Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đóng vai trò quyết định cho sự hình thành các cơ quan quan trọng. Để đảm bảo em bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần nhận biết được các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu và cách chăm sóc bản thân đúng cách. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ những dấu hiệu em bé khỏe mạnh cùng những điều cần làm trong giai đoạn hết sức nhạy cảm này.
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Ba tháng đầu thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên, là giai đoạn quan trọng trong những tháng đầu phát triển của thai nhi. Đây là thời điểm mà các cơ quan chính của em bé bắt đầu hình thành, bao gồm tim, não, tủy sống và các chi. Đối với mẹ bầu, cơ thể bắt đầu có những sự thay đổi hormone mạnh mẽ để thích nghi với sự phát triển này. Cụ thể như sau: [1]The First Trimester: Your Baby’s Growth and Development in Early Pregnancy. Ngày truy cập: 16/10/2024.
https://www.webmd.com/baby/1to3-months
- Tháng thứ nhất: Đây là thời gian thụ tinh thành công, hợp tử sẽ phát triển thành phôi bào và di chuyển về tử cung để bắt đầu phát triển. Phổi bắt đầu hình thành các lớp tế bào mà sau này biệt hóa thành các cơ quan và bộ phận khác nhau.
- Tháng thứ hai: Thai nhi bắt đầu phát triển các cơ quan quan trọng như tim, não, tủy sống và bắt đầu có tim thai ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Hệ thần kinh trung ương cũng như gan, thận cũng bắt đầu hình thành.
- Tháng thứ ba: Các cơ quan bên trong như gan, phổi và hệ tiêu hóa tiếp tục phát triển và hoàn thiện chức năng. Trong khi đó, xương bắt đầu thay thế mô sụn và các ngón tay, ngón chân của thai nhi trở nên rõ ràng hơn.
Thai nhi phát triển tốt 3 tháng đầu sẽ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh ở những thời gian sau đó. Đồng thời đây cũng là giai đoạn dễ sảy thai nhất, do đó mẹ bầu cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe thật tốt.
8 dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Để xác định thai nhi phát triển khỏe mạnh trong 3 tháng đầu, mẹ cần theo dõi một số dấu hiệu quan trọng như:
- Các chỉ số siêu âm thai bình thường: Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để đánh giá sự phát triển của thai nhi. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của thai (thường dao động từ 110 – 160 nhịp/phút) và kiểm tra sự phát triển của phôi thai, túi thai và nhau thai. Kích thước thai nhi sẽ tăng dần từ một chấm nhỏ vào tuần thứ 5 lên khoảng 5 – 6cm vào cuối tuần thứ 12.
- Ốm nghén: Ốm nghén là triệu chứng phổ biến và thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Điều này được coi là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy cơ thể mẹ đang điều chỉnh hormone để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu ốm nghén quá nặng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tăng cân ổn định: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu thường không tăng cân quá nhiều, trung bình từ 1 – 2kg. Việc tăng cân này cho thấy cơ thể mẹ đang tích lũy dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
- Cơ thể nhức mỏi: Do thay đổi hormone và cơ thể đang phải làm việc nhiều hơn để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức ở lưng, ngực và các khớp.
- Bụng lớn dần: Dù trong giai đoạn đầu, bụng mẹ chưa lớn hẳn nhưng có thể nhận thấy sự thay đổi kích thước từ tuần thứ 8 – 12 khi tử cung bắt đầu phát triển để chứa phôi thai.
- Đường huyết ổn định: Sự thay đổi hormone có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của mẹ. Tuy nhiên, nếu kết quả kiểm tra đường huyết của mẹ ổn định, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy cơ thể mẹ đang điều chỉnh tốt.
- Thường xuyên buồn tiểu: Sự gia tăng kích thước tử cung và lượng hormone progesterone cao hơn có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu buồn tiểu nhiều hơn bình thường [2]First Trimester. Ngày truy cập: 16/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester. - Ngực to lên và căng tức: Với sự gia tăng hormone estrogen, progesteron, prolactin, phần ngực mẹ cảm thấy căng tức. Ngoài ra, hiện tượng này cũng do lượng máu trong cơ thể tăng lên, khiến mạch máu ở ngực phát triển mạnh khiến phần này trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Ngoài ra, quầng vú có thể trở nên sẫm màu hơn, núm vú nhạy cảm hơn như là một phần trong quá trình chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Dấu hiệu thai bất thường trong 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý
Mặc dù đa số mẹ bầu có thể trải qua 3 tháng đầu một cách suôn sẻ, nhưng có những dấu hiệu bất thường mà mẹ cần đặc biệt chú ý. Nếu gặp phải những triệu chứng sau, mẹ nên đến bác sĩ xem ngay:
- Đau bụng ra máu: Ra máu hoặc đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của sảy thai, đặc biệt là khi có kèm theo đau bụng dữ dội. Mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức khi thấy xuất hiện dấu hiệu này [3]Vaginal bleeding in pregnancy. Ngày truy cập: 16/10/2024.
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/. - Ra khí hư và ngứa âm đạo: Nếu khi hư có màu bất thường (vàng, xanh, đỏ, nâu), mùi hôi hoặc kèm ngứa âm đạo, rất có thể mẹ đã bị viêm nhiễm phụ khoa. Để tránh các yếu tố viêm nhiễm có thể lan rộng và ảnh hưởng đến phôi thai, mẹ nên gặp bác sĩ và có phương pháp điều trị sớm nhất có thể.
- Ốm nghén quá nặng: Nếu mẹ bầu nôn mửa nhiều đến mức không thể ăn uống hoặc cảm thấy mất nước rất dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để truyền nước và theo dõi.
- Tiểu buốt, tiểu rát: Nếu dấu hiệu này kèm theo tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ một ít thì rất có thể mẹ bầu đang bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bệnh trở nặng sẽ khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tăng nguy cơ lây lan sang cả vùng âm đạo. Do đó mẹ cũng nên có phương án điều trị sớm để tránh biến chứng không mong muốn.
Làm gì trong 3 tháng đầu để thai phát triển tốt?
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, nhất là trong những tháng đầu tiên, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống, lối sống và thói quen hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý:
- Ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu rất quan trọng vì nó cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên ăn đủ protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt sắt, canxi và acid folic.
- Bởi sắt là yếu tố quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt, mẹ bầu có thể bị thiếu máu, người mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển bước đầu của thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung canxi để hỗ trợ hình thành hệ xương, răng của thai nhi cũng như hệ thần kinh.
- Khám thai định kỳ: Việc khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai ít nhất 3 lần trong 3 tháng đầu để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
- Vận động nhẹ nhàng: Tập luyện thể dục như đi bộ, yoga sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm stress và giúp mẹ chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. Tuy nhiên, mẹ cần tránh những bài tập nặng và phải tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress: Giấc ngủ và trạng thái tinh thần của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và duy trì tâm trạng thoải mái.
Như vậy, ba tháng đầu của thai kỳ là thời kỳ vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Việc nhận biết các dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu, kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn hẳn. Nếu mẹ cần thêm sự trợ giúp từ chuyên gia, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) nhé!
References
↑1 | The First Trimester: Your Baby’s Growth and Development in Early Pregnancy. Ngày truy cập: 16/10/2024. https://www.webmd.com/baby/1to3-months |
---|---|
↑2 | First Trimester. Ngày truy cập: 16/10/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester |
↑3 | Vaginal bleeding in pregnancy. Ngày truy cập: 16/10/2024. https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-bleeding/ |