Uống thuốc sắt cần kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

17/08/2023 1101 lượt xem

Sắt là khoáng chất quan trọng nhưng cơ thể không tự tổng hợp và rất khó hấp thu. Do đó để đảm bảo cơ thể có đủ sắt, bạn cần bổ sung từ thực phẩm hàng ngày và các loại thuốc sắt. Đồng thời bạn cần chú ý quá trình sử dụng để không xuất hiện tác dụng phụ. Vậy uống thuốc sắt cần kiêng gì? Các lưu ý sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.  

Sau uống thuốc sắt cần kiêng gì?

Sau uống thuốc sắt cần kiêng gì? Thực tế, bạn không cần phải kiêng gì khi uống sắt. Những thực phẩm sau có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của sắt nên bạn chỉ cần hạn chế bổ sung ngay sau khi uống sắt.

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Các nghiên cứu đã chỉ ra, cơ thể hấp thu canxi và sắt bởi cùng một thụ thể. Do đó nếu dùng hai khoáng chất này cùng lúc, khả năng cao sẽ xảy ra cạnh tranh hấp thu. Thực chất, trong “cuộc chiến này”, canxi chiếm ưu thế hơn, do đó làm giảm hấp thu của sắt.

Uống thuốc sắt cần kiêng gì?
Uống thuốc sắt cần kiêng gì?

Hậu quả là sắt mới uống vào không được chuyển hóa, dẫn đến dư thừa trong các cơ quan nội tạng. Các triệu chứng ban đầu của thừa sắt thường là buồn nôn, đau dạ dày và nôn mửa. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, lượng sắt tích lũy sẽ gây độc cho gan thận, gây suy gan, thận và nặng nhất là tổn thương não và tử vong [1]Calcium and iron absorption–mechanisms and public health relevance. Ngày truy cập: 24/7/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21462112/
.

Thực phẩm chứa nhiều oxalat

Nhóm thực phẩm thứ hai không nên dùng sau khi uống thuốc sắt đó là thực phẩm chứa oxalat. Điển hình trong nhóm này là rau bina, đậu bắp, socola,… Đó là do cơ chế tạo phức sắt oxalat ngay khi hai chất này gặp nhau. Vì vậy cơ thể không những không thể hấp thu sắt mà phức hợp này còn lắng đọng ngay trong ruột hoặc thận. Từ đó bạn dễ mắc các bệnh đường tiết niệu.

Thực phẩm chứa nhiều tanin

Trà, táo, nước trái cây thuộc nhóm giàu tanin. Tương tự oxalat, thực phẩm chứa tanin cũng tạo phức hợp với chất sắt. Do đó lượng sắt cơ thể hấp thu được bị suy giảm đồng thời gây hại đến cơ quan nội tạng do phức hợp lắng đọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu uống trà sau khi dùng sắt có thể giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể đến 62% [2]The Impact of Tannin Consumption on Iron Bioavailability and Status: A Narrative Review. Ngày truy cập: … Continue reading.

Sắt sinh học Ferrolip hấp thu tốt hơn 4,7 lần sắt truyền thống

Bổ sung sắt sinh học Ferrolip – hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Nếu như các dòng sắt khác thường được khuyên uống khi bụng rỗng sẽ hấp thu cao nhất. Tuy nhiên, điều này lại không tốt với những người có cơ địa dễ bị kích ứng hệ tiêu hoá. Do đó, sắt sinh học Ferrolip sẽ là một giải pháp bổ sung sắt hấp thu cao cho mọi người.

Sắt sinh học Ferrolip - hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn
Sắt sinh học Ferrolip – hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Sắt sinh học Ferrolip được bao bởi lớp màng liposome – có cấu tạo giống với màng tế bào. Nhờ đó, khi vào cơ thể, các phân tử sắt không tiếp xúc trực tiếp với dịch vị, thức ăn nên hấp thu tốt vào cơ thể:

  • Hấp thu cao gấp 4,7 lần muối sắt hữu cơ truyền thống.
  • Hạn chế tình trạng nóng trong, nổi mụn, kích ứng dạ dày khi uống.
  • Hương chanh thanh mát, dạng buccal tan trực tiếp trong miệng phù hợp với nhiều người sử dụng.

Giải đáp 5 thắc mắc khi bổ sung sắt

Trong quá trình sử dụng sắt, có không ít câu hỏi được gửi về. Phần này, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất.

Uống sắt có nóng không?

Việc uống sắt có nóng không phụ thuộc vào thể trạng và loại sắt mà bạn sử dụng. Thông thường, khi bị nóng, cơ thể xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

  • Dạ dày co thắt và đau âm ỉ.
  • Đại tiện ra máu.
  • Nổi mụn, nhiệt miệng hoặc lở miệng.
  • Táo bón.

Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm như bị đau dạ dày, trào ngược, phụ nữ mang thai thì tình trạng nóng trong xuất hiện thường xuyên hơn. Đó là lý do việc lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với thể chất là cực kỳ quan trọng.

Uống sắt có gây táo bón không?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sắt. Táo bón có nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Sắt bị dư thừa: Cơ thể phản ứng đào thải sắt tồn dư bằng đường phân hoặc nước tiểu. Chính điều này tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa nên bạn dễ bị táo bón hơn.
  • Không uống đủ nước: Nước là môi trường cần thiết để cơ thể chuyển hóa sắt. Khi không cung cấp đủ nước, tình trạng táo bón sẽ xảy ra.
  • Thay đổi hormone: Nguyên nhân này thường gắn với chị em đang mang thai. Bởi sử thay đổi đột ngột hormone tác động đến hoạt động của đường ruột. Vì vậy việc đào thải sắt dư thừa khó khăn hơn nên gây táo bón.

Tuy nhiên, khi lựa chọn đúng loại sắt và uống đúng cách, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được điều này.

Uống sắt có bị nổi mụn không?

Nguyên nhân nổi mụn thường do uống sắt gây nóng trong hoặc dư thừa. Sắt dư thừa ảnh hưởng đến việc sử dụng carbs của cơ thể, đồng thời gây tình trạng kháng insulin. Khi lượng insulin trong cơ thể tích trữ quá cao, các tuyến bã nhờn bị kích thích. Hậu quả là da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông bị bít tắc và gây mụn.

Uống sắt có đẹp da không?

Uống sắt đẹp da hay không tùy thuộc cơ địa mỗi người. Có người uống sắt bị nóng trong nên mặt nổi mụn nhiều. Nhưng nhiều trường hợp, uống sắt khắc phục tình trạng thiếu máu, do đó da trở nên hồng hào hơn. Khí huyết lưu thông tốt tạo điều kiện cho tóc, móng phát triển khỏe mạnh.

Uống sắt bao lâu thì ngưng?

Với mỗi đối tượng khác nhau, liều lượng và thời gian sử dụng sắt cũng khác nhau:

  • Trẻ em: Trẻ em trong tuổi phát triển, tuổi dậy thì nhu cầu sắt cao hơn, sử dụng thường xuyên hơn. Bởi các bé cần sắt để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ quá trình phát triển thể chất và tinh thần.
  • Bà bầu: Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu cần uống sắt liên tục từ trước khi mang thai 1 – 3 tháng. Sau đó chị em tiếp tục bổ sung sắt trong suốt thai kỳ và đến sau sinh ít nhất 6 tháng.
  • Người lớn: Nhu cầu sử dụng sắt của người lớn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, thể chất, thậm chí tình hình kinh tế. Với một người khỏe mạnh, sắt được khuyến khích bổ sung trong vòng 3 tháng, sau đó nghỉ khoảng 2 tháng và tiếp tục sử dụng lại.

  • Người mắc bệnh thiếu sắt: Thời gian dùng sắt khuyến khích cho đối tượng này là 3 – 6 tháng, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, uống thuốc sắt cần kiêng gì, ăn gì và chú ý điều gì đã được liệt kê chi tiết trong bài viết trên đây. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin thú vị về bổ sung sắt, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 Calcium and iron absorption–mechanisms and public health relevance. Ngày truy cập: 24/7/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21462112/
2 The Impact of Tannin Consumption on Iron Bioavailability and Status: A Narrative Review. Ngày truy cập: 24/7/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5998341/#:~:text=It%20is%20accepted%20that%20tannins,common%20(15%E2%80%9317)).

Rau củ quả chứa nhiều chất xơ

Đa phần với các vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp gia tăng khả năng hấp thu, hạn chế táo bón. Tuy nhiên, với chất sắt lại ngược lại. Bởi chất xơ có thể kết hợp với các phân tử sắt thành phức hợp. Những hợp chất này không tan và tiếp tục lắng đọng trong cơ thể mà không thể hấp thu.

Thực phẩm cay nóng

Ăn cay nóng không chỉ làm giảm hấp thu sắt mà còn làm tăng tác dụng phụ. Đó là do những gia vị cay sẽ kích thích dạ dày hoạt động, cơ thể tăng hấp thu nước. Vì vậy bạn thường cảm thấy nóng trong người và dễ bị táo bón sau khi ăn đồ cay nóng. Trong khi đó, táo bón là tác dụng phụ thường gặp khi uống sát. Khi bạn kết hợp uống sắt và ăn đồ cay khiến tình trạng táo bón dễ xảy ra và nặng nề hơn so với bình thường.

Đồ ăn cay nóng làm giảm khả năng hấp thu sắthttps://ferrolip.vn/wp-content/uploads/2023/08/image4-2-300x200.jpg 300w" sizes="(max-width: 750px) 100vw, 750px" />
Đồ ăn cay nóng làm giảm khả năng hấp thu sắt

Các loại thuốc tây

Rất nhiều loại thuốc tây được xem là “kiêng kỵ” khi uống với sắt. Thuốc kháng sinh tiết niệu, thuốc hạ cholesterol (như cholestyramine và colestipol) là những cái tên hàng đầu trong danh sách này. Chúng làm giảm hấp thu sắt hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng.

Có thể thấy sắt tương tác với nhiều thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng sắt một cách an toàn – hiệu quả, bạn nên hạn chế dùng thực phẩm hoặc thuốc nào khác cùng với sắt trong vòng ít nhất 1 tiếng.

Hướng dẫn bổ sung sắt hiệu quả nhất

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, bạn cũng cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng sắt:

  • Lựa chọn sắt dễ hấp thu: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sắt với đa dạng dạng bào chế: sắt vô cơ, sắt hữu cơ, sắt sinh học, sắt dạng viên, sắt dạng nước, dạng bột,… Bạn nên lựa chọn sắt dễ hấp thu để hạn chế tối đa tình trạng lắng đọng và tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.
  • Tuân thủ đúng liều lượng: Khi thiếu sắt, cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu sắt, dễ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… – dấu hiệu điển hình của thiếu máu. Khi thừa sắt, hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thừa sắt giai đoạn muộn khác là giảm ham muốn, tiểu đường, suy tim,… Vì vậy tuân thủ đúng liều là điều cực kỳ quan trọng.
  • Tuyệt đối không uống buổi tối: Đây là thời điểm cơ thể khó hấp thu sắt. Do đó nếu dùng sắt buổi tối, bạn có thể bị nóng trong người hoặc khó ngủ.
  • Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu sắt: Uống thuốc sắt thôi là chưa đủ, bạn vẫn cần bổ sung sắt từ thức ăn hàng ngày. Đây là dạng sắt dễ hấp thu, giúp đảm bảo đáp ứng nhu cầu sắt cơ thể tốt hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có trong cam, quýt, kiwi,… là chất tăng cường hấp thu sắt, đồng thời giảm tác động của oxalat, tanin đối với sắt. Dù vitamin C vẫn tạo phức hợp với sắt, nhưng phức hợp này tan dễ dàng trong môi trường kiềm ở tá tràng. Do đó, quá trình sử dụng sắt tốt hơn ((How to Increase the Absorption of Iron from Foods. Ngày truy cập: 24/7/2023. https://www.healthline.com/nutrition/increase-iron-absorption

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫