Sắt cho bà bầu không gây táo bón cần có những gì? Nên chọn loại nào? Tư vấn

23/01/2023 1783 lượt xem

Táo bón khi bổ sung sắt gây ảnh hưởng xấu tới cả tâm lý và thể chất của phụ nữ có thai. Vậy để tìm một loại sắt cho bà bầu không gây táo bón cần dựa trên những tiêu chí nào? Có biện pháp nào để làm giảm táo bón khi uống sắt không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Sắt cho bà bầu không gây táo bón cần có những gì?

Giữa vô vàn sản phẩm bổ sung sắt bằng đường uống trên thị trường, một sản phẩm không gây táo bón cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây.

Sắt cần được hấp thu hoàn toàn

Nguyên nhân chính gây táo bón khi uống sắt là do sắt không được hấp thu hoàn toàn. Lượng sắt dư thừa lắng đọng tại ruột non sẽ khiến phân trở nên rắn hơn và dẫn tới táo bón. Vì vậy, một loại sắt dễ hấp thu sẽ làm giảm nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn này.

Ngoài ra, chỉ sắt ở dạng sắt (II) mới được hấp thu vào máu. Vậy nên, để tăng cường khả năng hấp thu sắt, sự có mặt của các chất xúc tác để chuyển hóa sắt (III) thành sắt (II) là không thể thiếu. Các chất này đều có tính oxi hóa cao, ví dụ như vitamin C, acid clohydric…

Sắt không tác dụng với thức ăn trong dạ dày

Điều kiện tiếp theo để khi uống sắt không gây táo bón là sắt không được tương tác với các loại thức ăn trong dạ dày. Sắt có bản chất là một kim loại nên rất dễ tạo phức với nhiều loại thức ăn, ví dụ như tanin. Các phức này ít tan và không hấp thu nên sẽ lắng đọng ở ruột gây táo bón.

Lưu ý khi bổ sung sắt

Để đảm bảo hiệu quả tối đa khi bổ sung sắt cho cơ thể, người dùng cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không sử dụng sắt cùng các sản phẩm chứa canxi bởi canxi sẽ cạnh tranh hấp thu với sắt làm giảm hiệu quả của cả sắt và canxi. [1]Overview of Calcium. Truy cập ngày 05/01/2023.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK56060/
    .
  • Không sử dụng sắt cùng sữa bởi trong sữa chứa canxi và các nguyên tố vi lượng có thể tạo phức với sắt.
  • Nên uống sắt trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Trong trường hợp dạ dày dễ kích ứng khi uống sắt lúc đói (thường có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy) thì nên uống sắt sau bữa ăn.
Bà bầu không nên uống sữa với sắt
Bà bầu không nên uống sữa với sắt

Sắt sinh học Ferrolip – Hương vị thơm ngon, sức khoẻ vẹn tròn

Nhu cầu bổ sung sắt ngày càng nhiều dẫn tới sự ra đời của nhiều sản phẩm chứa sắt trên thị trường. Tuy nhiên, để chọn được một loại sắt cho bà bầu hạn chế táo bón là điều không hề dễ. Bạn đọc có thể tham khảo sản phẩm sắt sinh học Ferrolip.

Liposome là một lớp màng phospholipid kép bao ngoài phân tử dược chất. Đây là một trong những công nghệ bào chế được sử dụng nhiều nhờ những ưu điểm vượt trội dưới đây.

Màng bao liposome tối ưu hoá hấp thu

Liposome là hệ vận chuyển hướng đích bởi nó có khả năng đưa dược chất tới đúng vị trí hấp thu mà không bị chuyển hóa hay tác động từ các yếu tố khác. Bên cạnh đó, màng liposome bao quanh sắt tạo thành phân tử hình cầu với kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, quá trình hấp thu được diễn ra nhanh và tối ưu hơn.

Màng bao liposome tăng khả năng hấp thu tại ruột

Do cấu trúc lớp màng liposome có sự tương đồng với màng tế bào niêm mạc ruột non nên phân tử sắt trong Ferrolip được cơ thể hấp thu bằng các cơ chế khác nhau như nội bào, trao đổi lipid với màng tế bào… Nhờ đó, khả năng hấp thu của Ferrolip tăng lên đáng kể so với các loại sắt thông thường.

Màng bao lipsome bảo vệ sắt bên trong

Ferrolip có thành phần chính là sắt (III) pyrophosphat được bao bọc bởi lớp màng liposome. Nhờ vậy, sinh khả dụng của sắt không còn bị ảnh hưởng bởi thức ăn, thuốc khác và dịch dạ dày. Nhờ đó mà lượng sắt được giữ một cách nguyên vẹn khi đến ruột non.

Sắt sinh học Ferrolip - Sắt cho bà bầu không gây táo bón
Sắt sinh học Ferrolip – Sắt cho bà bầu không gây táo bón

Bà bầu nên bổ sung sắt trong khoảng thời gian bao lâu?

Với mỗi giai đoạn khi mang thai, sắt lại đóng một vai trò khác nhau. Vì vậy, bà bầu nên cung cấp đủ sắt cho cơ thể từ trước khi mang thai, trong suốt thai kỳ và sau khi sinh xong.

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần một lượng sắt dự trữ nhất định để đảm bảo cơ thể có một nền tảng dưỡng chất tốt. Có như vậy thì người mẹ mới đủ sức khỏe để sẵn sàng cho giai đoạn mang bầu. Hơn nữa, bổ sung đủ sắt cũng làm tăng tỉ lệ thụ thai thành công [2]Iron intake and risk of ovulatory infertility. Truy cập ngày 05/01/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17077236/
.

Khi bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung sắt đều đặn hàng ngày để tạo máu, nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Đồng thời, sắt cũng giúp giảm tỉ lệ sảy thai, sinh non… cho bà bầu. [3]Iron Nutrition During Pregnancy. Truy cập ngày 05/01/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/

Sau khi sinh nở xong, cơ thể người mẹ cần được bù một lượng máu lớn và kịp thời để tránh gây suy nhược cơ thể. Lúc này, sắt là một nguyên liệu tạo máu quan trọng giúp quá trình bù máu diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, sắt cũng có thể được truyền cho em bé thông qua sữa mẹ.

Một số biện pháp bổ sung sắt hạn chế táo bón

Để đảm bảo không bị táo bón khi sử dụng sắt, ngoài việc lựa chọn đúng sản phẩm thì việc kết hợp các thói quen hàng ngày sau đây cũng quan trọng không kém.

Sử dụng sắt có trong thực phẩm hàng ngày

Biện pháp bổ sung sắt tối ưu cho bà bầu luôn là kết hợp bổ sung sắt từ thức ăn và thực phẩm hỗ trợ bằng đường uống. Một số thực phẩm giàu sắt dành cho mẹ bầu là thịt bò, nội tạng động vật, rau bina, bông cải xanh…

Tăng sử dụng rau xanh

Rau xanh là giải pháp hữu ích cho vấn đề táo bón nhờ hàm lượng lớn chất xơ giúp tăng nhu động ruột tiêu hóa. Một số gợi ý cho bà bầu: rau dền đỏ, rau đay, rau mồng tơi…

Tăng vận động, hạn chế ngồi nhiều

Các bài tập nhẹ nhàng cũng giúp ích rất nhiều cho bà bầu gặp táo bón. Vận động giúp tăng nhu động ruột, các chất cặn bã được lưu chuyển dễ dàng mà không tích tụ lại ở ruột. Mỗi ngày, bà bầu nên vận động tối thiểu 30 phút bằng cách tập yoga, pilates, đi bộ…

Tập yoga là cách vận động rất tốt cho sức khỏe đồng thời giảm nguy cơ táo bón cho bà bầu
Tập yoga là cách vận động rất tốt cho sức khỏe đồng thời giảm nguy cơ táo bón cho bà bầu

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề sắt cho bà bầu không gây táo bón. Nếu có thắc mắc, vui lòng gọi hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập tại https://ferrolip.vn/ để được các dược sĩ của Ferrolip giải đáp chi tiết.

References

References
1 Overview of Calcium. Truy cập ngày 05/01/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK56060/
2 Iron intake and risk of ovulatory infertility. Truy cập ngày 05/01/2023.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17077236/
3 Iron Nutrition During Pregnancy. Truy cập ngày 05/01/2023.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235217/

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫