ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Cách chăm sóc vết thương

23/08/2024 999 lượt xem

Đối với các mẹ sinh thường rạch tầng sinh môn, bên cạnh việc chăm sóc, vệ sinh, mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để vết thương nhanh lành. Vậy ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn sau 2 – 4 tuần sẽ tự lên da non và liền lại. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người. Đối với những người có cơ địa yếu hơn, quá trình lành vết khâu tầng sinh môn có thể kéo dài tới 12 tuần. Để vết khâu nhanh lành, các mẹ phải chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết thương đúng cách.

vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Bên cạnh việc chăm sóc, vệ sinh vết khâu tầng sinh môn, mẹ sau sinh còn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để vết khâu nhanh hồi phục. Những thực phẩm mẹ nên ăn để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương gồm có:

  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Protein rất cần thiết trong việc duy trì và sửa chữa các mô cơ thể. Sản phụ rạch tầng sinh môn cần bổ sung đầy đủ thức ăn chứa nhiều protein như các loại thịt bò, thịt lợn,… để vết thương nhanh lành.
  • Các loại trái cây: Đây là những nguồn thực phẩm chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt vitamin C, vitamin E có tác dụng hiệu quả trong việc tái tạo collagen cho da. Việc bổ sung các loại trái cây giúp hấp thu dễ dàng các khoáng chất khác, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương [1]Vitamin C: a wound healing perspective. Truy cập ngày 14/8/2024.
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24796079/
    . Một số loại rau xanh và trái cây mà mẹ nên ăn như: dâu tây, cà chua, xoài, đu đủ,…
  • Thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12: 3 loại khoáng chất này có vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương [2]The role of iron in the skin and cutaneous wound healing. Truy cập ngày 14/8/2024.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4091310/
    . Sắt và acid folic thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu và mô mỡ. Vitamin B12 giúp quá trình trao đổi chất và các liên kết mô vết thương diễn ra nhanh hơn. Với các nhóm chất này, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như: bông cải, phô mai, đậu mầm, giá đỗ, đậu xanh, cải bó xôi,…
  • Tinh bột nguyên cám: Tinh bột nguyên cám bổ sung các vitamin và dưỡng chất cần thiết có tác dụng trong việc tái tạo mô, liên kết với tế bào cũ giúp mau lành vết thương. Mẹ nên bổ sung vào bữa ăn của mình các loại thực phẩm như cơm, các sản phẩm từ bột mì, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một trong những vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương [3]Zinc in Wound Healing Modulation. Truy cập ngày 14/8/2024.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5793244/
    . Kẽm giúp tổng hợp protein giúp hình thành tế bào mô. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, ngũ cốc,…

Nhìn chung, mẹ sau sinh nên ăn uống đa dạng và đầy đủ chất để vết khâu tầng sinh môn mau lành, không nên quá kiêng khem nhiều vì có thể khiến mẹ thiếu hụt chất dinh dưỡng sau sinh.

thực phẩm giúp tầng sinh môn mau lành

Những thực phẩm cần tránh để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Mặc dù mẹ sau sinh phải khâu tầng sinh môn được khuyên nên ăn uống đa dạng, tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mẹ không nên ăn nhiều để tránh ảnh hưởng xấu tới vết thương bao gồm:

  • Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Chất béo chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vết khâu tầng sinh môn lâu lành ở sản phụ sau sinh. Nguyên nhân là do khi chất béo đi vào cơ thể sẽ làm giảm tốc độ chuyển hoá và tái tạo tế bào mô. Vết khâu tầng sinh môn sẽ lâu lành, thậm chí gây nên tình trạng buốt rát, nhiễm trùng do chất béo có thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở đường ruột.
  • Các loại thực phẩm cay nóng: Đồ ăn cay có thể khiến cho sản phụ khâu tầng sinh môn bị sưng đỏ và đau rát ở vết thương. Do đó để an toàn cho vết khâu thì mẹ không nên ăn đồ ăn quá cay nóng.
  • Thực phẩm có khả năng gây sẹo: Thông thường, chỉ khâu tầng sinh môn sau một thời gian sẽ tự tiêu và vết khâu sẽ gần như lành hoàn toàn, thậm chí nhiều mẹ bầu còn không cảm nhận được vết sẹo tầng sinh môn. Để tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm có khả năng để lại sẹo lồi như: thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản,…
  • Những thực phẩm quá cứng hoặc quá dai: Những thực phẩm này sẽ khiến cho mẹ dễ bị táo bón, khó tiêu hoá, gây khó khăn cho việc đi đại tiện và làm ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn, thậm chí gây rách vết thương.
  • Chất kích thích, rượu bia: Đồ uống có cồn, chất kích thích làm suy giảm hệ miễn dịch ở mẹ sau sinh, ảnh hưởng xấu đến tốc độ làm lành của vết khâu tầng sinh môn.

kiêng ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn và nên tránh đối với sản phụ sinh thường rạch tầng sinh môn, mẹ bỉm cũng cần biết cách chăm sóc và vệ sinh để vết khâu tầng sinh môn mau lành giúp mẹ có thể nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại.

Cách rửa vết khâu tầng sinh môn

  • Để vết khâu tầng sinh môn nhanh lành, hãy giữ vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo. Mẹ bỉm nên sử dụng nước sạch đã đun sôi để nguội pha loãng với muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng sau sinh để rửa vùng kín.
  • Khi vệ sinh, mẹ nên xả nước từ từ bằng nước ấm từ trên xuống dưới giữa hai chân. Mẹ nên rửa ít nhất 3 lần mỗi ngày, nhất là sau khi đi tiểu để ngăn nước tiểu gây nhiễm trùng vết thương, tránh cảm giác xót hoặc buốt do nước tiểu, sau đó thấm khô vùng kín bằng khăn mềm.
  • Mẹ nên lau khô vùng kín từ trước ra sau, không nên làm ngược lại để tránh nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Trong quá trình lành, vết khâu tầng sinh môn có thể gây sưng đau một thời gian. Dưới đây là một số cách để mẹ có thể giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiệu quả:

  • Chườm lạnh: Đây là phương pháp giúp mẹ giảm đau và giảm viêm sưng vết khâu tầng sinh môn. Mẹ có thể ngồi vào bồn nước lạnh, dùng miếng gạc lạnh hoặc chườm 1 túi đá lạnh lên vết khâu, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu vết khâu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý về việc dùng thuốc, tránh làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho con bú.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi: Nếu việc ngồi đè lên vết khâu khiến mẹ cảm thấy đau đớn, mẹ nên điều chỉnh lại tư thế chuyển sang nằm nghiêng hoặc ngồi trên đệm hơi để có thể điều chỉnh được sự căng phồng và tiếp xúc.

Mẹ nên thường xuyên quan sát vết khâu tầng sinh môn. Nếu phát hiện ra những biểu hiện bất thường như sưng tấy đỏ, mưng mủ, hở vết khâu, chảy dịch từ vết khâu,…, mẹ cần tới bác sĩ ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Để vết khâu tầng sinh môn mau lành và nhanh liền sẹo, mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều sau:

  • Nằm nghiêng khi ngủ: Việc nằm nghiêng khi ngủ giúp giảm áp lực lên vết khâu tầng sinh môn, tăng tốc độ làm lành vết khâu.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Trong thời gian vết khâu tầng sinh môn chưa hồi phục hoàn toàn, tuyệt đối không quan hệ tình dục. Việc quan hệ trong thời gian này dễ khiến cho vết khâu bị rách và nhiễm trùng gây nguy hiểm cho mẹ.
  • Mẹ nên sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi, thoải mái và có eo cao để bảo vệ vết khâu một cách tốt nhất.
  • Mẹ nên thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ không nên vận động mạnh để tránh làm rách vết khâu tầng sinh môn. Mẹ có thể tập một số bài tập sàn chậu để giúp vết khâu nhanh lành.
  • Ăn uống lành mạnh tránh táo bón làm ảnh hưởng đến vết khâu.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cho các mẹ thắc mắc “ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành”. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thể biết cách chăm sóc để vết khâu nhanh hồi phục. Hãy theo dõi https://ferrolip.vn/ để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về mang thai và sinh con nhé!

References

References
1 Vitamin C: a wound healing perspective. Truy cập ngày 14/8/2024.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24796079/
2 The role of iron in the skin and cutaneous wound healing. Truy cập ngày 14/8/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4091310/
3 Zinc in Wound Healing Modulation. Truy cập ngày 14/8/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5793244/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫