sắt 2 hay sắt 3 dễ hấp thu hơn

Sắt 2 hay sắt 3 dễ hấp thu hơn? Mẹ bầu nên chọn sắt nào?

20/07/2024 1398 lượt xem

Sắt là vi chất quan trọng rất cần thiết cho bà bầu. Sắt được chia ra thành hai loại là sắt 2 và sắt 3. Vậy sắt 2 và sắt 3 khác nhau như nào? Sắt 2 hay sắt 3 dễ hấp thu hơn? Mẹ bầu nên chọn loại sắt nào để bổ sung? Hãy cùng Ferrolip khám phá trong bài viết này dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về sắt 2 và sắt 3

Sắt 2 là gì?

Sắt 2 là dòng sắt hoá trị 2 kết hợp với gốc muối. Sắt 2 chứa hàm lượng sắt nguyên tố ở mức cao nhất. Loại sắt này dễ dàng được hấp thu qua niêm mạc ruột non. Cơ chế hấp thu của sắt 2 thường diễn ra bị động, do sự chênh lệch từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp tạo điều kiện cho sắt được hấp thu.

Sắt 3 là gì?

Sắt 3 là dòng sắt hoá trị 3 kết hợp với gốc muối. Sắt 3 là một dạng sắt được cơ thể hấp thụ một cách chủ động và điều chỉnh tùy theo nhu cầu của máu. Khi vào cơ thể, sắt 3 chuyển hóa thành sắt 2, sau đó được ruột non hấp thụ và vận chuyển đến các cơ quan cần thiết để sản xuất hoặc lưu trữ hồng cầu.

cơ chế hấp thu sắt

>>> Xem thêm: Sắt 3 pyrophosphate là loại sắt như thế nào? Ứng dụng trong dược phẩm hiện nay

Phân biệt sắt 2 và sắt 3

Sắt 2 Sắt 3
Cơ chế hấp thu – Sắt 2 hấp thu trực tiếp vào cơ thể. Do đó quá trình hấp thu diễn ra nhanh

– Quá trình hấp thu diễn ra thụ động không kiểm soát liều lượng nên dễ gây tình trạng thừa sắt.

– Sắt 3 không thể tự hấp thu mà phải có thời gian chuyển hoá thành sắt 2 trước khi hấp thu vào cơ thể [1]Iron Absorption – an overview | ScienceDirect Topics. Truy cập ngày 11/07/2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/immunology-and-microbiology/iron-absorption
Do vậy sắt 3 được hấp thu chậm hơn so với sắt 2.- Quá trình hấp thu diễn ra chủ động, kiểm soát lượng sắt được hấp thu, tránh tình trạng thừa sất trong cơ thể. Lượng sắt 3 không được hấp thu hết sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài.
Tác dụng phụ Khả năng gây ra các tác dụng phụ như: nóng trong, táo bón, buồn nôn, phân đen,… cao hơn sắt 3 Ít gây tác dụng phụ hơn so với sắt 2
Cách dùng Thức ăn có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt 2. Do đó mẹ nên uống khi đói (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) Sắt 3 ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn sắt 2
Giá thành Giá thành thường rẻ hơn sắt 3 Giá thành thường cao hơn so với sắt 2

Sắt 2 hay sắt 3 dễ hấp thu hơn?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắt 2 và sắt 3 mang lại hiệu quả tương đương nhau trong việc điều trị thiếu máu thiếu sắt [2]A randomized controlled trial comparing the efficacy, tolerability, and cost of oral iron preparations in iron-deficiency anemia in pregnancy. Truy cập ngày … Continue reading. Sắt 2 dễ hấp thu nhanh hơn sắt 3. Tuy nhiên do cơ chế hấp thu bị động, lượng sắt 2 được nạp vào cơ thể không tự kiểm soát được, dễ gây ra tình trạng thừa sắt và để lại nhiều hậu quả. Sắt 3 mặc dù thời gian hấp thu chậm hơn nhưng cơ chế hấp thu chủ động giúp kiểm soát được liều lượng và tránh được tình trạng dư thừa.

Các tác dụng phụ như: nóng trong, táo bón, buồn nôn,… thì đều có thể xuất hiện ở cả hai loại sắt này. Nhưng sắt 3 cho bà bầu sẽ ít gây ra những tác dụng phụ hơn sắt 2. Việc xuất hiện những tác dụng không mong muốn này ở mẹ bầu còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mỗi người.

Dư thừa sắt gây ra hậu quả gì?

Sắt rất cần thiết để tái tạo máu. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bổ sung quá hàm lượng sắt cần thiết sẽ gặp phải tình trạng thừa sắt. Các triệu chứng thừa sắt mẹ có thể dễ dàng nhận ra bao gồm: mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, suy nhược cơ thể,…

Lượng sắt dư thừa trong cơ thể sẽ khó được đào thải ra ngoài qua bài tiết, gây áp lực lên các cơ quan. Mẹ bầu thừa sắt làm tăng nguy cơ gặp tình trạng sau:

  • Ngộ độc sắt: Việc bổ sung sắt với liều lượng cao liên tục khiến cho mẹ bầu có thể bị ngộ độc sắt. Các triệu chứng thường gặp là: buồn nôn, nôn, đau dạ dày,…
  • Tổn thương gan: Lượng sắt thừa thúc đẩy quá trình oxy hoá mô gan và gây tổn thương gan, lâu dần dẫn đến suy gan hoặc ung thư gan.
  • Ảnh hưởng đến đường tiêu hoá: Mẹ bầu thừa sắt ảnh dễ gặp các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…
  • Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Sắt thừa sẽ gây khó khăn trong việc bơm máu và dẫn điện của tim gây suy tim và rối loạn nhịp tim.
  • Tiểu đường thai kỳ: Lượng sắt dư trong cơ thể tích tụ lâu gây làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp insulin khiến lượng đường trong máu tăng gây ra tiểu đường thai kỳ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Nồng độ sắt tăng sản sinh hemoglobin. Hemoglobin quá cao cũng khiến cho quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng gặp khó khăn, gây ra tình trạng nhẹ cân, sinh non ở trẻ, một số trường hợp gây sảy thai.
  • Suy giảm sức khỏe: Thừa sắt dễ khiến mẹ gặp phải tình trạng suy nhược sức đề kháng, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bị thay đổi thất thường.
  • Các bệnh viêm khớp: Sắt thừa tồn tại trong các khớp xương, mẹ bầu thừa sắt dễ bị các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay.
  • Sạm da: Sắt thừa tích tụ đọng lại ở các tế bào da khiến cho da sạm màu và nhạy cảm với tia cực tím.

dư thừa sát ở bà bầu

Lưu ý khi bổ sung sắt cho cơ thể

Để bổ sung sắt một cách an toàn và hiệu quả, tránh được những tác dụng phụ, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung sắt đúng cách:

  • Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng 30 – 50%. Do đó WHO khuyến cáo mẹ nên bổ sung 30 – 60mg sắt mỗi ngày [3] Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 11/07/2024.
    https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation
    để tránh nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt khi mang thai.
  • Sắt được hấp thu tốt nhất khi đói. Do đó mẹ nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
  • Mẹ bầu không nên uống sắt vào buổi tối. Do đây là thời điểm cơ thể đang đi dần vào trạng thái nghỉ ngơi.
  • Không uống sắt chung với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi như sữa vì canxi có thể cản trở quá trình hấp thu sắt, gây dư thừa và lắng đọng sắt trong cơ thể. Sắt và canxi nên được uống cách nhau ít nhất 2 tiếng để đảm bảo hiệu quả hấp thu.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của vitamin C trong việc hấp thu sắt. Do đó mẹ bầu có thể uống sắt chung với các thực phẩm giàu vitamin C. Bổ sung 1 ly nước ép ổi, cam, quýt, bưởi, dâu tây,… sau khi uống sắt là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu.
  • Mẹ cũng cần tránh uống rượu bia, trà, cà phê và những chất kích thích như thuốc lá,… vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt
  • Trường hợp mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung lượng sắt lớn hơn thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Sắt sinh học Ferrolip – Sắt bột ngon, hấp thu cao

Ferrolip là dòng sắt sinh học đầu tiên tại Việt Nam không chỉ được đông đảo mẹ bầu đón nhận mà còn được các bác sĩ sản khoa, chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Xuất hiện trên thị trường Việt Nam dù chỉ hơn 1 năm nhưng Ferrolip đã chiếm được niềm tin của các mẹ bầu bởi khả năng hấp thu cao, hiệu quả tốt cho mẹ bầu và người thiếu máu.

  • Cấu trúc của các phân tử sắt Ferrolip gồm lõi sắt nguyên tố, bao quanh là lớp màng liposome có cấu trúc tương tự như màng tế bào giúp hấp thu nhanh tại ruột non. Lớp màng liposome bao bọc các phân tử sắt có kích thước siêu nhỏ giúp gia tăng diện tích tiếp xúc với môi trường, làm tăng khả năng hấp thu. Nhờ đó, sắt sinh học Ferrolip có khả năng hấp thu cao gấp 4.7 lần sắt hữu cơ truyền thống.
  • Màng bọc liposome còn giúp bảo vệ sắt khỏi ảnh hưởng của các enzym trong miệng, dạ dày và thức ăn nên sắt được vận chuyển an toàn đến ruột non để hấp thu.
  • Với khả năng hấp thu toàn diện, Ferrolip giúp hạn chế tối đa các tình trạng nóng trong, táo bón, buồn nôn,… mẹ bầu thường gặp phải khi uống các loại sắt thông thường.
  • Vị tanh của sắt hoàn toàn được che giấu bởi được bao bọc bên trong lớp màng liposome, ngoài ra Ferrolip có vị chanh lipton thơm mát giúp mẹ bầu không còn cảm giác buồn nôn và sợ hãi khi uống sắt.
  • Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi gói là 30mg, phù hợp với nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày của mẹ bầu.
  • Ferrolip được điều chế dưới dạng bột buccal tan ngay trong miệng, được đóng gói nhỏ tiện lợi. Mẹ có thể uống trực tiếp ngay mà không cần pha vào nước.
  • Sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Italia, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế khắt khe.

Như vậy, thông qua bài viết, chắc hẳn mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi sắt 2 hay sắt 3 dễ hấp thu hơn rồi phải không? Sắt 2 dễ hấp thu hơn nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn sắt 3. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ chọn được cho mình loại sắt phù hợp. Hãy theo dõi Ferrolip.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cẩm nang mang thai và sinh con nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

References

References
1 Iron Absorption – an overview | ScienceDirect Topics. Truy cập ngày 11/07/2024.
https://www.sciencedirect.com/topics/immunology-and-microbiology/iron-absorption
2 A randomized controlled trial comparing the efficacy, tolerability, and cost of oral iron preparations in iron-deficiency anemia in pregnancy. Truy cập ngày 11/07/2024.
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34490696/
3 Antenatal iron supplementation. Truy cập ngày 11/07/2024.
https://www.who.int/data/nutrition/nlis/info/antenatal-iron-supplementation

Bình luận (0)

CHỌN COMBO FERROLIP
MUA HÀNG ƯU ĐÃI

  • 430.000 ₫ 380.000 ₫
  • 830.000 ₫ 720.000 ₫
  • 1.300.000 ₫ 1.080.000 ₫
  • 1.720.000 ₫ 1.440.000 ₫