Da xanh xao khi mang thai do nguyên nhân gì? Biện pháp khắc phục

18/04/2023 3305 lượt xem

Các mẹ bầu có biết sắc tố da cũng có thể phản ánh lên tình trạng sức khỏe bản thân mình? Một làn da tái nhợt hoặc xanh xao chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mẹ đang gặp một số vấn đề. Vậy vì sao lại có hiện tượng da xanh xao khi mang thai? Làm thế nào để lấy lại một làn da hồng hào cũng như giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh? Bí quyết sẽ được tiết lộ ngay sau đây thôi!

Da xanh xao khi mang thai do nguyên nhân gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến da trở nên xanh xao nhợt nhạt. Ở phụ nữ có thai chủ yếu là do:

Thiếu máu

Ước tính có khoảng 50% phụ nữ gặp phải tình trạng thiếu máu trong quá trình mang thai. Khi cơ thể thiếu máu, lượng hồng cầu có chứa huyết sắc tố và oxy sẽ bị giảm sút. Thiếu hụt huyết sắc tố và oxy là lý do chính khiến làn da bị nhợt nhạt, xanh xao.

Trong các trường hợp thiếu máu, đa phần là do thiếu hụt các nguyên liệu tạo máu như vitamin B12, acid folic, sắt. Trong đó sắt là thành phần chính để tạo nên huyết sắc tố và giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như trí não. Nhu cầu bổ sung sắt ở phụ nữ có thai có thể tăng cao từ 5-7 lần nhưng thông thường chế độ ăn của mẹ lại không thể đáp ứng đủ lượng cần thiết nên dễ xảy ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Da xanh xao khi mang thai là một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu
Da xanh xao khi mang thai là một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu

Thiếu hụt vitamin và dưỡng chất

Thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất có thể là nguyên nhân cản trở cơ thể hình thành các tế bào máu khỏe mạnh. Thiếu máu do thiếu folate (vitamin B9) hoặc thiếu vitamin B12 là tình trạng cơ thể không được bổ sung đủ lượng vitamin hoặc hệ tiêu hóa không thể hấp thu vitamin đúng cách. Các vitamin này là những dưỡng chất cần thiết để tạo nên tế bào hồng cầu.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Mệt mỏi do thiếu ngủ, ăn uống thiếu dưỡng chất, căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến làn da trở nên nhợt nhạt, xanh xao, thiếu sức sống. Ngoài ra, mệt mỏi, chán ăn lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể có thể là biểu hiện của việc thiếu máu trường diễn. Các mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh nhé!

Nguyên nhân khác

Da xanh xao có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mạn tính, ví dụ như:

  • Các rối loạn về đường hô hấp như khó thở, thở nhanh, thở chậm, thở sâu khiến cơ thể thiếu hụt oxy.
  • Bệnh lý suy giáp cũng có thể gây ra tình trạng da xanh xao, thiếu sức sống. Người bệnh suy giáp thường thiếu hụt các hormone khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài, nhịp tim chậm.
  • Những người bị ung thư máu hoặc ung thư phổi thường có làn da xanh xao nhợt nhạt. Nguyên nhân chung là do ung thư máu và ung thư phổi đều dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu hụt hồng cầu để cung cấp oxy đến các cơ quan bộ phận [1]What to know about skin paleness. Truy cập ngày 13/4/2023.
    https://www.medicalnewstoday.com/articles/325562#anemia
    .

Da xanh xao khi mang thai cần hết sức thận trọng

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc da xanh xao khi mang thai là do thiếu máu. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Những nguy hiểm tiềm ẩn nếu mẹ bầu bị thiếu máu
Những nguy hiểm tiềm ẩn nếu mẹ bầu bị thiếu máu

Một số biến chứng nguy hiểm nếu mẹ bầu bị thiếu máu  [2]Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 13/04/2023.
https://www.webmd.com/baby/guide/anemia-in-pregnancy
:

  • Có nguy cơ bị sẩy thai.
  • Tăng huyết áp thai kỳ.
  • Tiền sản giật.
  • Băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.
  • Sinh non, trẻ bị nhẹ cân.
  • Trẻ sinh ra bị thiếu máu, suy giảm sức đề kháng.

Giải pháp cải thiện tình trạng da xanh xao khi mang thai

Để lấy lại làn da hồng hào khỏe mạnh, các mẹ bầu hãy tham khảo một số biện pháp sau:

Bổ sung các nguyên liệu tạo máu

Sắt đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo máu và vận chuyển oxy. Vậy nên bà bầu cần hết sức chú ý đến việc bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết. Trong quá trình mang thai, hàm lượng sắt cần thiết phải bổ sung mỗi ngày là khoảng 30-6027 mg. Các mẹ có thể bổ sung sắt từ chế độ ăn uống của mình kết hợp với việc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa sắt nhé [3]Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Truy cập ngày 13/04/2023.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455
.

Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt trong suốt thai kỳ
Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt trong suốt thai kỳ

Bên cạnh việc bổ sung sắt, các mẹ cũng phải chú ý cung cấp acid folic và vitamin B12 đủ cho nhu cầu của cơ thể. Cụ thể mẹ sẽ cần 400-600 microgram acid folic và khoảng 2,6 microgram vitamin B12 mỗi ngày. Những thực phẩm dồi dào acid folic bao gồm rau chân vịt, nước cam, trứng, súp lơ, đậu lăng,… Trong khi đó vitamin B12 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, các loại thịt đỏ như thịt bò, ngũ cốc, lúa mì,…

Xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình mang thai. Chế độ dinh dưỡng toàn diện giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt, đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như phòng ngừa một số tình trạng bệnh như thiếu máu – nNguyên nhân chính dẫn đến việc da xanh xao khi mang thai.

Trong suốt thai kỳ, mẹ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: khoai lang, bí đỏ, đu đủ, cà chua,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B: thịt nạc, các loại cây họ đậu, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu sắt: thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, các loại rau lá xanh đậm, nho, chuối,…
  • Thực phẩm chứa nhiều acid folic: Bông cải xanh, các loại ngũ cốc, các loại đậu,…
  • Thực phẩm dồi dào canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, chuối, hải sản,…
  • Thực phẩm giàu acid béo cần thiết: hạt mắc ca, hạnh nhân, hạt bí, các loại cá béo như cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: các loại đậu, trứng, hàu, thịt đỏ,…

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì mẹ bầu cũng cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để có thể trạng và tinh thần tốt.

  • Nên tạo cho mẹ bầu một môi trường sinh hoạt trong lành, sạch sẽ, tránh xa những chất độc hại hay khói bụi.
  • Tránh để mẹ bầu làm việc quá sức hay mang vác nặng nề.
  • Kiêng quan hệ tình dục 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu có quan hệ, bố mẹ nên cẩn thận và nhẹ nhàng.
  • Mẹ bầu nên lựa chọn một chế độ luyện tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền,… và cần duy trì việc vận động hàng ngày. Tuy nhiên mẹ nên tránh luyện tập quá sức và phải chú ý bổ sung đủ lượng nước trong quá trình luyện tập.
  • Trong thời gian mang thai, tâm trạng của mẹ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các hoóc-môn. Lúc này các mẹ sẽ cảm thấy dễ bị buồn bực, xúc động, bất an, lo lắng và tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Vậy nên các mẹ và mọi người xung quanh cần chú ý quan tâm và chăm sóc cả về sức khỏe tinh thần của mẹ bầu.
  • Các mẹ bầu có thể duy trì một trạng thái tâm lý thư giãn, tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng, thiền định, tâm sự và chăm sóc giấc ngủ của mình.

Sắt sinh học Ferrolip – Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt thai kỳ

Ngoài việc bổ sung sắt từ chế độ ăn uống, các chuyên gia còn khuyên các mẹ nên bổ sung sắt từ những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Một trong những sản phẩm bổ sung sắt nổi tiếng và được nhiều người tin dùng là Ferrolip – Sắt sinh học hấp thu cao, phòng ngừa thiếu máu cho bà bầu. Những lý do giúp Ferrolip trở thành một trong những sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay:

Sắt sinh học Ferrolip - Giải pháp cho người thiếu máu não
Sắt sinh học Ferrolip – Cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt thai kỳ
  • Công nghệ sản xuất tiên tiến: Lớp màng bao liposome giúp tăng khả năng hấp thu sắt và giảm kích ứng dạ dày, giảm những tác dụng không mong muốn như táo bón, nóng trong.
  • Hàm lượng vượt trội: Ferrolip có chứa tới 30 mg sắt nguyên tố, đảm bảo nhu cầu hằng ngày cho mẹ bầu.
  • Hương vị dễ uống: Vị chanh thanh mát, không có vị tanh kim loại giúp mẹ có thể sử dụng dễ dàng mà không sợ buồn nôn hay khó chịu.
  • Sắt dạng bột buccal tan ngay trong miệng, thuận tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Vậy là bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về nguyên nhân tại sao da xanh xao khi mang thai kèm theo những giái pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về sản phẩm, vui lòng gọi tới số hotline 1900 636 985 (nhánh số 2) hoặc truy cập đến https://ferrolip.vn/ để được các chuyên gia giải đáp chi tiết.

References

References
1 What to know about skin paleness. Truy cập ngày 13/4/2023.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325562#anemia
2 Anemia in Pregnancy. Truy cập ngày 13/04/2023.
https://www.webmd.com/baby/guide/anemia-in-pregnancy
3 Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Truy cập ngày 13/04/2023.
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455

Bình luận (0)

tích điểm đổi quà ferrolip

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 2.300.000 ₫ 1.440.000 ₫
  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫