hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai các mức độ

12/11/2024 576 lượt xem

Bóc tách túi thai là một trong những hiện tượng được đánh giá là nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi hoàn chỉnh. Hiện tượng này có thể quan sát được thông qua hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai. Vậy nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bóc tách túi thai là gì? Nguyên nhân & dấu hiệu bóc tách

Bóc tách túi thai là hiện tượng nguy hiểm trong thai kỳ, xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ túi thai bị tách khỏi niêm mạc tử cung trước khi thai phát triển hoàn chỉnh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc thai lưu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Trong quá trình mang thai, túi thai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai. Vì thế khi xảy ra hiện tượng bóc tách, nguồn cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ suy giảm sức khỏe em bé. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bóc tách túi thai, bao gồm: [1]Placental Abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9435-placental-abruption

  • Bất thường tử cung: Túi thai có dị dạng hoặc vấn đề về cấu trúc như tử cung hình đôi hoặc vách ngăn tử cung, do đó hiện tượng bóc tách túi thai có thể xảy ra.
  • Mẹ bị bệnh mạn tính: Những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường hoặc tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ bóc tách.
  • Chấn thương: Các tác động vật lý như ngã hoặc tai nạn có thể gây áp lực lên tử cung, dẫn đến bóc tách.
  • Rối loạn đông máu: Một số thai phụ có vấn đề về đông máu dễ giảm khả năng giữ túi thai an toàn trong tử cung.
  • Căng thẳng hoặc lo âu: Những cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tăng nguy cơ bóc tách.
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai

Các dấu hiệu của bóc tách túi thai thường rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thai kỳ khác. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng sau, mẹ bầu cần thăm khám ngay lập tức: [2]Placental abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/placental-abruption/symptoms-causes/syc-20376458

  • Ra máu âm đạo: Một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bóc tách túi thai là chảy máu, từ hồng nhạt đến đỏ thẫm, có thể kèm theo cục máu đông.
  • Đau bụng dưới: Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, có thể kèm theo cảm giác đau nhức ở lưng dưới.
  • Cảm giác nặng ở bụng dưới: Mẹ có thể cảm thấy vùng bụng dưới nặng và khó chịu.
  • Giảm các triệu chứng thai nghén: Nếu mẹ nhận thấy các triệu chứng thai nghén như buồn nôn, mệt mỏi giảm đi, đó có thể là dấu hiệu túi thai đang gặp vấn đề.

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai các mức độ

Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán hiện tượng bóc tách túi thai. Dưới đây là các mức bóc tách túi thai và hình ảnh siêu âm mô tả tình trạng này: [3]Placental Abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482335/

Mức độ 1 – Bóc tách nhẹ: Đây là mức độ nhẹ nhất, khi túi thai chỉ bóc tách một phần rất nhỏ, thường dưới 10%. Thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường nếu được theo dõi và chăm sóc cẩn thận. Trong hình ảnh siêu âm, túi thai chỉ hơi lệch khỏi vị trí nhưng không gây ra sự thay đổi trong hình ảnh dạng tử cung. Trong hình ảnh siêu âm, có thể thấy một vệt mỏng giữa túi thai và thành tử cung.

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi tha 10%
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi tha 10%

Mức độ 2 – Bóc tách trung bình: Ở mức độ này, khoảng 10 – 30% túi thai bị bóc tách khỏi niêm mạc tử cung. Điều này có thể gây ra một số biến chứng nhất định nếu không được chăm sóc đúng cách.

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai 30%
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai trên 30%

Trên hình ở mức độ 2, mẹ có thể thấy túi thai có sự tách biệt rõ ràng hơn, khoảng cách giữa túi thai và tử cung lớn hơn so với mức độ 1. Màu sắc trên siêu âm cũng có thể hiển thị dấu hiệu của máu đông hoặc dịch lỏng quanh túi thai.

Mức độ 3: Bóc tách nghiêm trọng: Mức độ này là mức độ nguy hiểm nhất, khi hơn 50% hoặc toàn bộ túi thai bị bóc tách. Nguy cơ sảy thai rất cao trong trường hợp này. Trên hình ảnh siêu âm, túi thai gần như không còn bám vào thành tử cung, lơ lửng kèm theo hiện tượng đông máu.

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai trên 50%
Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai trên 50%

hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai

hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai

Việc xác định mức độ bóc tách qua siêu âm vô cùng quan trọng để bác sĩ có phương án điều trị và theo dõi phù hợp.

Bóc tách túi thai có chữa khỏi được không?

Việc điều trị bóc tách túi thai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và thời điểm phát hiện. Ở các mức độ nhẹ và trung bình, bóc tách túi thai thường có thể chữa trị và ổn định với các biện pháp can thiệp y tế và chăm sóc thai kỳ cẩn thận. Tuy nhiên, với mức độ bóc tách nghiêm trọng, nguy cơ sảy thai rất cao và việc giữ thai kỳ có thể gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn: Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi để giảm nguy cơ bóc tách tiến triển nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc: Mẹ bầu có thể được kê thuốc giảm co bóp tử cung, thuốc chống đông máu, chống co thắt tử cung, bổ sung sắt và axit folic. Những loại thuốc này sẽ giúp túi thai bám chặt vào thành tử cung và giảm co thắt.
  • Theo dõi thường xuyên: Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra tình trạng bóc tách.

Theo các thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng bóc tách túi thai chỉ chiếm khoảng 10 – 20% tổng số ca thai kỳ, chủ yếu xảy ra trong 12 tuần đầu tiên. Trong đó, các trường hợp bóc tách nhẹ có thể chữa trị được, tỷ lệ lên đến 90%, sau đó giảm dần theo mức độ bóc tách. Vì vậy mẹ bầu cần khám thai đúng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Bị bóc tách túi thai cần đặc biệt lưu ý gì?

Trường hợp mẹ bầu phát hiện túi thai đang bị bóc tách khỏi tử cụng, mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau:

Nghỉ ngơi đặc biệt

Mẹ bầu cần tuân thủ chỉ định nghỉ ngơi từ bác sĩ một cách nghiêm ngặt. Việc di chuyển và vận động mạnh có thể làm tình trạng bóc tách trở nên trầm trọng hơn. Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường, tránh di chuyển, leo cầu thang hoặc ngồi quá lâu.

Ngoài ra, mẹ nên nằm nghiêng bên trái. Tư thế này giúp tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và giảm áp lực lên tử cung. Đồng thời mẹ bầu cần luôn giữ tâm trạng thoải máu, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai
Mẹ bầu bị bóc tách túi thai cần nghỉ ngơi đặc biệt

Dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục của mẹ bầu bị bóc tách túi thai. Một chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ giữ sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

Những dưỡng chất mẹ cần chú ý bao gồm sắt, canxi, axit folic,… Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước để không bị mất nước và hỗ trợ tuần hoàn máu. Các loại thực phẩm chức nhiều muối, đường và thực phẩm chế biến sẵn cũng cần được hạn chế.

Chú ý các dấu hiệu bất thường

Việc theo dõi những dấu hiệu bất thường cũng rất quan trọng. Nếu mẹ xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu bất thường, đau bụng hoặc đau lưng tăng dần hoặc ít cảm nhận được chuyển động của thai thì cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Như vậy, những kiến thức và hình ảnh siêu âm bóc tách túi thai trên chắc hẳn giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng bất thường của thai nhi. Nếu mẹ cần hiểu hơn về hiện tượng này, vui lòng truy cập website ferrolip.vn hoặc gọi điện theo hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!

References

References
1 Placental Abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9435-placental-abruption
2 Placental abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/placental-abruption/symptoms-causes/syc-20376458
3 Placental Abruption. Ngày truy cập: 29/10/2024.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482335/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫