thai 39 tuan uong la tia to duoc khong

Thai 39 tuần uống lá tía tô được không? Có gây chuyển dạ không?

25/06/2023 3005 lượt xem

Mang thai 39 tuần uống lá tía tô được không? Theo quan niệm của dân gian, uống nước lá tía tô giúp kích thích cổ tử cung co giãn tạo điều kiện tốt nhất cho chuyển dạ, hạn chế cơn đau đẻ kéo dài. Tuy nhiên,nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết có nên uống hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Mang thai 39 tuần uống lá tía tô được không?

Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay tính ấm có công dụng điều trị cảm cúm, giảm ho hạ sốt. Đối với bà bầu sắp chuyển dạ lá tía tô có tác dụng kích thích cổ tử cung nhanh mở rộng, rút ngắn thời gian chuyển dạ cho mẹ. Trên thực tế, uống lá tía tô để chuyển dạ nhanh chỉ là kinh niệm dân gian, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học hiện đại nào chứng minh.

Mang thai 39 tuần uống lá tía tô được không?
Mang thai 39 tuần uống lá tía tô được không?

Vậy uống nước lá tía tô có gây chuyển dạ không? Có nhiều mẹ uống lá tía tô thì thấy thời gian chuyển dạ nhanh hơn, sinh con dễ hơn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp uống nhiều lá tía tô vẫn không giúp ích được gì, mẹ bầu vẫn phải chịu đau nhiều khi thời gian chuyển dạ kéo dài. Vì thế, các mẹ không nên quá tin tưởng vào việc uống lá tía tô giúp chuyển dạ nhanh bởi cơ địa của mẹ có thể không hợp với loại lá này [1]Spirometry profiles among pregnant and non-pregnant African women: a cross-sectional study. Ngày truy cập 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36461083/
.

>>Xem thêm thông tin:

Ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa? Khi nào thì sinh?

Bầu ăn sả được không? Lưu ý cách ăn sả tốt cho bà bầu

Cách nấu nước lá tía tô cho bà bầu tuần 39

Các mẹ nếu muốn uống nước lá tía tô để giảm triệu chứng ốm nghén, nôn ói, tiêu hóa dễ dàng hoặc uống trước lúc chuyển dạ có thể sử dụng dụng cách nấu sau đây:

  • Bước 1: Tía tô nhặt giữ lại phần tươi, bỏ đi cành khô hoặc lá hỏng (có thể sử dụng cả thân, cành hoặc lá để đun nước).
  • Bước 2: Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước trong muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ và để cho ráo nước.
  • Bước 3: Đun nước đến sôi, cho tía tô vào đun trong thời 3-5 phút rồi mới tắt bếp.
  • Bước 4: Để nước lá tía tô nguội, rót vào chai thủy tinh và cho vào vài lát chanh và sử dụng dần.

Nước lá tía tô cần được bảo quản ở tủ lạnh khi chưa sử dụng, tối đa là 24h. Không nên để lâu bởi các chất dinh dưỡng có ở nước lá tía tô sẽ mất hiệu quả và có thể khiến mẹ bầu đau bụng sau khi uống.

Không phải tất cả mẹ bầu uống nước lá tía tô đều có lợi. Việc sử dụng lá tía tô còn phụ thuộc vào thời gian mang thai tuần thứ mấy. Với những mẹ bầu có các biểu hiện chuyển dạ sẽ sử dụng cách này giúp dễ sinh hơn.

Mẹ chỉ nên uống 1 – 2 cốc nước lá tía tô trước lúc chuyển dạ hoặc có biểu hiện chuyển dạ. Tuyệt đối không uống nước lá tía tô đều đặn hàng ngày [2]The course of bipolar disorder in pregnant versus non-pregnant women. Truy cập ngày 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34734318/
.

Lợi ích của lá tía tô với bà bầu 

Lá tía tô là một loại rau gia vị được rất nhiều người yêu thích để ăn kèm ở các bữa ăn chính hoặc nấu với nhiều món ăn giúp hương vị thơm ngon tăng hơn. Mẹ bầu sử dụng lá tía tô sẽ mang lại nhiều lợi ích sau đây:

Giảm nôn do ốm nghén

Một số mẹ khi mang thai bị ốm nghén có triệu chứng nôn ói dữ dội, lúc này, các mẹ có thể ăn tía tô giúp giảm tình trạng nôn mửa.

thai 39 tuần uống lá tía tô được không
thai 39 tuần uống lá tía tô được không

Kháng khuẩn tăng sức đề kháng

Trong lá tía tô chứa chất có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn. Hơn nữa còn chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăn cản hoạt động của gốc tự do gây bệnh. Thân cây tía tô còn có tác dụng giúp tăng hoạt động của men nội mạc tử cung vì thế rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Dưỡng thai

Thành phần lá tía tô chứa các chất dinh dưỡng như đường hòa tan, chất xơ, khoáng chất, vitamin… giúp cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho bà bầu. Nếu mẹ bầu mang thai trong thể trạng yếu, thai nhi cử động không yên thì mẹ có thể ăn tía tô để trấn an tinh thần, giúp cơ thể khỏe mạnh và sinh con thuận lợi hơn.

Trị cảm lạnh

Lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng điều khí. Dân gian thường dùng lá tía tô để chữa cảm mạo phong hàn, hạ sốt, ho, hen suyễn và các bệnh khác. Tía tô có thể xua tan cảm lạnh và làm ra mồ hôi rất mạnh và có tác dụng chữa bệnh tốt hơn khi được phối hợp cùng với gừng. Một cách khác là lá tía tô cũng có thể được sử dụng với mơ và mù tạt.

Giảm đau bụng, tiêu chảy

Ngoài ra, những bà bầu thường tiêu chảy, chướng bụng, táo bón thì tính nhiệt của tía tô có thể giúp làm giảm bớt những triệu chứng trên.

Tác hại khi sử dụng lá tía tô quá nhiều

Một số người vì quá tin tưởng rằng nước lá tía tô có thể mang lại lợi ích thần kỳ, thế nên đã lạm dụng và uống quá nhiều. Việc uống quá nhiều nước lá tía tô trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể mang lại những nguy cơ sau đối với mẹ bầu:

Tăng huyết áp khi uống quá nhiều lá tía tô

Uống lượng lớn nước lá tía tô trong thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tim mạch. Cao huyết áp gây rất nhiều nguy hiểm cho  mẹ bầu, làm xuất hiện hiện tượng sản giật và tiền sản giật và có thể dẫn đến tử vong.

Chướng bụng đầy hơi

Mẹ bầu nếu uống quá nhiều nước lá tía tô có thể khiến đầy hơi, đầy bụng, ăn uống không ngon, luôn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi mang bầu.

Mẹ bầu 39 tuần ăn gì để kích thích chuyển dạ?

thai 39 tuần uống lá tía tô được không
thai 39 tuần uống lá tía tô được không

Để thúc đẩy quá trình chuyển dạ, mẹ bầu 39 tuần có bể ăn các thực phẩm như cà tím, mè đen, rau húng quế, lá tía tô, dứa,… Các thực phẩm này giúp tử cung co giãn và hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các phương pháp an toàn để kích thích chuyển dạ như: Đi bộ nhẹ, massage bụng, sử dụng tinh dầu, tắm nước ấm,…

Qua bài viết chắc hẳn các mẹ đã có được câu trả lời cho thắc mắc thai 39 tuần uống lá tía tô được không? Việc uống lá tía tô để nhanh chuyển dạ chỉ là quan niệm dân gian chưa được chứng mình bằng nghiên cứu khoa học. Vì thế, mẹ hãy thật lưu ý khi sử dụng thảo dược này nhé.

References

References
1 Spirometry profiles among pregnant and non-pregnant African women: a cross-sectional study. Ngày truy cập 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36461083/
2 The course of bipolar disorder in pregnant versus non-pregnant women. Truy cập ngày 25/06/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34734318/

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫