Các mẹ bầu khi đi khám thai định kỳ thường rất hoang mang khi nhìn vào các chỉ số có trên kết quả bởi tên của các chỉ số các mẹ sẽ không thường gặp như các chỉ số siêu âm, xét nghiệm khác. Ngoài các mẹ bầu, chỉ số này cũng là một vấn đề quan tâm của các bạn sinh viên khối ngành sức khỏe bởi các chỉ số này chính là căn cứ để có thể đánh giá lâm sàng tình trạng của mẹ và bé. Và dưới đây sẽ là 21 chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng – Mới nhất 2024 – Chi tiết chuẩn nhất, các mẹ và các bạn cùng tham khảo nhé!
Chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng mẹ cần biết
Các chỉ số này được ghi lại dưới dạng ký hiệu viết tắt trên bảng kết quả siêu âm. Việc hiểu và theo dõi những con số này qua các lần siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của con trong từng giai đoạn khi còn trong bụng mẹ. Và đây sẽ là những chỉ số thai nhi điển hình nhất:
Tính tuần thai ra tháng
Quá trình mang thai thông thường được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- 3 tháng đầu: Tuần 1- tuần thứ 13 (bắt đầu từ khi trứng thụ tinh-tháng thứ 3)
- 3 tháng giữa: Tuần thứ 14-tuần thứ 27 (tháng thứ 3-tháng thứ 6)
- 3 tháng cuối: Tuần thứ 28-tuần thứ 42 (tháng thứ 6-tháng thứ 9)
Việc biết được chính xác tuổi thai là điều rất cần thiết trong thai kỳ, bởi ngoài việc giúp mẹ kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi, đây cũng là yếu tố quan trọng để mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sinh đẻ của mình.
- Chỉ số tuổi thai GA: GA là chữ viết tắt của Gestational Age – Tuổi thai. Thông thường, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
- Chỉ số dự đoán ngày sinh EDD: EDD là chữ viết tắt của Estimated Date Of Delivery – Ngày sinh ước đoán. Đối với một số nơi khám, mẹ sẽ thấy từ này được thay thế bằng từ DS (dự sinh) hoặc DKS (dự kiến sinh). Con số này đúng nhất với thai dưới 13 tuần tuổi. Sau thời gian này, mỗi bé có một sự phát triển khác nhau nên ngày dự kiến sinh có thể thay đổi.
Chỉ số kích thước của thai nhi
Dưới đây là các ký hiệu quan trọng về chỉ số kích thước thai nhi được thể hiện trong kết quả siêu âm kiểm tra của mẹ bầu:
- CRL: là chữ viết tắt của Crown Rump Length – Chiều dài đầu mông.
- BPD: là chữ viết tắt của Biparietal Diameter – Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.
- FL: là chữ viết tắt của Placenta Level – Đánh giá mức độ nhau thai.
- EFW: là chữ viết tắt của Estimated Fetal Weight – Khối lượng thai ước đoán.
- GSD: là chữ viết tắt của Gestational Sac Diameter – Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
- FTA: là chữ viết tắt của Fetal Trunk Cross – Sectional Area – Tiết diện ngang thân thai.
- HUM: là chữ viết tắt của Humerus Length – Chiều dài xương cánh tay.
- CER: là chữ viết tắt của Cerebellum Diameter – Đường kính tiểu não.
- THD: là chữ viết tắt của Thoracic Diameter – Đường kính ngực.
- GSD: là chữ viết tắt của Gestational Sac Diameter – Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
- BPD: là chữ viết tắt của Biparietal Diameter – Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.
Chỉ số bụng của bà bầu
- TTD: là chữ viết tắt của Transverse Trunk Diameter – Đường kính ngang bụng.
- APTD: là chữ viết tắt của Anterior Posterior Thigh Diameter – Đường kính trước và sau bụng.
- AC: là chỉ số chu vi vòng bụng
- GS: là viết tắt của từ Gestational Sac, có nghĩa là túi thai. Trong siêu âm thai, GS hay GSD (Gestational Sac Diameter) là chỉ số được tính bằng đơn vị mm, thể hiện đường kính của túi thai
- AF: AF là chữ viết tắt của Amniotic Fluid – Nước ối.
- OFD: OFD là chữ viết tắt của Occipital Frontal Diameter – Đường kính xương chẩm.
Một số chỉ số khác
- Chỉ số phát triển FG: là chữ viết tắt của Fetal Growth – Sự phát triển của thai.
- Chỉ số di chuyển của thai nhi FM: là chữ viết tắt của Fetal Movement – Sự di chuyển của thai.
- Chỉ số nhịp tim thai FHR: là chữ viết tắt của Fetal Heart Rate – Nhịp tim thai.
Chỉ số thai nhi từ 0 – 4 tuần tuổi
Tuần thai này là tuần sau khi thụ tinh, thông thường có rất ít bà bầu phát hiện mình đang mang bầu ở tuần thai này
Tuần thai dưới 4 thì thai nhi cũng rất nhỏ nên gần như k có biện pháp gì để quan sát được thai. Thậm chí có các trường hợp sau khi thử que phát hiện mang thai nhưng túi thai chưa dịch chuyển vào tử cung thì kể cả siêu âm cũng khó phát hiện. Do vậy mà ở thời điểm này, việc siêu âm chủ yếu thường để khẳng định rằng mẹ có thật sự mang thai hay không chứ chưa thể theo dõi được các chỉ số.
Những tuần đầu này bà bầu cần đặc biệt quan tâm theo dõi để xác nhận rằng mình đang mang thai, ngoài ra trong 1-2 tuần đầu cũng là khoảng thời gian mà thai nhi di chuyển vào tử cung.
Và các mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu thai đã vào tử cung sau:
- Xuất huyết: Xuất huyết hay ra máu báo là dấu hiệu thường thấy khi phôi làm tổ. Khi phôi thai được cấy xuống lớp nội mạc tử cung có thể gây nên hiện tượng xuất huyết do một số mao mạch nhỏ bị vỡ trong quá trình cấy ghép. Lượng huyết âm đạo thường ít, ra nhỏ giọt, có màu nâu đen hoặc hồng nhạt và chỉ kéo dài 1-2 ngày.
- Đau bụng: Cảm giác đau phần bụng dưới là dấu hiệu thai vào tử cung thường gặp thứ 2 sau tình trạng xuất huyết. Cơn đau thường kéo dài trong vài ngày, nếu tình trạng đau bụng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng nặng kèm co thắt liên tục nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
- Căng tức ngực: Phần ngực có dấu hiệu như căng tức, đau, mềm cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai vào tử cung. Sau khi phôi làm tổ tại buồng tử cung thành công khiến nội tiết tố thai kỳ tăng cao, kích thích các ống tuyến vú phát triển và giãn nở để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này.
- Cơn bốc hỏa: Đây là dấu hiệu ít phổ biến hơn khi mang thai, cơn bốc hoả thường kéo dài khoảng 15 phút khi thời điểm phôi bám vào tử cung. Lúc này sự biến động nhanh chóng của hormone gây nên cơn bốc hỏa.
>>> Xem thêm: Hình ảnh siêu âm thai 4 tuần tuổi có tim thai chưa? Thai vào tử cung chưa?
3. Chỉ số thai nhi từ tuần 4-6
Bắt đầu từ tuần thai 4 mới có thể siêu âm nhìn thấy thai, trước đó phôi thai còn rất nhỏ nên mẹ rất khó phát hiện được mình mang thai cũng như chưa thể siêu âm thấy. Trong giai đoạn này, chỉ số đường kính túi thai sẽ thể hiện chủ yếu sự phát triển của thai, từ tuần thai thứ 7 trở đi có thể đo được chiều dài đầu mông.
Hai chỉ số quan trọng mẹ cần quan tâm trong những tuần thai này đó là: CRL – Chiều dài đầu mông và GSD – Đường kính túi thai.
Bảng chỉ số thai nhi 4-6 tuần tuổi:
Tuần thai để |
Đường kính túi thai (GSD) |
Chiều dài đầu mông (CRL) |
Thai 4 tuần |
3 – 6 mm. |
|
Thai 5 tuần |
6 – 12 mm. |
|
Thai 6 tuần |
14 – 25 mm |
4 – 7 mm |
Chỉ số thai nhi từ tuần thứ 7-20
Đây là giai đoạn quan trọng khi thai nhi trải qua những bước tiến phát triển quan trọng, đặc biệt nếu siêu âm từ tuần thai thứ 13, mẹ có thể biết được gần như đầy đủ thông tin cơ bản. Trong tuần thai thứ 7, em bé đã bằng một quả việt quất, vì vậy, việc quan sát sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bảng chỉ số thai nhi 7-20 tuần tuổi:
Tuần thai |
GSD |
CRL |
EFW |
FL |
BPD |
Thai 7 tuần tuổi |
27mm |
9 – 15 mm |
0,5 – 2g |
|
|
Thai 8 tuần tuổi |
|
16 – 22 mm |
1 – 3g. |
|
|
Thai 9 tuần tuổi |
|
23 – 30 mm |
3 – 5g. |
|
|
Thai 10 tuần tuổi |
|
31 – 40 mm |
5 – 7g |
|
|
Thai 11 tuần tuổi |
|
41 – 51 mm |
12 – 15g |
|
|
Thai 12 tuần tuổi |
|
53 mm |
18 – 25g |
|
|
Thai 13 tuần tuổi |
|
74 mm |
35 – 50g |
|
21mm |
Thai 14 tuần tuổi |
|
87 mm |
60 – 80g |
14mm |
25mm |
Thai 15 tuần tuổi |
|
101 mm |
90 – 110g |
17mm |
29mm |
Thai 16 tuần tuổi |
|
116 mm |
121 – 171g |
20mm |
32mm |
Thai 17 tuần tuổi |
|
130 mm |
150 – 212g |
23mm |
36mm |
Thai 18 tuần tuổi |
|
142 mm |
185 – 261g |
25mm |
39mm |
Thai 19 tuần tuổi |
|
153 mm |
227-319g |
28mm |
43mm |
Thai 20 tuần tuổi |
|
164mm |
275-387g |
31mm |
46mm |
Một số mốc quan trọng vào thời điểm này:
- Trong tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8, em bé sẽ được siêu âm tim thai và chuẩn đoán sự phát triển của thai nhi có tương xứng với tuần thai hay không.
- Tuần thai 11-13, mẹ bầu đã có thể thực hiện xét nghiệm double test hoặc Nipt để sàng lọc các bệnh nguy hiểm trước sinh.
- Tuần thai thứ 18-20 cho tới tháng thứ 3 của thai kỳ là có thể tính được chỉ số EDD để dự đoán ngày sinh của em bé.
Chỉ số thai nhi từ tuần 21 – 40
Tốc độ phát triển thai trong giai đoạn này vô cùng nhanh chóng, kể cả khối lượng, chiều dài cơ thể cũng như hoàn thiện các cơ quan. Chỉ số thai nhi trong các tuần thai này cũng thay đổi vô cùng nhanh chóng, mỗi lần siêu âm hay khám thai đều sẽ khiến mẹ bất ngờ.
Bảng chỉ số thai nhi 21-40 tuần tuổi:
Tuổi thai |
CRL (mm) |
BDP (mm) |
FL (mm) |
EFW (mm) |
Tuần thai thứ 21 |
26.7 |
52 |
36 |
360g |
Tuần thai thứ 22 |
27.8 |
55 |
39 |
430g |
Tuần thai thứ 23 |
28.9 |
58 |
42 |
501g |
Tuần thai thứ 24 |
30 |
61 |
44 |
600g |
Tuần thai thứ 25 |
34.6 |
64 |
47 |
660g |
Tuần thai thứ 26 |
35.6 |
67 |
49 |
760g |
Tuần thai thứ 27 |
36.6 |
69 |
52 |
875g |
Tuần thai thứ 28 |
37.6 |
72 |
54 |
1005g |
Tuần thai thứ 29 |
38.6 |
74 |
56 |
1153g |
Tuần thai thứ 30 |
39.9 |
77 |
59 |
1319g |
Tuần thai thứ 31 |
41.1 |
79 |
61 |
1502g |
Tuần thai thứ 32 |
42.4 |
82 |
63 |
1702g |
Tuần thai thứ 33 |
43.7 |
84 |
65 |
1918g |
Tuần thai thứ 34 |
45 |
86 |
67 |
2146g |
Tuần thai thứ 35 |
46.2 |
88 |
68 |
2383g |
Tuần thai thứ 36 |
47.4 |
90 |
70 |
2622g |
Tuần thai thứ 37 |
48.6 |
92 |
72 |
2859g |
Tuần thai thứ 38 |
49.8 |
94 |
73 |
3083g |
Tuần thai thứ 39 |
50.7 |
95 |
75 |
3288g |
Tuần thai thứ 40 |
51.2 |
97 |
76 |
3462g |
Một số mốc quan trọng mẹ bầu cần lưu ý vào thời điểm này:
- Thai 22-24 tuần tuổi là có thể tầm soát được dị tật trên tim, phổi của thai nhi. Các mẹ lưu ý điều này để đi khám đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thai 26-28 tuần, các dị tật muộn như não, thận và đặc biệt là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ có thể thực hiện.
- Thai 30-32 tuần tuổi mẹ chỉ cần khám tổng quát để đánh giá sức khoẻ mẹ và bé, đánh giá cuối cùng về sức khoẻ của thai nhi
- Từ tuần thứ 35 trở đi mẹ chỉ cần siêu âm định kì theo dõi chuyển động của thai để ngừa suy thai.
Trên đây là các thông tin về 21 chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng – Mới nhất 2024 theo bác sĩ. Hy vọng mẹ bầu và các bạn sinh viên khối ngành sức khỏe sẽ tìm hiểu được cho mình những thông tin về chỉ số thai nhi theo tuần và tên, ý nghĩa của chúng. Để tìm hiểu thêm về thông tin thai kỳ, hãy liên hệ đến tổng đài chăm sóc sức khỏe qua hotline 1900.636.985 hoặc truy cập https://ferrolip.vn/.