thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt

Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt? Bổ sung sắt đúng chuẩn cho mẹ

26/11/2022 3384 lượt xem

Sắt là vi chất vô cùng cần thiết và có đến 50% phụ nữ mang thai không bổ sung đủ khoáng chất quan trọng này. Để hiểu rõ hơn thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt và các bổ sung chuẩn theo khuyến cáo, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Vai trò của sắt với phụ nữ mang thai

Một trong những thay đổi lớn nhất của phụ nữ mang thai là thể tích máu tăng lên. Và sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tham gia sản xuất hemoglobin tạo máu. Đối với mẹ bầu hay thai nhi, sắt thực sự rất cần thiết.

Vai trò của sắt đối với mẹ bầu:

  • Cung cấp lượng máu đáp ứng nhu cầu cho mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, dự trữ máu để bù lại lượng máu bị mất lúc sinh.
  • Cấu tạo nên hồng cầu, dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ.

Vai trò của sắt đối với thai nhi: Sắt tham gia tạo máu và vận chuyển oxy, dinh dưỡng từ mẹ bầu qua thai nhi. Mẹ không bổ sung đủ sắt khiến con chậm phát triển, thậm chí sinh non, sảy thai. Khi sinh ra, con có khả năng suy dinh dưỡng, kém phát triển hơn.

Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?

Mẹ bầu cần bổ sung sắt xuyên suốt quá trình mang thai, thậm chí kéo dài 6 tháng sau sinh. Ở bất kỳ giai đoạn nào, mẹ bầu cũng cần một lượng sắt lớn để đảm bảo có đủ máu nuôi dưỡng thai nhi. Theo WHO, liều lượng sắt mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là 30-60mg. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến của chuyên gia để được tư vấn hợp lý nhất.

Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung sắt nên được bắt đầu ngay khi có kế hoạch mang thai. Bổ sung sắt trước mang thai 3-6 tháng sẽ giúp mẹ bầu dự trữ đủ lượng sắt cho cơ thể. Điều này có ý nghĩa to lớn giúp bạn có một thai kỳ trọn vẹn.

thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt
Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?

Bà bầu không bổ sung sắt có sao không?

Mẹ bầu không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ có thể đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe, cụ thể như sau [1]Iron Nutrition During Pregnancy – NCBI. Truy cập ngày 8/11/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/
:

  • Thiếu sắt khiến mẹ bầu mắc chứng thiếu máu. Bởi lượng máu cần trong thai kỳ cao gấp nhiều lần so với thông thường. Lượng máu tăng nhưng nguyên liệu tạo ra máu – sắt không được cung cấp đủ. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến da xanh xao, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt….
  • Trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
  • Thiếu sắt nghiêm trọng nguy cơ sinh non, lưu thai lớn.
  • Mẹ bầu thiếu sắt có thể bị băng huyết sau sinh dẫn đến tử vong.
Mẹ bầu thiếu sắt làm gia tăng nguy cơ thiếu máu
Mẹ bầu thiếu sắt làm gia tăng nguy cơ thiếu máu

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng – đủ cho mẹ bầu

Hầu như các bà mẹ mang thai đều nhận thức rõ tầm quan trọng của sắt. Tuy nhiên, bổ sung sắt như thế nào cho đúng và hiệu quả thì không phải ai cũng rõ. Dưới đây là lời khuyên sử dụng sắt hợp lý từ các chuyên gia thai sản:

Nhu cầu sắt ở mẹ bầu

Nhu cầu sắt ở mỗi mẹ bầu là khác nhau tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu của từng người. Theo khuyến cáo, thông thường phụ nữ mang thai cần bổ sung 30-60mg sắt mỗi ngày.

Thời điểm uống trong ngày

Sắt được hấp thu tốt nhất là khi dạ dày rỗng, cho nên mẹ bầu nên uống sắt khi đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) cùng với một ly nước trắng hoặc nước hoa quả đầy. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tiền sử đau dạ dày thì nên sử dụng sắt cùng hoặc ngay sau bữa ăn để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Chế độ ăn giàu sắt

Một chế độ ăn giàu sắt sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng sắt cho mẹ bầu. Thông thường có hai loại sắt trong thực phẩm: Sắt từ thức ăn động vật (gọi là sắt hem) và sắt từ thực vật (được gọi là sắt không hem).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắt hem có khả năng hấp thu vào cơ thể tốt hơn sắt không hem khoảng 10 lần. Cho nên, nguồn cung cấp sắt hiệu quả nhất là thịt, thịt càng đỏ thì hàm lượng sắt càng cao, chẳng hạn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá,…

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt cao và hiệu quả cho mẹ bầu
Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt cao và hiệu quả cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu đang thực hiện chế độ ăn chay thì sắt từ thực vật (sắt không hem) hầu như là nguồn cung cấp sắt chủ yếu và được tìm thấy trong một số thực phẩm như:

  • Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.
  • Các loại đậu như đậu tây, đậu nướng, đậu gà, đậu lăng.
  • Các sản phẩm đậu nành lên men, chẳng hạn như đậu phụ.
  • Các loại rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh, cải ngọt,…
  • Trứng.
  • Quả hạch và trái cây sấy khô.

Ferrolip – Sắt sinh học cho mẹ bầu

Sắt cung cấp từ chế độ ăn chỉ hấp thu được 30%, vì thế lựa chọn thực phẩm chức năng bổ sung sắt là cách tốt nhất để đảm bảo đủ sắt cho thai kỳ.

Ferrolip - Sắt sinh học dành cho mẹ bầu
Ferrolip – Sắt sinh học dành cho mẹ bầu

Hiện nay, một sản phẩm sắt sinh học được nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn và mẹ bầu phản hồi kết quả tốt, đó là Ferrolip. Sản phẩm có xuất xứ từ Italy với công nghệ hoàn toàn mới và được khuyến nghị sử dụng bởi những ưu điểm như sau:

  • Thành phần của Ferrolip là sắt (III) pyrophosphate được bao phủ bởi lớp màng liposome. Dạng sắt này được chứng minh có sinh khả dụng hơn các loại sắt thông thường 4 – 5 lần.
  • Lớp màng Liposome có cấu tạo gần giống màng tế bào giúp tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể. Đây là công nghệ đặc biệt giúp ngăn chặn sự phân hủy sắt bởi dịch dạ dày. Từ đó sắt được hấp thu và vận chuyển đến đích một cách chính xác.
  • Ferrolip được bào chế ở dạng buccal thơm ngon, không có vị tanh của sắt. Bạn có thể uống trực tiếp mà không cần nước. Đây là điểm nổi bật của sản phẩm so với các chế phẩm khác trên thị trường.
  • Một số nghiên cứu đã cho thấy, sản phẩm Ferrolip ít gây tác động tiêu cực đến đường tiêu hóa. Do đó, mẹ bầu hạn chế gặp tác dụng phụ như: Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, táo bón,…

Đó chính là lý do sản phẩm Ferrolip được nhiều chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên sử dụng.

Một số lưu ý khi bổ sung sắt

Để giúp cơ thể hấp thu sắt tối ưu nhất, mẹ bầu chú ý thực hiện những điều sau:

Phối hợp sắt với acid folic

Sắt và acid folic là sự phối hợp tuyệt vời được sử dụng cho phụ nữ có thai. Acid folic có tác dụng quan trọng trong quá trình bổ sung sắt. Đồng thời, nó giúp ngăn ngừa thiếu hụt folate – liên quan đến căn nguyên thiếu máu ở mẹ bầu. Ngoài ra, bổ sung acid folic khi mang thai giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh hiệu quả. [2]Supplementation with Iron and Folic Acid Enhances Growth in Adolescent Indian Girls. Truy cập ngày 7/11/2022.
https://academic.oup.com/jn/article/130/2/452S/4686469

Không bổ sung canxi và sắt cùng lúc

Sắt và canxi bổ sung cùng lúc có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh hấp thu. Do đó, bạn không nên uống đồng thời cùng nhau. Bên cạnh đó, thời điểm bổ sung canxi và sắt cũng cần được lưu ý. Bạn cần uống sắt khi đói, uống canxi sau ăn sáng 1 giờ.

Không uống sắt cùng sữa, trà

Sữa là một thực phẩm giàu canxi. Do đó, để tăng cường hấp thu sắt thì mẹ nên uống cách nhau tối thiểu 2 giờ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên uống sắt cùng với trà hoặc cafe. Nguyên nhân là do chúng có chứa tanin, cafein tạo phức với sắt và làm giảm khả năng hấp thu.

Cách giảm tác dụng phụ

Để giúp cơ thể tăng cường hấp thu sắt và giảm nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn, mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hoạt động thể chất mỗi ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, bơi lội,…
  • Lựa chọn các sản phẩm bổ sung sắt hấp thu cao, không gây lắng đọng trong cơ thể.

Ngoài ra, mẹ bầu hãy khám thai định kỳ để được đánh giá lượng vi chất một cách toàn diện.

Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu hiểu rõ câu hỏi “Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vi chất sắt bổ sung trong thai kỳ, hãy liên hệ tới 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại ĐÂY để được hỗ trợ.

References

References
1 Iron Nutrition During Pregnancy – NCBI. Truy cập ngày 8/11/2022.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/
2 Supplementation with Iron and Folic Acid Enhances Growth in Adolescent Indian Girls. Truy cập ngày 7/11/2022.
https://academic.oup.com/jn/article/130/2/452S/4686469

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 4.650.000 ₫ 2.880.000 ₫
  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫