Sữa là thức uống không thể thiếu của các mẹ bầu khi mang thai. Tuy nhiên rất nhiều mẹ đang băn khoăn rằng uống sắt với sữa được không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cùng Ferrolip nhé!
Mẹ bầu uống sắt với sữa được không?
Mẹ bầu uống sắt với sữa được không? Mẹ bầu không nên uống sắt cùng với sữa. Sữa là thức uống giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là giàu canxi. Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng, cơ thể hấp thụ canxi và sắt trên cùng một thụ thể. Vì thế, nếu sử dụng đồng thời 2 dưỡng chất này sẽ dẫn đến cạnh tranh hấp thu. Việc này khiến sắt không thể hấp thu vào cơ thể hoặc chỉ một lượng rất nhỏ được hấp thu [1]The effect of calcium consumption on ironabsorption and iron status. Ngày truy cập 10/09/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12455225/.
Những thực phẩm không kết hợp cùng sắt
Khi bổ sung chất sắt cho cơ thể cần lưu ý một số loại thực phẩm không được kết hợp cùng sắt như:
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi và sắt là 2 chất cạnh tranh hấp thu khi sử dụng đồng thời. Vì thế bạn không nên uống canxi hoặc bổ sung các thực phẩm giàu canxi cùng thời điểm với sắt. Các thực phẩm chứa canxi nên tránh khi uống sắt là: sữa đặc biệt là sữa chua, phomai,…
- Thực phẩm chứa phytate: Phylates là chất có trong lúa mì nguyên hạt, gạo. Phytates khi gặp sắt sẽ liên kết tạo nên một phức hợp trong đường tiêu hóa gây cản trở quá trình hấp thu chất sắt của cơ thể.
- Thực phẩm chứa polyphenol: Cacao và cafe là những nguồn thực phẩm giàu polyphenol có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt vào cơ thể. Theo nghiên cứu, cacao có thể ngăn chặn 90% quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể và ly cà phê có thể cản trở sự hấp thụ sắt đến 60%.
- Thực phẩm chứa tanin: Rượu, bia, nước hoa quả thuộc nhóm giàu tanin. Tanin sẽ tạo phức hợp với chất sắt khiến lượng sắt hấp thu vào cơ thể bị giảm đồng thời ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng bởi phức hợp bị lắng đọng. Nếu uống trà khi mới uống sắt xong có thể giảm sự hấp thu sắt của cơ thể lên tới 62% [2]Effect of tea and other dietary factors on iron absorption. Ngày truy cập 10/09/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11029010/.
Hướng dẫn bổ sung sữa bầu và sắt tốt nhất cho mẹ bầu
Bổ sung sữa bầu và sắt đầy đủ là rất cần thiết đối với các mẹ khi mang bầu. Dưới đây là hướng dẫn bổ sung sữa bầu và sắt tốt nhất cho mẹ bầu chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia:
Uống sắt bao lâu thì uống sữa?
Để đảm bảo sự hấp thu sắt không bị cản trở bởi các khoáng chất khác, mẹ bầu không nên uống sắt cùng lúc với sữa. Sau khi uống sắt, ít nhất 2 tiếng nữa mẹ mới được uống sữa vì đây là thời gian tối thiểu để lượng sắt có thể nhanh chóng hấp thu vào cơ thể tiếp theo là tiếp nhận sữa. Tốt nhất mẹ nên uống sắt vào buổi trưa, sữa vào sáng hoặc chiều tối để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Cách uống sữa bầu hiệu quả
Kinh nghiệm uống sữa bầu hiệu quả dành cho các mẹ đang trong thời gian mang thai là:
- Lựa chọn dòng sữa chất lượng, an toàn và ít đường: Thị trường sữa bầu hiện nay rất đa dạng với rất nhiều các dòng sữa khác nhau. Mẹ bầu hãy chọn các thương hiệu sữa có uy tín, chứng nhận an toàn và mua sữa bầu ở những cửa hàng uy tín. Ngoài ra, mẹ cũng nên mua loại sữa bầu ít đường để phòng tránh mắc tiểu đường thai kỳ.
- Bổ sung sữa vào các bữa phụ, không dùng thay thế bữa chính: Mẹ bầu nên uống sữa vào các bữa phụ, không dùng thay thế cho bữa ăn chính. Tuy sữa bầu bầu bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng mẹ không được dùng thay thế bữa chính.
- Không uống quá nhiều: Uống sữa quá nhiều làm cơ quan tiêu hóa hoạt động quá tải dễ khiến đầy bụng và khó tiêu. Hơn nữa, uống quá nhiều sữa cũng gây tăng khả năng bị thừa cân cho cả mẹ và thai nhi.
Cách bổ sung sắt hiệu quả
Cách bổ sung sắt hiệu quả cao được chuyên gia khuyến cáo:
- Lựa chọn dòng sắt hấp thu cao, hạn chế tác dụng phụ: Quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thức ăn, acid dịch vị, cơ địa từng người… khiến sắt không thể hấp thu hết lượng bổ sung vào. Do đó bạn nên lựa chọn dòng sắt có khả năng hấp thu tốt. Nếu sắt không hấp thu hết sẽ bị lắng đọng gây nên nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
- Uống sắt vào sáng hoặc trưa, không uống vào chiều tối: Theo khuyến cáo, bạn nên uống sắt vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Bởi sau một giấc ngủ kéo dài thì lượng sắt trong cơ thể đang hạ xuống thấp nhất. Đây cũng là lúc cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng nhất. Không nên uống sắt vào buổi chiều tối bởi đây là thời điểm các cơ quan hoạt động chậm lại, sự tiêu hóa trao đổi chất cũng chậm hơn, dễ khiến sắt bị lắng đọng.
- Uống nhiều nước: Khi bổ sung sắt, mẹ phải uống nhiều nước để phòng tránh táo bón. Đặc biệt, mẹ bầu hãy nhớ chỉ được uống nước đun sôi để nguội, tránh uống trà hay cà phê bởi đây là thức uống sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
- Bổ sung sắt kết hợp các thực phẩm giàu sắt: Bên cạnh việc bổ sung sắt bằng viên uống, mẹ nên bổ sung sắt từ thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, rau cải xanh,…
Hướng dẫn bổ sung sữa và sắt cho bà bầu
Bổ sung sắt sinh học Ferrolip hấp thu cao cho mẹ bầu
Sắt sinh học Ferrolip là sản phẩm có khả năng hấp thu cao cho mẹ bầu được ưa chuộng hiện nay. Với kích thước rất nhỏ của hạt cầu liposome giúp làm tăng khả năng hòa tan của sắt sinh học Ferrolip. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy Ferrolip có khả năng hấp thu cao hơn 4,7 lần những loại sắt truyền thống trên thị trường.
Hơn nữa, sắt sinh học Ferrolip còn có nhiều ưu điểm vượt trội mà những sản phẩm sắt truyền thống không có được bao gồm:
- Màng bao liposome che giấu hoàn toàn vị tanh vốn có của sắt, không gây tác dụng không mong muốn như nóng trong người, táo bón.
- Khả năng thu sắt hiệu quả không cần sử dụng kết hợp cùng vitamin C.
- Gói bột có hương chanh thơm mát tự nhiên tạo cảm giác ngon miệng, không hề để lại dư vị kim loại khó chịu.
- Dạng buccal tan ngay trong miệng mà không cần phải uống với nước.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống sắt với sữa được không. Nếu cần tư vấn thêm các vấn đề khác, vui lòng truy cập vào website ferrolip.vn hoặc gọi điện đến hotline 1900 636 985!
References
↑1 | The effect of calcium consumption on ironabsorption and iron status. Ngày truy cập 10/09/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12455225/ |
---|---|
↑2 | Effect of tea and other dietary factors on iron absorption. Ngày truy cập 10/09/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11029010/ |