mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu

Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

14/10/2024 210 lượt xem

Trong suốt thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau dạ dày. Những cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến mẹ ngày càng lo lắng cho sức khỏe thai nhi. Nhưng liệu nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và có cách nào giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về trường hợp mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ bầu có cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

Có tiền sử đau dạ dày

Mẹ bầu có tiền sử đau dạ dày hoặc mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược, lại rất dễ tái phát tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Những thay đổi nội tiết, tâm trạng lo lắng, căng thẳng thai kỳ có thể khiến bệnh trở nặng hơn.

Nồng độ progesterone tăng cao

Khi mang thai, hormone progesterone tăng cao giúp duy trì sự phát triển của thai nhi, nhưng lại gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ. Progesterone làm giãn cơ vòng thực quản và giảm sự co bóp của dạ dày, khiến thức ăn tiêu hóa chậm hơn. Vì thế mẹ bầu có thể gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nặng hơn là đau dạ dày.

Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu
Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu

Ốm nghén, nôn nhiều

Ốm nghén và nôn mửa là tình trạng phổ biến trong 4 tháng đầu thai kỳ. Khi nôn quá nhiều, axit dạ dày có thể kích thích lớp niêm mạc tiêu hóa, gây tổn thương và đau. Ngoài ra, việc ăn uống không đủ thời kỳ này cũng làm dạ dày tiết nhiều axit hơn, làm tăng nguy cơ đau.

Tử cung giãn nở

Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ bắt đầu giãn nở. Việc này gây áp lực lên thành tiêu hóa, bao gồm cả dạ dày. Áp lực vừa chèn ép dạ dày, vừa làm chậm quá trình tiêu hóa và làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, đau dạ dày.

Ăn đồ chua cay

Một số mẹ bầu khó bỏ thói quen ăn đồ chua cay khi mang thai, thậm chí thời kỳ ốm nghén lại càng ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, những thực phẩm này hoàn toàn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm cơn đau dạ dày có xu hướng trầm trọng hơn.

Căng thẳng khi mang thai

Nguyên nhân này liên quan đến yếu tố tâm lý của mẹ bầu. Khi mẹ thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết axit dạ dày, làm kích thích niêm mạc dạ dày và dẫn đến đau. Ngoài ra, khi tâm trạng không tốt, khả năng tiêu hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Mẹ bầu có thể bị khó tiêu, táo bón hoặc đau dạ dày.

Biện pháp giúp nhanh giảm đau dạ dày cho bà bầu

Khi bị đau dạ dày, có một số phương pháp có thể giúp mẹ giảm đau an toàn, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như:

  • Xoa bụng, thượng vị: Dù tác động từ bên ngoài nhưng xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng trên có thể giảm nhanh những cơn đau. Mẹ nên nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng và xoa bóp khoảng 3 – 5 phút. Thỉnh thoảng mẹ dùng ngón cái ấn lên vị trí bụng đau. Nếu cơn đau có dấu hiệu đỡ dần thì tiếp tục massage cho đến khi dịu hẳn.
  • Chườm ấm:  Hơi ấm giúp làm giãn nở mạch máu vùng thượng vị, giảm sự co bóp và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa được thuận lợi hơn. Mẹ nên chọn khăn ấm hoặc túi chườm khoảng 50 – 60 độ C và chườm từ 10 – 20 phút.
  • Uống nước ấm: Một cốc nước ấm cũng có thể là biện pháp giảm đau dạ dày hữu hiệu. Khi bổ sung nước, dịch vị dạ dày sẽ bị pha loãng, từ đó giảm bớt tác động lên thành dạ dày, góp phần giảm cảm giác đau.
  • Uống nghệ mật ong: Với mẹ bầu thường xuyên bị đau dạ dày thì nghệ mật ong nên luôn được thủ sẵn trong nhà. Trong nghệ chứa nhiều curcumin giúp trung hòa nồng độ axit và làm lành vết thương. Mật ong giúp tăng khả năng chống chịu của dạ dày. Mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện, mẹ hãy pha 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong vào nước ấm, khuấy đều và có thể dùng luôn.
  • Sử dụng thuốc: Nếu những biện pháp phía trên không cải thiện thì bắt buộc mẹ phải đến cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc gần nhất để dùng giảm đau hoặc các thuốc điều trị nhanh triệu chứng có liên quan. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu
Một số biện pháp giúp giảm đau dạ dày nhanh chóng

Mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu: Ăn gì và không ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau và phòng ngừa đau dạ dày ở mẹ bầu. Dưới đây là danh sách những thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn trong thai kỳ:

  • Rau xanh và trái cây: Không chỉ là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, rau xanh và trái cây còn chứa lượng chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, lượng nước trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng trung hòa axit dạ dày, từ đó giúp giảm tỷ lệ dư thừa dịch tiêu hóa, làm dịu cơn đau dạ dày khó chịu [1]What are the best foods to aid digestion? Ngày truy cập: 30/9/2024.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
    .
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá thu, óc chó, hạnh nhân, bơ,… rất giàu omega-3. Dưỡng chất này có tác dụng phục hồi những tổn thương trong viêm loét, chống sưng viêm hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Bên cạnh chức năng cung cấp năng lượng cho ngày dài của mẹ bầu, tinh bột còn hỗ trợ kiểm soát cơn đau dạ dày. Bởi chúng có khả năng thấm hút lượng dịch axit dạ dày dư thừa đồng thời làm dày lớp nhớt trong niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày mẹ bầu nên đảm bảo uống đủ 2 lít nước. Lượng nước này cũng góp phần trung hòa axit dạ dày, làm giảm cơn đau trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh một số nhóm thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ gây đau dạ dày như:

  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày và làm trầm trọng thêm triệu chứng đau rát, thậm chí gây tiêu chảy [2]Why Eating Spicy Food Can Give You Diarrhea. Ngày truy cập: 30/9/2024.
    https://www.verywellhealth.com/why-does-spicy-food-cause-diarrhea-1088717
    .
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán: Nhóm thực phẩm này dễ tăng gánh nặng cho dạ dày và cũng không hề dễ tiêu hóa. Chúng khiến mẹ bị khó tiêu, đau tức và mang đến nhiều tác hại cho tim mạch.
  • Thực phẩm có tính axit cao: Cam, quýt, cà chua, chanh,… với vị chua có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết dịch. Chính vì vậy nếu mẹ có nguy cơ hoặc đang bị đau dạ dày, khi dùng thực phẩm này sẽ làm tăng sự khó chịu và mức độ cơn đau [3]Pregnancy Discomforts. Ngày truy cập: 30/9/2024.
    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/pregnancy-pains
    .
mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu
Những lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau dạ dày

Những lưu ý giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau dạ dày

Ngoài những điều cần chú ý về thực phẩm, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng cần được cải thiện và duy trì để giảm đau dạ dày. Mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

  • Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no trong một lần để không gây áp lực lên dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng khó tiêu.
  • Hạn chế ăn ngay trước khi đi ngủ. Thay vào đó, mẹ nên ăn trước giờ ngủ ít nhất 2 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hóa.
  • Tránh căng thẳng và lo âu quá mức: Mẹ có thể tham khảo những bài tập thở sâu, yoga, thiền định để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giải tỏa tinh thần.
  • Giữ tư thế nằm nghỉ sau bữa ăn: Nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa axit bị trào ngược.

Như vậy, mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng không hiếm gặp và hoàn toàn có thể khắc phục nếu mẹ biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Để tìm hiểu thêm nhiều bí quyết giữ thai kỳ khỏe mạnh khác, mẹ có thể truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 What are the best foods to aid digestion? Ngày truy cập: 30/9/2024.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326596
2 Why Eating Spicy Food Can Give You Diarrhea. Ngày truy cập: 30/9/2024.
https://www.verywellhealth.com/why-does-spicy-food-cause-diarrhea-1088717
3 Pregnancy Discomforts. Ngày truy cập: 30/9/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/pregnancy-pains

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫