Uống sắt có gây đau dạ dày không? Cách bổ sung sắt chuẩn khoa học nhất

28/10/2023 3511 lượt xem

Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể tạo máu và xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Quá trình hấp thu sắt tại hệ thống tiêu hóa khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng uống sắt có gây đau dạ dày không? Để tìm câu trả lời xác đáng cũng như biết cách bổ sung sắt chuẩn khoa học nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Sắt có vai trò gì với cơ thể?

Sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của con người. Sắt trong cơ thể chủ yếu tồn tại dưới dạng có liên kết với protein (hemoprotein) bao gồm các dạng hợp chất heme (hemoglobin, myoglobin), các enzyme heme hoặc hợp chất nonheme (enzym flavin-sắt, transfer và ferritin [1]Review on iron and its importance for human health. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3999603/
.

Cơ thể cần sắt để làm gì? Dưới các dạng hiện hữu của mình, sắt có những vai trò hết sức quan trọng, có thể kể đến như [2]Iron. Ngày truy cập: 11/10/2023.
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/iron/
.:

  • Tham gia tổng hợp các protein vận chuyển oxy, đặc biệt là hemoglobin – thành phần quan trọng trong máu, giúp máu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan. Gần hai phần ba trữ lượng sắt trong cơ thể hiện diện ở huyết sắc tố. Thiếu sắt làm giảm huyết sắc tố, các cơ quan “đói” oxy và dưỡng chất, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Sắt cũng tham gia cung cấp oxy ở các mô cơ nhờ liên kết với các protein đặc biệt ở cơ – myoglobin, giúp các hoạt động co cơ diễn ra linh hoạt và ổn định.
  • Sắt rất quan trọng cho tăng trưởng khỏe mạnh bộ não ở trẻ em.
  • Đối với phụ nữ mang thai, dự trữ đủ sắt giúp giảm các biến chứng băng huyết sau sinh, sinh non, giảm nguy cơ tử vong,…

Khi sắt được nạp vào cơ thể từ đường tiêu hóa, chúng được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng – đoạn đầu của ruột non. Ở trạng thái vật lý, sắt thường ở dạng sắt ba (+3) và sắt hai (+2). Trong đó, sắt 3 (dạng thường thấy trong thực vật giàu sắt) thường phải được chuyển hóa thành sắt hai để dung nạp. Trạng thái vật lý của sắt khi đi vào tá tràng ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ của nó. Nhờ hoạt động của axit dạ dày  làm giảm lượng sắt 3 tại đoạn đầu ruột non mà sắt hai có thể dễ dàng và nhanh chóng đi qua các tế bào niêm mạc ruột, giúp tăng cường khả năng hòa tan và hấp thu sắt. Đó cũng là lý do khi uống sắt, các chuyên gia khuyến cáo nên uống kèm vitamin C cũng là một dạng axit (axit ascorbic) [3]Review on iron and its importance for human health. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3999603/
.

Uống sắt có gây đau dạ dày không?

Bên cạnh chế độ ăn với thực phẩm chứa nhiều chất sắt, các loại sản phẩm bổ sung sắt cũng thường được mọi người lựa chọn để cung cấp đầy đủ nhất nguồn sắt cho cơ thể. Trên thực tế, lượng sắt trong mỗi lần uống thường rất nhỏ, do đó khả năng gây đau dạ dày là gần như không xảy ra.

Tuy nhiên, cũng không ít bạn đọc cảm thấy khó chịu vùng bụng trên trong thời gian sử dụng sắt. Một số nguyên nhân của gây đau dạ dày khi uống sắt có thể kể đến như:

  • Uống sắt lúc đói: Mặc dù sắt được hấp thu tốt nhất vào lúc dạ dày trống nhưng sắt có bản chất là kim loại. Khi sắt tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày, chúng sẽ khiến dạ dày dễ bị kích ứng, khó chịu hơn. Đặc biệt trên cơ địa những người vốn có sẵn bệnh lý viêm dạ dày.
  • Uống lượng sắt lớn hoặc loại sắt vô cơ: Người ta cho rằng sắt làm xói mòn niêm mạc thông qua các tinh thể hemosiderin nâu đen do sắt tạo ra. Sau đó chúng sẽ gây ra tổn thương khu trú cho niêm mạc phụ thuộc vào nồng độ của sắt. Việc sử dụng sắt vô cơ hay nạp quá nhiều sắt so với khuyến cáo khiến lượng sắt tồn dư lâu ngày trong dạ dày, làm tổn thương niêm mạc. Do đó, người dùng sẽ bị đau dạ dày khi uống sắt [4]Iron Pill Gastritis: An Under Diagnosed Condition With Potentially Serious Outcomes. Ngày truy cập … Continue reading.
  • Uống sắt kém hấp thu: Bên cạnh việc phải co bóp và tống xuất sắt đi tiếp hành trình tiêu hóa của mình, dạ dày còn phải gia tăng làm việc để xử lý một lượng sắt “không thể” hấp thu. Điều này có thể khiến dạ dày của bạn mệt mỏi và “đình công”.
  • Uống sắt cùng vitamin C: Do khả năng hấp thụ của sắt chịu ảnh hưởng từ nồng độ axit nên sắt thường được khuyến cáo uống chung với vitamin C – là một loại axit (axit ascorbic). Việc tăng quá liều “độ chua” cho dạ dày vốn mẫn cảm sẽ khiến niêm mạc dễ bị viêm loét hơn và bạn sẽ cảm thấy đau bụng trên khi uống sắt [5]Iron Supplements and Stomach Irritation. Ngày truy cập 11/10/2023.
    https://www.livestrong.com/article/295236-iron-supplements-and-stomach-irritation/
    .
Uống sắt có gây đau dạ dày không?

Làm sao để uống sắt mà không gây đau dạ dày?

Những lí do kể trên là phần nào câu trả lời cho thắc mắc “uống sắt có gây đau dạ dày không?” của nhiều bạn đọc. Vậy có những cách khắc phục nào tình trạng này không?  Bạn hãy “bỏ túi” một số giải pháp đắc lực sau đây:

  • Bổ sung sắt trong bữa ăn hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Lựa chọn dòng sắt hấp thu không bị ảnh bởi thức ăn hoặc không gây kích ứng dạ dày. Có thể kể đến các dòng sắt hữu cơ – do khả năng chủ động phóng thích sắt tại ruột non và kiểm soát lượng sắt trong giới hạn cho phép. Đồng thời, lượng sắt dư thừa nếu có cũng sẽ nhanh chóng được thanh thải.
  • Sử dụng sắt ở dạng lỏng: Các báo cáo cho thấy viêm dạ dày do thuốc sắt chỉ xảy ra với sắt ở dạng viên nhưng chưa được ghi nhận trên những bệnh nhân được bổ sung sắt dạng lỏng.

Như vậy, để cung cấp sắt cho cơ thể an toàn nhất và loại trừ lo ngại về việc “uống sắt có gây đau dạ dày không?” thì điều quan trọng là tìm ra được dòng sản phẩm sắt thân thiện, lành mạnh với dạ dày của bạn.

Ferrolip – Sắt sinh học bao bởi màng liposome thân thiện với dạ dày

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các sản phẩm bổ sung sắt, trong số đó không thể không kể đến “người bạn” đồng hành đích thực cho dạ dày của bạn – sắt sinh học Ferrolip.

Ferrolip nổi bật với công nghệ liposome đầy tính đột phá. Thông thường, màng tế bào ở dạ dày, ruột… hay bào quan cơ thể nói chung bao gồm một lớp lipid kép có gắn các protein. Công nghệ liposome được ứng dụng tạo ra những phân tử hình cầu với cấu trúc đặc biệt, tương tự như màng tế bào ở các cơ quan, tạo cảm giác “thân quen” giúp các hoạt chất dễ dàng được nhận diện và hấp thu qua niêm mạc.

Đây là những phân tử này có kích thước siêu nhỏ, trung tâm là lõi chứa sắt pyrophosphate, bao bọc bên ngoài bởi một hay nhiều lớp phospholipid kép. Do được bảo vệ bên trong các lớp lipid, sắt sẽ không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dạ dày, không bị phân hủy bởi các enzyme của đường tiêu hóa. Nhờ đó, sắt có thể đảm bảo vẹn nguyên hàm lượng khi tới cơ quan đích, đồng thời giảm thiểu khả năng bào mòn niêm mạc, không lo gây kích ứng dạ dày.

Với việc được “trang bị” công nghệ liposome, các nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thu của sắt sinh học Ferrolip cao hơn 4,7 lần muối sắt hữu cơ truyền thống và 3,5 lần so với các dạng sắt chưa bọc màng.

Ngoài ra, sản phẩm với giải thưởng “Hương vị cao cấp Superior Taste Award” từ Viện Hương vị quốc tế International Institute of Taste cũng ghi dấu ấn với mùi vị thơm ngon cùng hương chanh dịu nhẹ, giúp bạn quên đi mùi kim loại khó chịu của các dòng sắt cũ. Ferrolip cũng vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu, được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, đảm bảo nguồn gốc chất lượng.

Hướng dẫn bổ sung sắt an toàn, hiệu quả

Để “chiều lòng” hệ tiêu hóa có phần mẫn cảm, bạn nên chú ý bổ sung sắt một cách khoa học và hiệu quả nhất thông qua các nguồn thực phẩm giàu sắt hay các sản phẩm chứa sắt.

Xây dựng một bữa ăn lành mạnh với đa dạng với các nhóm thực phẩm dồi dào sắt như:

  • Các loại thịt: Thịt nạc và hải sản được cho là nguồn cung sắt chất lượng cho cơ thể bạn.
  • Rau củ xanh lá đậm như bông cải xanh, rau diếp cá, măng tây,… là nhóm có giàu sắt nonheme.
  • Ngoài ra, sắt cũng được cung cấp từ bơ, sữa, phomai và các loại ngũ cốc tăng cường….[6]Iron. Ngày truy cập: 11/10/2023.
    https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
    .

Bên cạnh đó, khi uống các sản phẩm chứa sắt, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Sử dụng chung với thực phẩm giàu vitamin C: Ăn thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để giúp tăng khả năng hấp thu chất sắt non heme. Ví dụ, rưới nước chanh lên các loại rau lá xanh đậm sẽ làm tăng lượng sắt bạn hấp thụ.
  • Tránh cà phê, trà hoặc sữa gần các thời điểm có dùng sắt (như lúc uống sắt hay bữa ăn có chứa thực phẩm giàu sắt).
  • Không nên uống sắt vào buổi tối vì nguy cơ sắt có thể khó được hấp thu, dẫn đến tồn dư [7]How to Increase the Absorption of Iron from Foods. Ngày truy cập 11/10/2023.
    https://www.healthline.com/nutrition/increase-iron-absorption#iron-deficiency
    .

Bài viết trên đây đã giải đáp cho các bạn những thắc mắc xoay quanh chủ đề “Uống sắt có gây đau dạ dày không?”. Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về những tác dụng và lưu ý trong việc bổ sung sắt. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm cung cấp sắt phù hợp và hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 hoặc truy cập vào website https://ferrolip.vn/.

References

References
1, 3 Review on iron and its importance for human health. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3999603/
2 Iron. Ngày truy cập: 11/10/2023.
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/iron/
4 Iron Pill Gastritis: An Under Diagnosed Condition With Potentially Serious Outcomes. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5412550/#:~:text=One%20serious%20potential%20complication%20of,to%20the%20esophagus%20and%20stomach
5 Iron Supplements and Stomach Irritation. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.livestrong.com/article/295236-iron-supplements-and-stomach-irritation/
6 Iron. Ngày truy cập: 11/10/2023.
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/
7 How to Increase the Absorption of Iron from Foods. Ngày truy cập 11/10/2023.
https://www.healthline.com/nutrition/increase-iron-absorption#iron-deficiency

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫