cơ trơn tử cung và nguy cơ sinh non hoặc sớm.
- Ngoài ra, một số thực phẩm khác như dứa, hải sản, các loại thịt tái sống và thực phẩm lên men cũng có thể tăng nguy cơ co bóp tử cung, dẫn đến đẻ non.
Cách chăm sóc cơ thể khi bị dọa sinh non
Bên cạnh những thực phẩm mẹ bầu cần kiêng khi có dấu hiệu dọa sinh non, thai phụ và người nhà cần lưu ý những điều sau về chế độ sinh hoạt của mẹ bầu:
- Tư thế nằm khi bị dọa sinh non: Tư thế nằm ngủ lý tưởng cho phụ nữ mang thai là nằm nghiêng về phía bên trái. Lý do là tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn bằng cách tránh áp lực của tử cung lên tĩnh mạch, lưng và các cơ quan nội tạng. Điều này giúp máu và các chất dinh dưỡng quan trọng dễ dàng đến được nhau thai.
- Nghỉ ngơi và giữ lịch trình thoải mái: Tránh các hoạt động vận động mạnh và không làm việc quá sức. Nên thường xuyên nghỉ ngơi và giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái.
- Tránh bỏ bữa, kiêng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích. Mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, giảm thiểu việc tiêu thụ các thực phẩm có nhiều gia vị, đồ ăn cay, và thức ăn nhanh. Uống đủ nước để giữ cho cơ thể luôn đủ độ ẩm.
- Kiêng quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể kích thích tử cung và gây co bóp, làm tăng nguy cơ sinh non.
- Tuân thủ đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ: Nếu bác sĩ kê đơn thuốc hoặc đưa ra các hướng dẫn cụ thể, cần tuân thủ nghiêm ngặt. Thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát tử cung và giảm nguy cơ sinh non.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe: Thường xuyên khám bác sĩ theo lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng như chảy máu âm đạo, co bóp tử cung, hay bất kỳ thay đổi nào khác trong cơ thể và báo ngay cho bác sĩ.
Bạn cần lưu ý rằng mỗi bà mẹ khi mang thai là khác nhau, vì thế hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé!
Kết luận
Những thông tin trên giải đáp các thắc mắc thường gặp của các mẹ bầu về việc bị dọa sinh non cần kiêng gì. Mong rằng các mẹ sẽ chọn lựa những thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng và tránh những món có hại cho sức khỏe. Sinh non không chỉ tác động đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ để có một thai kỳ thật khoẻ! Theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức thai kỳ bổ ích để hành trình mang thai thêm trọn vẹn nhé!
References
↑1 | Practice patterns in the management of threatened preterm labor in Korea: A multicenter retrospective study – PMC. Truy cập ngày 28/05/2024 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4444516/ |
---|---|
↑2 | Threatened preterm labor is a risk factor for impaired cognitive development in early childhood. Truy cập ngày 28/05/2024 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27780701/ |
↑3 | 15 Foods and Drinks to Avoid During Pregnancy – What Not to Eat. Truy cập ngày 28/05/2024 https://www.healthline.com/nutrition/11-foods-to-avoid-during-pregnancy |