bầu ăn sả được không

Bầu ăn sả được không? Lưu ý cách ăn sả tốt cho bà bầu

29/07/2024 162 lượt xem

Bầu ăn sả được không là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu bởi sả là một trong những gia vị phổ biến của các món ăn. Thế nhưng mẹ bầu ăn sả có an toàn không? Ăn sả với hàm lượng bao nhiêu thì đủ? Hãy cùng Ferrolip tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây!

Bà bầu ăn sả được không?

Sả là một trong những loại thảo mộc, gia vị được ưa thích của người Châu Á. Sả được biết đến không chỉ giúp gia tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.

Tuy nhiên, bà bầu ăn sả được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Có điều, mẹ nên tiêu thụ với lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng sả an toàn cho thai kỳ của phụ nữ [1]Use of Medicinal Plants with Teratogenic and Abortive Effects by Pregnant Women in a City in Northeastern Brazil – PMC. Truy cập ngày … Continue reading. Chỉ cần mẹ dùng sả với lượng vừa đủ là có thể yên tâm.

bà bầu ăn sả được không

Công dụng của sả đối với mẹ bầu

Sả chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu bao gồm các khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như: 1.82g protein, 65mg canxi, 8.17mg sắt, 60mg magie, 101mg photpho, 723mg kali, 2.23mg kẽm, 2.6mg vitamin C, 0.06mg vitamin B1, 0.13mg vitamin B2, 1.1mg vitamin B3, và 0.08mg vitamin B6 [2]Lemongrass: Are There Health Benefits? Truy cập ngày 16/06/2024
https://www.webmd.com/diet/lemongrass-health-benefits
. Do đó, mẹ bầu khi ăn sả sẽ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Kẽm và kali trong sả có công dụng cân bằng nước, hỗ trợ tiêu hoá, giảm các triệu chứng như táo bón, đầy hơi ở mẹ bầu.
  • Giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng: Tinh dầu chiết xuất từ thân và lá sả giúp làm giảm mệt mỏi và có tác dụng an thần cho bà bầu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh: Sả được biết đến với đặc tính the, ấm giúp ra mồ hôi, giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh. Mùi thơm của sả giúp giảm buồn nôn do ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Kiểm soát lượng cholesterol: Sả chứa các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm cholesterol.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sả chứa các chất có tác dụng chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể mẹ bầu khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng: Sả chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B2, vitamin B6, canxi, sắt,… hỗ trợ phát triển thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
  • Chống ung thư: Hợp chất citral trong sả được biết đến với khả năng chống lại các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

bà bầu ăn sả có sao không

Tác dụng phụ của sả đối với mẹ bầu

Mặc dù sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu, nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Đối với thai nhi:

  • Tiêu thụ nhiều sả có thể thúc đẩy quá trình phân huỷ tế bào, cản trở sự phát triển của tế bào, làm cho thai nhi phát triển kém trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hợp chất myrcene trong sả nếu hấp thụ nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của thai nhi.
  • Do tính nóng, việc sử dụng sả quá mức có thể làm tăng thân nhiệt của mẹ bầu, tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Đối với mẹ bầu:

  • Sả là loại thảo mộc có công dụng điều hoà kinh nguyệt, nếu mẹ bầu sử dụng sả với số lượng lớn có thể gây ra tình trạng vỡ màng bào thai, gây sảy thai [3]Lemongrass – Uses, Side Effects, and More. Truy cập ngày 16/06/2024
    https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-719/lemongrass
    .
  • Tiêu thụ nhiều sả có thể làm giảm đường huyết do Beta-carotene trong sả làm tăng nhạy cảm của tế bào sản xuất insulin. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc có tiền sử bị tiểu đường nếu sử dụng sả quá nhiều có thể gây tụt đường huyết đột ngột, dẫn đến hạ huyết áp, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Mẹ bầu có tiền sử dị ứng khi ăn nhiều sả có thể gặp phải các triệu chứng như nổi mẩn da, đau ngực, khó thở, sưng họng,…

mẹ bầu ăn sả được không

Cách ăn sả tốt cho bà bầu

Phụ nữ mang thai nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng trước khi sử dụng sả để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi. Điều này giúp xác định được liều lượng và cách sử dụng phù hợp nhất trong suốt quá trình mang thai.

  • Liều lượng sử dụng: Đối với phụ nữ mang thai, việc sử dụng sả nên được hạn chế ở mức 2 lần mỗi tuần, mỗi lần không nên vượt quá 20g. Việc tiêu thụ nhiều hơn có thể gây ra các tình trạng như sinh non, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.,…
  • Sử dụng tinh dầu sả: Trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh bôi trực tiếp tinh dầu sả lên da để hạn chế nguy cơ kích ứng. Thay vào đó, hãy pha trộn tinh dầu sả với các loại tinh dầu dịu nhẹ khác như cam, húng quế, hoa hồng, hoặc oải hương. Cách này không chỉ giúp tăng hương thơm mà còn giảm bớt tác động mạnh mẽ của sả.
  • Tránh uống trà sả: Mẹ bầu nên tránh uống trà sả vì trà có chứa acid tannic, một chất có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể, dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Hơn nữa, sả còn có thể gây xuất huyết nghiêm trọng, do đó uống trà sả trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.
  • Mẹ bầu bị hạ đường huyết nên tránh sả: Phụ nữ mang thai bị hạ đường huyết nên tránh sử dụng sả do sử dụng nhiều sả có thể gây hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Lựa chọn và bảo quản sả: Khi chọn sả, mẹ bầu nên ưu tiên những cây tươi có màu xanh sáng, không chọn những cây có bị úng hay hỏng. Ưu tiên chọn những cây sả có lá cứng và có mùi thơm đặc trưng. Để bảo quản sả tươi, nên giữ chúng trong túi nhựa hoặc hộp kín khô ráo và để trong tủ lạnh, tránh để sả dính nước vì có thể gây úng. Nếu muốn bảo quản sả lâu dài, mẹ bầu có thể cắt nhỏ rồi cấp đông lạnh hoặc phơi khô để sử dụng dần, giúp duy trì chất lượng và hương vị của sả.

Kết luận

Tóm lại, bầu ăn sả được không? Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng sả vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý ăn sả đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy theo dõi trang web Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về mang thai cho mẹ nhé!

References

References
1 Use of Medicinal Plants with Teratogenic and Abortive Effects by Pregnant Women in a City in Northeastern Brazil – PMC. Truy cập ngày 16/06/2024
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10309309/
2 Lemongrass: Are There Health Benefits? Truy cập ngày 16/06/2024
https://www.webmd.com/diet/lemongrass-health-benefits
3 Lemongrass – Uses, Side Effects, and More. Truy cập ngày 16/06/2024
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-719/lemongrass

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫